Trong suy nghĩ của nhiều người, những em có điểm số cao ở lớp sau này ra đời sẽ chắc chắn thành công, trở thành những người có triển vọng. Tuy nhiên, thực tế là điểm số không phải là yếu tố quyết định tương lai. Tất nhiên, nó là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tương lai nhưng không phải tất cả. Những học sinh có điểm số kém cũng có thể trở nên nổi bật trong tương lai và các em này chưa chắc đã kém cỏi.
1. Những học sinh chăm chỉ, không bỏ cuộc
Những em học sinh có thể thành công là những em đã âm thầm nỗ lực. Ảnh minh họa
Một số học sinh lúc đầu có học lực rất tốt, luôn đứng trong top đầu của lớp. Nhưng hễ có việc gì không vui, hay một lần làm bài thi không tốt thì các em sẽ rất dễ sa sút, bị mất đi dộng lức phấn đấu. Những học sinh này sẽ khó thành công trong tương lai.
Ngược lại, những em học sinh có thể thành công là những em đã âm thầm nỗ lực. Bất kể các em có vào được trường đại học lý tưởng hay không, bất kể tương lai ra sao, các em đều đang từ từ nỗ lực. Ngay cả khi thi trượt đại học và chỉ học một trường bình thường, top dưới, các em vẫn chăm chỉ phấn đấu, không bỏ cuộc.
Cơ hội được dành cho những người đã có sự chuẩn bị. Chỉ cần bạn kiên trì, nỗ lực, nhất định sẽ có cơ hội thành công trong tương lai. Bởi vì những nỗ lực thầm lặng thường ngày của bạn đã tạo cho bạn một nền tảng vững chắc. Cho dù sau này bạn gặp phải khó khăn gì, bạn cũng sẽ vượt qua được. Bạn cũng sẽ không sợ hãi khi phải đối mặt khó khăn.
2. Những học sinh học lệch
Ở bậc phổ thông có rất nhiều môn học với nội dung tương đối phức tạp, chính vì vậy không thể tránh khỏi tình trạng có một số em gặp trở ngại trong việc cân bằng tất cả các môn, nghĩa là sẽ có môn các em học giỏi nhưng cũng có môn các em cảm thấy khó tiếp thu hơn.
Điều này đôi khi dẫn đến việc các em không được đánh giá cao trong môi trường học đường – nơi đề cao việc cạnh tranh tổng quát. Tuy nhiên, trong tương lai, kỹ năng đào sâu vào một lĩnh vực cùng khả năng tập trung và chuyên môn hóa lại có thể giúp họ đạt được những thành tựu đáng kể trong sự nghiệp chuyên ngành của mình.
3. Những học sinh giỏi kết bạn
Giỏi giao tiếp có thể làm cho tư duy của học sinh nhanh nhẹn và linh hoạt hơn. Họ có thể thích ứng với những sự thay đổi. Ảnh minh họa
Tục ngữ nói: ở nhà dựa cha mẹ, ra ngoài dựa bạn bè. Xã hội ngày nay là xã hội của các mối quan hệ. Nếu không có nhiều mối quan hệ thì mọi việc sẽ khó khăn hơn. Vì vậy, kết bạn bên ngoài là rất quan trọng. Những người giỏi kết bạn từ nhỏ chắc chắn sẽ có kỹ năng giao tiếp tốt, và họ sẽ có thể tìm được những người bạn có thể giúp đỡ họ trong cuộc sống sau này.
Giỏi giao tiếp có thể làm cho tư duy của học sinh nhanh nhẹn và linh hoạt hơn. Họ có thể thích ứng với những sự thay đổi. Thực tế, bất kể bạn làm công việc gì trong tương lai, bạn đều sẽ phải tiếp xúc với mọi người. Nếu như không có kỹ năng giao tiếp tốt, chắc chắn sẽ khó thăng tiến trong tương lai.
Vì vậy trong cuộc sống thường ngày, cha mẹ nên giúp con cái trau dồi kỹ năng giao tiếp, khuyến khích con có những mối quan hệ bạn bè lành mạnh.
4. Những học sinh chẳng bao giờ thấy học nhưng thành tích luôn trong top 10
Lớp học nào cũng có những mọt sách cả ngày cắm mặt vào bài vở, có những học sinh cá biệt thành tích... đếm ngược từ dưới lên. Thế nhưng, trong lớp còn có một thành phần khiến người ta ghen tị hơn cả, đó là những em thoạt nhìn như chẳng chú tâm vào việc học, chẳng học hành bao giờ nhưng kết quả lại luôn nằm trong top đầu của lớp. Những học sinh này có thể sẽ khiến thầy cô hiểu lầm rằng họ gian lận hoặc khôn lỏi, thi mẹo.
Các học sinh theo style "ẩn mình" này là minh chứng cho việc không phải lúc nào cũng cần phải "miệt mài cày cuốc" mới có thể thành công, và rằng năng lực bẩm sinh cũng như IQ cao hoàn toàn có thể khiến họ trở nên nổi bật sau khi rời khỏi ghế nhà trường.
5. Những học sinh có tư duy tích cực
Những học sinh có tư duy chủ động có thể không có điểm số cao như những học sinh giỏi nhưng khi đối xử với mọi người hay giải quyết các vấn đề lại có sự nổi trội hơn. Ảnh minh họa
Các em học sinh giỏi cũng có năng lực tư duy rất tốt, chẳng hạn như các em có thể giải toán nhanh hơn nhiều so với người bình thường. Tuy nhiên điều này thuộc về năng lực tư duy logic chứ không phải năng lực tư duy chủ động (Active Mindset) mà chúng ta muốn nói đến.
Tư duy chủ động còn có thể hiểu là tinh thần lạc quan, tư duy tích cực, phản ứng nhanh nhạy và khả năng thích ứng khi thực hiện mọi việc. Những học sinh có tư duy chủ động có thể không có điểm số cao như những học sinh giỏi nhưng khi đối xử với mọi người hay giải quyết các vấn đề lại có sự nổi trội hơn.
Tuy nhiên, các em học sinh này cũng cần phải cố gắng học tập. Nếu không có nền tảng kiến thức vững chắc hỗ trợ thì tư duy chủ động, tích cực đến đâu cũng sẽ lụi tàn dần.
6. Những học sinh biết nói "Không"
Trong mắt nhiều người, những học sinh luôn nghe lời thầy cô, cha mẹ mới là những đứa trẻ ngoan. Trong khi đó, những đứa trẻ cá tính, dám nói "Không" lại là... hư.
Lấy một ví dụ đơn giản, giáo viên yêu cầu bạn làm gì đó bạn không thích, chẳng hạn như cho bạn khác mượn đồ dùng học tập. Có em vì sợ làm mất lòng thầy cô nên đồng ý song bản chất thì các em không hề tự nguyện. Và cũng có những em thì sẵn sàng từ chối ngay từ đầu.
Sự cá tính này có thể khiến các em không được lòng một số giáo viên nhưng chính phẩm chất này lại báo hiệu em đó có năng lực lãnh đạo và có thể gánh vác được những trách nhiệm lớn sau khi bước chân vào xã hội.
GĐXH - Cách bố mẹ nói chuyện với con cái về việc sử dụng thiết bị công nghệ có thể tác động rất lớn đến khả năng thông minh và toàn diện của chúng sau này.
GĐXH - Chiếc quần của đứa trẻ bị tuột xuống tận đầu gối nhưng ông không hề hay biết.
Áo dài xuống phố mang xuân về