Dạy con như một cuộc hành trình, không phải cuộc đua nước rút

Ở Hồng Kông (Trung Quốc) nơi áp lực thi cử luôn đè nặng lên vai học sinh, ông Hoàng Phúc Lâm lại chọn một con đường ngược dòng. 

Thay vì lấp đầy thời gian biểu của con trai bằng các lớp học thêm, hoạt động ngoại khóa hay ôn luyện thành tích, ông lại để con… rảnh rỗi. Nhưng đó không phải là sự bỏ mặc. Đó là một cách "dạy con" thấm đẫm tư duy dài hạn.

"Nhiều người tin rằng con mình phải thắng từ vạch xuất phát thì mới có tương lai. Nhưng cuộc sống là một cuộc marathon chứ không phải nước rút. Có thể con bạn chạy nhanh lúc đầu, nhưng không có nghĩa là sẽ duy trì phong độ suốt cả chặng đường", ông chia sẻ.

Thay vì thúc con ganh đua điểm số, ông Lâm từng đặt ra một quy định kỳ lạ: nếu con đứng nhất lớp, sẽ không được thưởng tiền tiêu vặt; đứng thứ hai thì được một nửa. 

Nghe qua có vẻ ngược đời, nhưng ông chỉ muốn con hiểu rằng vị trí xếp hạng không định nghĩa giá trị bản thân. Quan trọng hơn là con có đang học tập một cách vui vẻ, không áp lực, không sợ hãi.

day-con5-1753342810269666461488.jpg

Ông Hoàng Phúc Lâm

Dạy con không phải là ép buộc, mà là khám phá tiềm năng thật sự

Quan điểm "dạy con" của ông Lâm là: không ép nhưng không buông. Ông không ghi danh bừa bãi vào các lớp năng khiếu như nhiều phụ huynh khác. 

Khi phát hiện con trai không có năng khiếu vẽ, thể thao hay ảo thuật, ông nhanh chóng cho con dừng lại không kỳ vọng gượng ép.

Tuy nhiên, khi cậu bé 12 tuổi bất ngờ hỏi mượn thẻ tín dụng để đầu tư… mua bán vật phẩm trong game, ông không phản đối. Trái lại, ông xem đó là một cơ hội học hỏi. 

Ông cho con dùng tiền tiêu vặt, tự chịu lời lỗ và sau một thời gian ngắn, cậu bé đã kiếm được hơn 4.000 tệ. 

Thấy con có tư duy tài chính, ông lập tức hướng dẫn con đọc báo "Financial Times" và trao đổi các khái niệm về kinh tế, đầu tư.

"Những người khác có thể nghĩ rằng nói về tiền bạc với trẻ em là rất tầm thường, nhưng tiền là một thứ thiết yếu trong cuộc sống. Đặc biệt là ở Hồng Kông, một thành phố thương mại, việc học cách quản lý tiền là rất quan trọng. Thấm nhuần khái niệm về tiền từ sớm tuổi có thể hướng dẫn trẻ sử dụng đồng tiền một cách thận trọng và đề phòng bị lừa, nhưng quan trọng hơn là chiều theo sở thích của trẻ, để trẻ thích học và tìm ra con đường phù hợp với mình", ông nói.

Với ông, "dạy con" là giúp con tìm ra điểm mạnh thực sự, không phải nhồi nhét kỹ năng một cách đại trà. 

Ông tin rằng nếu trẻ được tiếp cận đúng đam mê và thế mạnh, chúng sẽ tự phát triển nhanh hơn gấp đôi với một nửa nỗ lực.

Tôn trọng lựa chọn: Bí quyết dạy con trưởng thành và độc lập

Ngay từ khi còn nhỏ, con trai ông đã được khuyến khích đưa ra những lựa chọn cá nhân như ăn món gì, mặc quần màu gì... 

Điều tưởng chừng nhỏ nhặt đó lại là bước đầu để con học cách ra quyết định một yếu tố nền tảng để phát triển tư duy độc lập.

Nhiều cha mẹ chọn cho con đi du học sớm để "tập tự lập", nhưng ông Lâm lại cho rằng, lứa tuổi 13–14 là giai đoạn trẻ cần cha mẹ kề bên nhất. 

Việc gửi con đi quá sớm có thể tạo nên khoảng cách, khiến cha mẹ không thể tiếp tục đồng hành trong những bước ngoặt tâm lý quan trọng.

Dạy con bằng sự đồng hành, không bằng thành tích

"Điểm số chắc chắn rất quan trọng để được nhận vào một trường danh tiếng, nhưng việc đó không đảm bảo thành công trong tương lai. Và, không phải tất cả những người đóng góp cho xã hội đều đến từ một ngôi trường danh tiếng", ông Lâm nói.

Tư duy "dạy con" của ông dựa trên triết lý sống cân bằng: không chạy theo thành tích, không bị cuốn vào cuộc đua mà xã hội áp đặt.

Ông dành thời gian nói chuyện với con, cùng con khám phá thế giới, không định hướng cứng nhắc mà chỉ nhẹ nhàng dẫn dắt. 

Chính nhờ sự thấu hiểu đó, cậu con trai đã không chỉ vào được Đại học Cambridge mà còn giữ được tâm thế vui vẻ, hứng thú với việc học tập.

Dạy con là một nghệ thuật cần sự kiên nhẫn và lòng tin

Trong thời đại mà việc dạy con dường như đồng nghĩa với việc ép con giỏi toàn diện, ông Hoàng Phúc Lâm lại chọn một lối đi thảnh thơi và nhân văn hơn.

Thay vì tìm mọi cách "nhồi nhét" con vào khuôn mẫu thành công, ông tin vào sức mạnh nội tại của đứa trẻ và đồng hành để khai phá nó.

Câu chuyện dạy con của ông không chỉ mang lại kết quả là tấm vé vào ĐH danh giá, mà còn là minh chứng sống động rằng: không phải cứ học thêm nhiều, điểm cao mới là con đường đúng. Có những cách dạy con "khác người", nhưng đầy lý trí và tình thương như cách ông Lâm đã chọn.

edit-day-con4-175332881655697790129-0-0-451-722-crop-17533289432301382861842.jpegCha mẹ 'giả nghèo' dạy con tiết kiệm: 10 năm sau phải bật khóc vì hối hận

GĐXH - Nhiều cha mẹ tin rằng dạy con tiết kiệm bằng cách "đóng giả nghèo" sẽ giúp con trưởng thành, biết quý trọng đồng tiền. Nhưng họ không hiểu điều đó khiến con tổn thương đến nhường nào.

that-bai2-17531682377761646112575-0-89-540-953-crop-1753168354605299146608.jpgCha mẹ càng can thiệp, con càng dễ thất bại: Bài học đắt giá từ một giảng viên đại học

GĐXH - Sau hơn một thập kỷ đứng lớp, tôi nhận ra: không phải áp lực học tập hay bài vở, chính sự can thiệp quá mức của cha mẹ mới là thứ khiến nhiều đứa trẻ trở nên tự ti, rối loạn và mất phương hướng.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022