225431.jpg

Trẻ có hệ miễn dịch yếu, chưa hoàn thiện nên rất dễ bị ốm khi nhiệt độ thấp. Ảnh: Stocksy.

Thời tiết giao mùa khiến trẻ em thường phải đối mặt với nguy cơ cao mắc các bệnh truyền nhiễm như cảm lạnh, cúm và nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ em. Điều này thường xảy ra do tiếp xúc với thời tiết lạnh, không gian đông đúc và hệ thống miễn dịch suy yếu.

Để giảm nguy cơ trẻ ốm đau trong mùa lạnh, cha mẹ và người chăm sóc phải luôn cảnh giác, nhận biết sớm các triệu chứng để có biện pháp chăm sóc kịp thời.

Nguyên nhân

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), người lớn trung bình bị cảm lạnh 2-3 lần mỗi năm, trẻ em thậm chí còn bị nhiều hơn (8-12 lần) và thường xảy ra vào mùa đông. Nhưng điều gì ở mùa lạnh khiến trẻ em có cảm giác như mọi đứa trẻ đều liên tục sụt sịt, hắt hơi hoặc ho?

Để mắc bệnh, chúng ta phải tiếp xúc với nhiễm trùng - và vào mùa lạnh, có rất nhiều cơ hội cho điều đó.

Một trong những lý do quan trọng khiến trẻ em có xu hướng bị ốm thường xuyên hơn vào thời tiết này là vì chúng ta đều dành nhiều thời gian ở trong nhà hơn, tức là không gian kín, gần nhau và phải giao tiếp trực tiếp nhiều hơn.

Thời gian ở trong nhà tăng lên dẫn độ ẩm giảm. Trong những tháng lạnh, độ ẩm giảm có nghĩa là bất kỳ giọt nước mũi và họng nào có đường kính khoảng 1,5 micromet đều có xu hướng tồn tại trong không khí lâu hơn rất nhiều so với bình thường. Vì hầu hết chúng ta đều ở trong vùng thở của nhau trong nhà (khoảng 1 m), đó là môi trường hoàn hảo để lây lan một số vi trùng hiệu quả.

Nguyên nhân nữa là không khí lạnh. Mặc dù bản thân không khí lạnh sẽ không khiến bạn bị bệnh, virus có xu hướng tồn tại lâu hơn trong thời tiết lạnh vì chúng có thể lây lan dễ dàng hơn.

Ngoài ra, một số nghiên cứu đã chỉ ra nhiệt độ lạnh có thể làm chậm phản ứng bình thường của hệ thống miễn dịch - ngăn chặn khả năng nhân lên của virus.

Mũi của chúng ta, một cơ chế phòng vệ tự nhiên nói chung, ít có khả năng hoạt động hiệu quả trong không khí lạnh vì các mô bên trong có thể bị khô và nứt, khiến lông mao (những sợi lông nhỏ) kém hiệu quả trong việc bắt và đuổi vi trùng.

Một nguyên nhân quan trọng khác là chúng ta thường không có đủ ánh nắng mặt trời vào mùa lạnh. Lượng tia cực tím nhận được thường thấp hơn so với mùa hè, ảnh hưởng đến mức vitamin D của cơ thể.

kho_mat.jpeg

Trẻ nhỏ rất dễ mắc các bệnh hô hấp, nhiễm trùng thông thường khi thời tiết lạnh như cúm, ho, sốt. Ảnh minhh họa: Shutterstock.

Cách bảo vệ trẻ an toàn vào mùa lạnh

Theo Healthshots, cha mẹ nên thường xuyên làm hoặc dạy trẻ làm những điều này vào mùa lạnh để phòng ngừa bệnh:

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trong ít nhất 20 giây, đặc biệt là trước giờ ăn và sau khi xì mũi. Hãy nhớ rằng điều quan trọng là trẻ phải thấy bố mẹ làm gương và thường xuyên rửa tay.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và uống nhiều nước.
  • Luôn cập nhật về tiêm chủng, bao gồm cả vaccine cúm hàng năm.
  • Nghỉ ngơi và ngủ nhiều.
  • Ở nhà nếu cảm thấy không khỏe để ngăn chặn sự lây lan của vi trùng.
  • Không bao giờ đưa trẻ ra ngoài khi thời tiết khắc nghiệt.
  • Dạy trẻ ho hoặc hắt hơi vào tay áo hoặc khuỷu tay trên.
  • Mặc quần áo cho trẻ đầy đủ.
  • Khuyến khích trẻ tránh chạm vào mắt và miệng khi ra ngoài.
  • Luôn cho trẻ nhỏ mặc thêm một lớp quần áo vì chúng không thể điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Che đầu, cổ, chân và tay. Chọn chất liệu vải cách nhiệt, thoáng khí để giữ ấm cho trẻ mà không gây nóng nực.
  • Đảm bảo trẻ đội mũ và đeo găng tay để tránh mất nhiệt từ đầu và tay. Giữ ấm đôi chân bằng ủng không thấm nước để bảo vệ khỏi điều kiện lạnh và ẩm ướt.
  • Đảm bảo quần áo vừa vặn để giữ ấm và cho phép di chuyển dễ dàng.

Sữa mẹ là dưỡng chất rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Vì vậy, sau khi sinh con, bà mẹ nào cũng muốn cho con được bú sữa mẹ hoàn toàn. Các bà mẹ cho con bú nên ăn gì để tăng cường dưỡng chất cho sữa mà vẫn tốt cho sức khỏe?

Cuốn sách Ăn gì, khi nào của các tác giả Michael Crupain, Michael Roizen, Ted Spiker khám phá điểm giao thoa giữa “ăn cái gì” và “ăn khi nào”, phân tích tỉ mỉ cách thức những thực phẩm lành mạnh nhất tương tác với cơ thể bạn tùy thuộc vào thời điểm bạn ăn chúng, từ đó đưa ra một kế hoạch chi tiết giúp bạn có phương án ăn uống tối ưu mỗi ngày.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022