ha-noi-mua-dong-46-1506091998.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=5OHdld6_2E9--jJc_Y4ZwQ
Hà Nội mùa đông 46

Hà Nội mùa đông năm 46 do Đặng Nhật Minh đạo diễn, tái hiện những ngày cuối tại Hà Nội trước sự kiện toàn quốc kháng chiến 19/12/1946. Cuộc đàm phán trong Hội nghị Fontainebleau tại Pháp thất bại, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký tạm ước với Pháp để chuẩn bị đối phó tình hình. Tác phẩm còn khai thác khả năng đối nội và đối ngoại của chính phủ lâm thời khi ấy.

Phim đoạt nhiều giải thưởng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 12 năm 1999 gồm giải Bông Sen Bạc, Đạo diễn xuất sắc (Đặng Nhật Minh), Quay phim xuất sắc (Vũ Quốc Tuấn), Họa sĩ xuất sắc (Phạm Quốc Trung) và Nhạc sĩ xuất sắc (Ðỗ Hồng Quân). Video: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội

dang-nhat-minh-1753173400.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Zus8VHonMS5UpsHVEZgbsQ

Lúc làm phim, đạo diễn Đặng Nhật Minh 58 tuổi. Đạo diễn cho biết ý tưởng thực hiện đến từ cảm xúc sau khi tìm hiểu tài liệu về thời chiến. Ngoài ra, ông muốn dành tặng tác phẩm cho cha - bác sĩ Đặng Văn Ngữ, người từng từ Nhật Bản về nước tham gia kháng chiến năm 1949. Bác sĩ nghiên cứu thành công cách sản xuất ra thuốc kháng sinh penicillin và streptomycin, góp phần trong điều trị chống nhiễm khuẩn cho mọi người.

Đạo diễn hiện 87 tuổi, được vinh danh tại nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế như giải Thành tựu trọn đời vì những cống hiến xuất sắc cho điện ảnh châu Á tại Liên hoan phim quốc tế Gwangju 2005, Giải thưởng Điện ảnh Hòa bình Kim Daejung năm 2013.

Ông được phong tặng Nghệ sĩ Nhân dân năm 1993 và nhận Huân chương Lao động hạng nhất năm 1998. Năm 2007, đạo diễn nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh cho các tác phẩm Thị xã trong tầm tay, Bao giờ cho đến tháng mười, Hà Nội mùa đông năm 46 Mùa ổi. Ông từng là chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam. Ảnh: Phương Uyên

Lúc làm phim, đạo diễn Đặng Nhật Minh 58 tuổi. Đạo diễn cho biết ý tưởng thực hiện đến từ cảm xúc sau khi tìm hiểu tài liệu về thời chiến. Ngoài ra, ông muốn dành tặng tác phẩm cho cha - bác sĩ Đặng Văn Ngữ, người từng từ Nhật Bản về nước tham gia kháng chiến năm 1949. Bác sĩ nghiên cứu thành công cách sản xuất ra thuốc kháng sinh penicillin và streptomycin, góp phần trong điều trị chống nhiễm khuẩn cho mọi người.

Đạo diễn hiện 87 tuổi, được vinh danh tại nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế như giải Thành tựu trọn đời vì những cống hiến xuất sắc cho điện ảnh châu Á tại Liên hoan phim quốc tế Gwangju 2005, Giải thưởng Điện ảnh Hòa bình Kim Daejung năm 2013.

Ông được phong tặng Nghệ sĩ Nhân dân năm 1993 và nhận Huân chương Lao động hạng nhất năm 1998. Năm 2007, đạo diễn nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh cho các tác phẩm Thị xã trong tầm tay, Bao giờ cho đến tháng mười, Hà Nội mùa đông năm 46 Mùa ổi. Ông từng là chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam. Ảnh: Phương Uyên

Ha-noi-46-2-1753169999.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=BcWZd5dU_t7cKFesSE8u2A

Trong phim, nghệ sĩ Tiến Hợi vào vai Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc 56 tuổi. Ông mang sự gần gũi, đời thường vào nhân vật, nhưng vẫn toát lên thần thái của vị lãnh tụ trong thời khắc lịch sử cam go.

Diễn xuất của Tiến Hợi tập trung vào ánh mắt, dáng đi, giọng nói và cách thể hiện chiều sâu tâm lý nhân vật. Qua từng câu thoại, cử chỉ, ông thể hiện tâm thế của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đối diện nhiều sức ép: thù trong giặc ngoài và những trăn trở về vận mệnh dân tộc. Ảnh: Hãng phim truyện Việt Nam

Trong phim, nghệ sĩ Tiến Hợi vào vai Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc 56 tuổi. Ông mang sự gần gũi, đời thường vào nhân vật, nhưng vẫn toát lên thần thái của vị lãnh tụ trong thời khắc lịch sử cam go.

Diễn xuất của Tiến Hợi tập trung vào ánh mắt, dáng đi, giọng nói và cách thể hiện chiều sâu tâm lý nhân vật. Qua từng câu thoại, cử chỉ, ông thể hiện tâm thế của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đối diện nhiều sức ép: thù trong giặc ngoài và những trăn trở về vận mệnh dân tộc. Ảnh: Hãng phim truyện Việt Nam

tie-n-ho-i-jpeg-6027-1644482342-1753170324-1753170333-1753171054.png?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=WgfX3X79GJD-CmQUbD6OXw

Nghệ sĩ Tiến Hợi hóa trang thành Chủ tịch Hồ Chí Minh khi tham gia một vở diễn năm 2015. Ảnh: Tất Sơn/Báo Ảnh Việt Nam

Khi đóng Hà Nội mùa đông năm 46, diễn viên tìm tòi hoạt động cách mạng của Hồ Chủ tịch thời gian ở chiến khu Việt Bắc. Đạo diễn Phạm Nhuệ Giang nhớ trong quá trình quay, nghệ sĩ Tiến Hợi luôn tự chuẩn bị đạo cụ. Đôi dép cao su, quần áo, mũ cối đều được ông nâng niu. Tại nhà, ông cũng dành một góc trưng bày các kỷ vật này.

Nghệ sĩ sinh năm 1959, quê gốc Nghệ An. Năm 1988, sau khi Đoàn Văn công Quân khu 2 bị giải thể, ông về Nhà hát Kịch Hà Nội, tham gia các vở Sám hối, Vòng đời, Vị thánh trong mơ, Những người con Hà Nội.

Nghệ sĩ Tiến Hợi hơn 40 lần đóng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các phim điện ảnh, truyền hình và chương trình lễ hội, kỷ niệm. Năm 2013, sách Kỷ lục Guinness Việt Nam công nhận ông là nghệ sĩ thể hiện thành công vai Bác Hồ qua nhiều thể loại nhất. Tháng 2/2022, ông qua đời ở tuổi 63 sau thời gian điều trị ung thư phổi.

Nghệ sĩ Tiến Hợi hóa trang thành Chủ tịch Hồ Chí Minh khi tham gia một vở diễn năm 2015. Ảnh: Tất Sơn/Báo Ảnh Việt Nam

Khi đóng Hà Nội mùa đông năm 46, diễn viên tìm tòi hoạt động cách mạng của Hồ Chủ tịch thời gian ở chiến khu Việt Bắc. Đạo diễn Phạm Nhuệ Giang nhớ trong quá trình quay, nghệ sĩ Tiến Hợi luôn tự chuẩn bị đạo cụ. Đôi dép cao su, quần áo, mũ cối đều được ông nâng niu. Tại nhà, ông cũng dành một góc trưng bày các kỷ vật này.

Nghệ sĩ sinh năm 1959, quê gốc Nghệ An. Năm 1988, sau khi Đoàn Văn công Quân khu 2 bị giải thể, ông về Nhà hát Kịch Hà Nội, tham gia các vở Sám hối, Vòng đời, Vị thánh trong mơ, Những người con Hà Nội.

Nghệ sĩ Tiến Hợi hơn 40 lần đóng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các phim điện ảnh, truyền hình và chương trình lễ hội, kỷ niệm. Năm 2013, sách Kỷ lục Guinness Việt Nam công nhận ông là nghệ sĩ thể hiện thành công vai Bác Hồ qua nhiều thể loại nhất. Tháng 2/2022, ông qua đời ở tuổi 63 sau thời gian điều trị ung thư phổi.

anh-man-hinh-2024-02-29-luc-143756-17091923132511462412485-79-563-883-1849-crop-17091930414261883945414-1-1753171079.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=x2szibbusCoU-hjXd_aOvw

Ngô Quang Hải (trái) thủ vai người lính Lâm, cựu sinh viên luật khoa, một thành viên của vệ quốc quân, sau đó được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao công việc thư ký riêng nhưng thực chất là đặc phái viên làm công tác giao thiệp với các phái đoàn đại diện chính phủ Pháp. Nhân vật mang những trăn trở về vận mệnh dân tộc và lựa chọn cá nhân, giằng xé giữa lý tưởng cách mạng và những khát vọng đời thường. Ảnh: Hãng phim truyện Việt Nam

Ngô Quang Hải (trái) thủ vai người lính Lâm, cựu sinh viên luật khoa, một thành viên của vệ quốc quân, sau đó được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao công việc thư ký riêng nhưng thực chất là đặc phái viên làm công tác giao thiệp với các phái đoàn đại diện chính phủ Pháp. Nhân vật mang những trăn trở về vận mệnh dân tộc và lựa chọn cá nhân, giằng xé giữa lý tưởng cách mạng và những khát vọng đời thường. Ảnh: Hãng phim truyện Việt Nam

8-1634896542-1753172375-1753172385-1753175831.png?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=iSSWrmt_kDTkg2hnRc7uHw

Ngô Quang Hải 58 tuổi, quê Hải Phòng. Anh nổi tiếng với các vai trong Xích lô, Người Mỹ trầm lặng, làm đạo diễn Chuyện của Pao (2006), Mùa hè lạnh (2012) và HIT: Hoàng tử & Lọ lem (2013). Những năm gần đây, anh không hoạt động nghệ thuật, dành thời gian cùng vợ kém 25 tuổi, Diệp Hồng Đào, chăm sóc gia đình. Cả hai kết hôn năm 2013, có hai con trai. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Ngô Quang Hải 58 tuổi, quê Hải Phòng. Anh nổi tiếng với các vai trong Xích lô, Người Mỹ trầm lặng, làm đạo diễn Chuyện của Pao (2006), Mùa hè lạnh (2012) và HIT: Hoàng tử & Lọ lem (2013). Những năm gần đây, anh không hoạt động nghệ thuật, dành thời gian cùng vợ kém 25 tuổi, Diệp Hồng Đào, chăm sóc gia đình. Cả hai kết hôn năm 2013, có hai con trai. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Ha-Noi-mua-dong-1946-3-1753172599.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=0hCzY_9qSpFI8c9QyH9czw

Võ Hoài Nam (trái) hóa thân nhân vật Toản, bạn của Lâm, bên cạnh là diễn viên Hoa Thúy trong vai ca sĩ tên Hương.

Toản là hình ảnh tiêu biểu của cán bộ cách mạng trẻ, quyết liệt và dấn thân. Anh tham gia trấn áp toán đảng viên Quốc Dân, chỉ huy trận phục kích cướp vũ khí trên sông Hồng và cuối cùng hy sinh khi lao ra cứu một em bé giữa cuộc tấn công của quân Pháp. Dù không xuất hiện nhiều, nhân vật Toản để lại dấu ấn qua các phân đoạn bộc lộ tinh thần gan dạ. Ảnh: Hãng phim truyện Việt Nam

Võ Hoài Nam (trái) hóa thân nhân vật Toản, bạn của Lâm, bên cạnh là diễn viên Hoa Thúy trong vai ca sĩ tên Hương.

Toản là hình ảnh tiêu biểu của cán bộ cách mạng trẻ, quyết liệt và dấn thân. Anh tham gia trấn áp toán đảng viên Quốc Dân, chỉ huy trận phục kích cướp vũ khí trên sông Hồng và cuối cùng hy sinh khi lao ra cứu một em bé giữa cuộc tấn công của quân Pháp. Dù không xuất hiện nhiều, nhân vật Toản để lại dấu ấn qua các phân đoạn bộc lộ tinh thần gan dạ. Ảnh: Hãng phim truyện Việt Nam

10vo-hoa-i-nam-1640774985-1753173055.png?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=fwn_n45mYbqbiQMgDEiLWg

Sau Hà Nội mùa đông năm 46, nghệ sĩ nổi tiếng trên truyền hình với vai Chiến trong Cảnh sát hình sự (2001). Khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp, anh quyết định gác lại việc diễn xuất, tập trung kinh doanh, lo cho gia đình.

Năm 2021, Võ Hoài Nam thể hiện nhân vật ông Sinh trong Hương vị tình thân, tái xuất màn ảnh sau 16 năm vắng bóng. Anh còn hóa thân ông bố khắc khổ ở Món quà của cha, ghi dấu với vai Nhân trong Những chặng đường bụi bặm. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Sau Hà Nội mùa đông năm 46, nghệ sĩ nổi tiếng trên truyền hình với vai Chiến trong Cảnh sát hình sự (2001). Khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp, anh quyết định gác lại việc diễn xuất, tập trung kinh doanh, lo cho gia đình.

Năm 2021, Võ Hoài Nam thể hiện nhân vật ông Sinh trong Hương vị tình thân, tái xuất màn ảnh sau 16 năm vắng bóng. Anh còn hóa thân ông bố khắc khổ ở Món quà của cha, ghi dấu với vai Nhân trong Những chặng đường bụi bặm. Ảnh: Nhân vật cung cấp

468053645-10169503833090162-6706793921367285101-n-1753171463-1753171470-1753175832.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=0xPPcphQWxAO_mmh7mVBTw

Mai Thu Huyền trong vai Huệ, nhân vật lấy cảm hứng từ bức tranh Thiếu nữ bên hoa huệ của Tô Ngọc Vân. Huệ tình cờ gặp họa sĩ Hân (Quốc Tuấn đóng) trên phố, sau được mời về phòng tranh và thực hiện tác phẩm để đời. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Mai Thu Huyền trong vai Huệ, nhân vật lấy cảm hứng từ bức tranh Thiếu nữ bên hoa huệ của Tô Ngọc Vân. Huệ tình cờ gặp họa sĩ Hân (Quốc Tuấn đóng) trên phố, sau được mời về phòng tranh và thực hiện tác phẩm để đời. Ảnh: Nhân vật cung cấp

mai-thu-huyen-chia-se-cam-xuc-khi-xem-ha-noi-mua-dong-nam-46-1719934120.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=IBMRzMqod__f3dfzRMxk7Q
Mai Thu Huyền chia sẻ cảm xúc khi xem 'Hà Nội mùa đông năm 46'

Mai Thu Huyền chia sẻ cảm xúc khi xem lại phim Hà Nội mùa đông năm 46 tại Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng 2024. Video: Quế Chi

Diễn viên 46 tuổi, sinh trong gia đình có truyền thống nghệ thuật, bố và cậu đều là nhà quay phim, hai dì là diễn viên xiếc và kịch nói. Năm 1995, khi 16 tuổi, Mai Thu Huyền bước vào làng giải trí với vai diễn đầu tiên trong phim truyền hình Nỗi đau lặng thầm của đạo diễn Đức Hoàn. Năm 2002, cô tỏa sáng với vai Trúc phim Những ngọn nến trong đêm. Những năm gần đây, cô tập trung kinh doanh, thử sức sản xuất, làm đạo diễn phim Kiều, Đóa hoa mong manh nhưng đều thua lỗ.

quoc-tuan-1753175444-1753175450-1753175833.png?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=xC9CDlsvaDaWADI_94LJoA

Nghệ sĩ Quốc Tuấn vào vai họa sĩ Hân, say mê sáng tác giữa thời điểm Hà Nội căng thẳng trước giờ kháng chiến. Anh nhiều lần đến Bắc Bộ phủ xin vẽ chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, được lãnh tụ đồng ý. Nhân vật Hân đại diện cho giới trí thức, nghệ sĩ, những người âm thầm ghi lại hình ảnh con người và đất nước trong thời khắc lịch sử.

Diễn viên 64 tuổi, tốt nghiệp Đại học Sân khấu Điện ảnh. Anh nổi tiếng với các phim Người thổi tù và hàng tổng, Những người sống bên tôi, 12A và 4H. Nhiều năm nay, anh viết kịch bản phim, TVC, tiểu phẩm, đạo diễn phim ngắn để thuận tiện chăm sóc con trai Bôm, mắc bệnh Apert (hội chứng xương cứng sớm cục bộ). Quá trình anh đồng hành con truyền cảm hứng cho nhiều khán giả.

Năm 2021, Quốc Tuấn tái xuất với vở kịch Cuộc chiến không cân sức. Năm 2023, nghệ sĩ đóng vai phụ trong phim Người vợ cuối cùng, đánh dấu sự trở lại sau 18 năm vắng bóng điện ảnh. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Nghệ sĩ Quốc Tuấn vào vai họa sĩ Hân, say mê sáng tác giữa thời điểm Hà Nội căng thẳng trước giờ kháng chiến. Anh nhiều lần đến Bắc Bộ phủ xin vẽ chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, được lãnh tụ đồng ý. Nhân vật Hân đại diện cho giới trí thức, nghệ sĩ, những người âm thầm ghi lại hình ảnh con người và đất nước trong thời khắc lịch sử.

Diễn viên 64 tuổi, tốt nghiệp Đại học Sân khấu Điện ảnh. Anh nổi tiếng với các phim Người thổi tù và hàng tổng, Những người sống bên tôi, 12A và 4H. Nhiều năm nay, anh viết kịch bản phim, TVC, tiểu phẩm, đạo diễn phim ngắn để thuận tiện chăm sóc con trai Bôm, mắc bệnh Apert (hội chứng xương cứng sớm cục bộ). Quá trình anh đồng hành con truyền cảm hứng cho nhiều khán giả.

Năm 2021, Quốc Tuấn tái xuất với vở kịch Cuộc chiến không cân sức. Năm 2023, nghệ sĩ đóng vai phụ trong phim Người vợ cuối cùng, đánh dấu sự trở lại sau 18 năm vắng bóng điện ảnh. Ảnh: Nhân vật cung cấp

hoathuyvne-1521106258-1-1753174046.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=PND21pG5kNgHkD12tiVDYg

Nghệ sĩ Ưu tú Hoa Thúy, 46 tuổi, đóng vai ca sĩ phòng trà tên Hương. Nhân vật mang nét dịu dàng, u buồn, phản ánh tâm trạng của lớp phụ nữ thành thị trước những biến động thời cuộc. Dù không phải vai chính, Hương để lại ấn tượng nhờ khả năng diễn xuất, nhất là ở phân đoạn nhân vật gặp Toản trước khi anh hy sinh.

Hoa Thúy xuất thân là diễn viên chèo. Cô nổi bật với vai Thu Hiền ở Cảnh sát hình sự, tham gia phim điện ảnh Chuyện của Pao (2006), Bi, đừng sợ (2010). Cô từng kết hôn diễn viên Tùng Dương nhưng chia tay sau bảy năm gắn bó, giữ mối quan hệ bạn bè. Năm 2010, diễn viên đi bước nữa nhưng tiếp tục đổ vỡ. Hiện cô sống cùng ba con, theo đuổi nghề diễn ở Nhà hát Tuổi trẻ. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Nghệ sĩ Ưu tú Hoa Thúy, 46 tuổi, đóng vai ca sĩ phòng trà tên Hương. Nhân vật mang nét dịu dàng, u buồn, phản ánh tâm trạng của lớp phụ nữ thành thị trước những biến động thời cuộc. Dù không phải vai chính, Hương để lại ấn tượng nhờ khả năng diễn xuất, nhất là ở phân đoạn nhân vật gặp Toản trước khi anh hy sinh.

Hoa Thúy xuất thân là diễn viên chèo. Cô nổi bật với vai Thu Hiền ở Cảnh sát hình sự, tham gia phim điện ảnh Chuyện của Pao (2006), Bi, đừng sợ (2010). Cô từng kết hôn diễn viên Tùng Dương nhưng chia tay sau bảy năm gắn bó, giữ mối quan hệ bạn bè. Năm 2010, diễn viên đi bước nữa nhưng tiếp tục đổ vỡ. Hiện cô sống cùng ba con, theo đuổi nghề diễn ở Nhà hát Tuổi trẻ. Ảnh: Nhân vật cung cấp

10qua-ch-thu-phu-o-ng-1630224077-1753174704.png?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=NSwueQ3B0EwO3vcbrEHmeQ

Quách Thu Phương vào vai Lê, vợ của Lâm. Khi phố phường bắt đầu tản cư, Lê trở dạ, buộc Lâm phải đưa vợ vào nhà hộ sinh và gửi gắm cho các nữ tu chăm sóc. Nhân vật đại diện cho những phụ nữ đối diện nỗi đau sinh nở, chia ly và hiểm nguy giữa bom đạn. Trong phân đoạn cao trào tối 19/12/1946, khi tiếng súng kháng chiến rền vang, Lê sinh mổ trong tình trạng sức khỏe suy kiệt, còn Lâm buộc rời đi theo quân đội, nhờ Hương chăm sóc cho vợ.

Diễn viên 48 tuổi, nổi tiếng với vai Lan trong phim Của để dành. Cô từng cộng tác ở Nhà hát Tuổi trẻ, được yêu mến với loạt vai trong các vở Vũ nữ đêm giao thừa, Diễm 500 đô, kịch thơ Kiều Loan được chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của thi sĩ Hoàng Cầm. Có giai đoạn, diễn viên nghỉ đóng phim để chăm sóc hai con.

Năm 2020, cô trở lại màn ảnh với vai Ngân trong phim truyền hình Đừng bắt em phải quên. Năm 2021, diễn viên tiếp tục ghi dấu ấn khi vào vai bà Xuân - người mẹ cả tin, nông nổi và có tính cách trẻ con - trong Hương vị tình thân, một trong những phim truyền hình ăn khách nhất năm. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Quách Thu Phương vào vai Lê, vợ của Lâm. Khi phố phường bắt đầu tản cư, Lê trở dạ, buộc Lâm phải đưa vợ vào nhà hộ sinh và gửi gắm cho các nữ tu chăm sóc. Nhân vật đại diện cho những phụ nữ đối diện nỗi đau sinh nở, chia ly và hiểm nguy giữa bom đạn. Trong phân đoạn cao trào tối 19/12/1946, khi tiếng súng kháng chiến rền vang, Lê sinh mổ trong tình trạng sức khỏe suy kiệt, còn Lâm buộc rời đi theo quân đội, nhờ Hương chăm sóc cho vợ.

Diễn viên 48 tuổi, nổi tiếng với vai Lan trong phim Của để dành. Cô từng cộng tác ở Nhà hát Tuổi trẻ, được yêu mến với loạt vai trong các vở Vũ nữ đêm giao thừa, Diễm 500 đô, kịch thơ Kiều Loan được chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của thi sĩ Hoàng Cầm. Có giai đoạn, diễn viên nghỉ đóng phim để chăm sóc hai con.

Năm 2020, cô trở lại màn ảnh với vai Ngân trong phim truyền hình Đừng bắt em phải quên. Năm 2021, diễn viên tiếp tục ghi dấu ấn khi vào vai bà Xuân - người mẹ cả tin, nông nổi và có tính cách trẻ con - trong Hương vị tình thân, một trong những phim truyền hình ăn khách nhất năm. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Quế Chi

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022