Hoàng Tiểu Hải sinh ra trong một gia đình tri thức, có bố mẹ là giáo sư tại trường Đại học Nam Kinh.
Mấy tuổi thì cha mẹ nên nói với con về 'phim đen'? ĐỌC NGAY
Thời đó, cha mẹ có trình độ học vấn cao như vậy là rất đáng tự hào. Điều đó đồng nghĩa xuất phát điểm của Hải cũng khác. Cậu không chỉ có học vấn ấn tượng mà còn có trí thông minh được thừa hưởng từ bố mẹ.
Với tư cách là một người cha, ông Hoàng Lâm Sâm rất vui mừng khi thấy con mình từ nhỏ đã học giỏi, được nhiều người khen ngợi, thông tin từ trang 163.
Khi Hải nộp đơn vào đại học, cha mẹ cũng dùng quan hệ cá nhân và kiến thức chuyên môn trong nhiều năm để giúp con trai chọn Đại học Nam Kinh. Hải cuối cùng cũng vào được khoa Vật lý của trường.
Sở dĩ ông Sâm muốn con vào học ở khoa Vật lý của trường Nam Kinh, là bởi đó là khoa ấn tượng và có nhiều sinh viên xuất sắc.
Từ khi vào đại học, Hải bắt đầu ít nói chuyện với bố mẹ. Ban đầu, vợ chồng ông Sâm không nghĩ ngợi gì nhiều, cho rằng con bận học. Nhưng đến khi tốt nghiệp, Hải vẫn không gọi điện thoại về cho bố mẹ mà chỉ gửi hai bức thư.
Nội dung của bức thư khiến cha mẹ của Hải vô cùng sốc. Thay vì nói lời cảm ơn cha mẹ đã dạy bảo mình suốt những năm qua, cậu con trai viết: "Từ giờ trở đi, chúng ta sẽ không liên lạc nữa, hãy cắt đứt quan hệ".
Con trai từ chối liên lạc với bố mẹ từ khi vào đại học. Ảnh 163
Đọc thư, cha mẹ Hải sững người, suy sụp. Ông bà không tin nổi đứa con trai ngoan ngoãn lại có thể nói những lời như vậy.
"Tôi tưởng con trai mình đã trải qua cú sốc nào đó ở trường, nên mới nói những lời đau lòng như vậy. Tôi tin một thời gian sau con sẽ bình tĩnh trở lại và mọi việc quay về như xưa. Nhưng không, con đã biệt tích 23 năm trời", ông Sâm nói.
Ám ảnh bởi sự giáo dục của cha mẹ
Sau này ông Sâm hiểu ra rằng, những gì ông dành cho con là thứ chưa bao giờ Hải mong muốn. Kể cả khi ông nộp đơn cho con vào khoa Vật lý trường Nam Kinh cũng là ông ép con phải làm theo ý mình. Vì vậy, ông vô cùng hối hận.
Sau đó vợ chồng ông nhận ra rằng, con từ chối liên lạc khi học đại học là vì con ghét cha mẹ, chứ không phải do bận học. Hải không hài lòng với cách cha mẹ giáo dục mình. Cậu luôn cảm thấy cha mẹ chỉ coi cậu là công cụ.
Cha mẹ già hơn 80 tuổi hối hận vì đã dạy con sai cách, mong gặp lại con. Ảnh Sohu
Trước đó, cả hai vợ chồng ông Sâm đều thống nhất một cách giáo dục con chung. Bản thân họ cho rằng, mình có học thức cao thì con trai cũng phải thật giỏi giang.
Họ chưa bao giờ nghĩ đến việc cho con trai những gì cậu ấy muốn, mà chỉ ép con làm theo điều cha mẹ thích. Khi Hải còn nhỏ, nếu cậu không nghe lời sẽ bị bố mẹ đánh, mắng thậm tệ.
Cậu bé quần tụt xuống tận đầu gối được ông dắt đi khắp trung tâm thương mại, biết nguyên nhân ai cũng chỉ trích cha mẹ cậu vì một điềuĐỌC NGAY
Hồi nhỏ, Hải làm vỡ một chiếc cốc. Mẹ không nghe con trai giải thích mà lập tức đánh, mắng con. Bị đánh trước mặt bạn bè, Hải cảm thấy mất hết lòng tự trọng. Cậu chạy ra ngoài chơi, bỏ bê việc học hành. Khi về nhà, cậu lại tiếp tục bị la mắng.
Hơn nữa, cặp vợ chồng có một khuyết điểm khiến con không thể nào chịu đựng được, đó là không cho con có ý kiến riêng, nhất nhất con phải nghe theo lời cha mẹ. Nếu con không vâng lời, lập tức sẽ bị phạt.
Quy tắc này được bố mẹ Tiểu Hải áp dụng cả trong việc học tập và ăn uống. Có những ngày cậu không muốn ăn, cũng bị mẹ ép ăn hai bát. Mẹ còn nấu những món cậu không thích để bắt cậu phải thích nghi và thay đổi thói quen.
Có lúc cậu cảm thấy muốn nôn khi ăn cơm, nhưng mẹ đều cho rằng đó là con đang giả vờ. Nhiều lần Hải cãi lại nhưng cha mẹ không nghe, không hiểu cũng không thay đổi, thậm chí chỉ làm cậu đau đớn thêm.
Lúc nào cha mẹ cũng nói với cậu rằng: "Trong gia đình này, con chỉ có thể nghe lời cha mẹ. Nguyên tắc của cha mẹ là nhất".
Cha mẹ giáo sư có cách giáo dục con khắt khe. Ảnh minh họa: Sohu
Tìm cách thoát khỏi cha mẹ
Vốn tưởng rằng sau khi vào đại học, mọi chuyện sẽ thay đổi nhưng Hải không ngờ bố mẹ vẫn không cho cậu thoát khỏi tầm ngắm. Mọi việc cậu làm ở trường đều được giám sát chặt chẽ.
Khi bạn nữ đến gần, bố mẹ lập tức gọi điện và yêu cầu Hải phải tập trung vào học hành. Thậm chí bố mẹ cậu còn tìm gặp bạn nữ đó để cảnh cáo cô tránh xa Hải. Các bạn bè khác cũng sợ bố mẹ Hải mà tránh xa, không dám chơi với cậu.
Nghiên cứu của giáo sư Đại học Stanford: Những đứa trẻ hay được khen thông minh dễ rơi vào 'tư duy cố định', khó phát triển vượt bậcĐỌC NGAY
Nỗi oán hận của Tiểu Hải với cha mẹ càng ngày càng sâu. Cậu không hiểu tại sao cha mẹ lại kiểm soát mình như vậy, dù cậu đã trưởng thành.
Thực tế điều này có liên quan tới tuổi thơ của cha cậu là ông Sâm. Từ nhỏ, ông cũng được cha mẹ giáo dục bằng cách tương tự. Chỉ cần ông không nghe lời, bố mẹ sẽ đánh đòn. Vì họ tin rằng, dưới đòn roi, con cái sẽ ngoan hơn.
Và sau này, ông đã chăm chỉ học tập và trở thành giáo sư của trường đại học danh tiếng. Nhưng ông lại bỏ qua một điều rằng, bố mẹ ông không bao giờ đánh con vô cớ. Và thời thế cũng đã khác, hình thức giáo dục này không còn phù hợp.
Về phần Hải, sau khi tốt nghiệp, bố mẹ đã có ý định đưa cậu tới đơn vị được chỉ định. Nhưng lần này Hải không thỏa hiệp. Cậu đã chọn một địa điểm cách xa Nam Kinh, khi nhà trường phân công tình nguyện viên.
Biết được tin này, bố mẹ Hải rất bất mãn nhưng khi họ đến kí túc xá thì Hải đã rời đi, không thông báo trước.
Cuối cùng cậu con trai vẫn từ chối gặp mặt cha mẹ mình. Ảnh 163
Lúc này Hải đã nghĩ tới việc cắt đứt mối quan hệ với bố mẹ. Bản thân cậu muốn đi thật xa để thoát khỏi tầm ngắm của cha mẹ mình. Cũng từ đó, cậu thực sự không liên lạc với bố mẹ. Đến tháng 10/1994, cậu gửi một bức thư về.
Nhận được thư, bố mẹ Hải rất vui mừng. Nhưng nội dung trong thư khiến họ đau lòng. Con trai nói rằng sẽ không bao giờ liên lạc với bố mẹ nữa vì cậu không thể chịu được sự kiểm soát của bố mẹ.
Từ đó trở đi, Tiểu Hải thực sự cắt đứt liên lạc với bố mẹ. Mẹ cậu tìm mọi cách để có được số điện thoại của con trai. Nhưng khi vừa bắt máy và nghe thấy giọng của mẹ, cậu lập tức tắt máy và đổi số điện thoại.
Nhiều năm trôi qua, cặp vợ chồng cũng đã lớn tuổi, họ sợ không còn gặp lại được con trai nữa nên đã nhờ tới truyền thông. Năm 2017, thông qua một chương trình tìm kiếm con trai, cặp vợ chồng đã có được thông tin của Hải.
Lúc này công việc của Tiểu Hải không được tốt. Từng là sinh viên đứng đầu khoa của một trường đại học danh tiếng mà giờ đây số tiền cậu kiếm hàng tháng không đủ nuôi sống mình. Cậu không có nhiều bạn bè cũng không có bạn gái.
Tuy nhiên, cậu đã từ chối lời mời gặp mặt. Thậm chí Tiểu Hải còn nói: "Quyết định tôi đã viết trong thư gửi bố mẹ tôi trước đó rồi. Tôi không muốn ở cạnh họ như một con rối. Tôi không phải là con rối".
Khi ê-kíp chương trình nói điều này với bố mẹ Hải, ông bà đã rất sốc và bật khóc. Họ càng thấm thía việc ép con trai làm theo ý mình đã khiến cậu chịu khổ sở. Cặp vợ chồng đã hối hận nhiều năm, tự kiểm điểm trong thời gian dài và xin lỗi con.
Họ khóc lóc vì hối hận, mong con quay về. Hải xem đoạn video bố khóc xin lỗi mình thì rất xúc động, nhưng cậu vẫn không thể nào tha thứ cho những việc bố mẹ đã làm với mình trước đó.
Đến cuối chương trình, Hải vẫn không xuất hiện. Cuối cùng, cha mẹ già 80 tuổi vẫn phải chịu nỗi cô đơn, không được gặp lại cậu con trai xa cách 23 năm trời.
Câu chuyện khiến nhiều người phải suy ngẫm về cách giáo dục con cái của các bậc làm cha làm mẹ.
GĐXH - Bố mẹ luôn yêu thương con cái hết mực, muốn trao cho con những điều tốt nhất. Chính vì vậy, đôi khi họ vấp phải những sai lầm khi nuôi dạy trẻ khiến tương lai con trẻ mờ mịt.
GĐXH - Cách bố mẹ nói chuyện với con cái về việc sử dụng thiết bị công nghệ có thể tác động rất lớn đến khả năng thông minh và toàn diện của chúng sau này.
Shipper cưỡi ngựa đi ship hàng