Vợ chồng người đàn ông họ Chen ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) vừa quyết định chi 400.000 NDT (hơn 1,3 tỷ đồng) để di chuyển cổng trước về hướng tốt nhất nhằm tăng vận may hôn nhân cho cậu con trai 25 tuổi.
Đôi vợ chồng quyết định thay đổi vị trí cổng trước theo lời thầy phong thủy với hy vọng con trai sớm cưới vợ. Ảnh: SCMP/ Douyin
Hãng tin Muzhi Video cho biết, đôi vợ chồng làm vậy sau khi một thầy phong thủy ở địa phương nói với họ rằng, việc thay đổi vị trí cổng trước sẽ giúp con trai họ tìm được tình yêu.
Theo chia sẻ của người con trai, bố anh điều hành một doanh nghiệp xây dựng và luôn tìm kiếm lời khuyên từ thầy phong thủy với hy vọng gặp nhiều may mắn, ngăn ngừa tai nạn và đẩy nhanh quá trình hoàn thiện dự án.
Trong khi đôi vợ chồng vô cùng phấn khích và mong đợi chuyện con trai cưới vợ, người con lại cho biết anh sẽ không vội kết hôn, tránh lấy nhầm người. Được biết, con trai của đôi vợ chồng này vừa hoàn thành nghĩa vụ quân sự 2 năm.
Sau khi được đăng tải, câu chuyện nói trên lập tức thu hút sự chú ý của đông đảo cư dân mạng. Không ít người bị sốc trước hành động tốn kém tiền bạc của gia đình Chen.
"Đó là một cái giá quá lớn phải trả nếu chủ nhà để con trai sớm ngày cưới vợ", một cư dân mạng bình luận.
Một người khác tiết lộ, bố mẹ cũng sơn đỏ sàn phòng của anh nhằm tăng vận may hôn nhân cho anh. "Tôi đột nhiên cảm thấy bố mẹ mình khá lý trí", người đàn ông này nói.
Hơn 30 triệu đàn ông Trung Quốc 'khó lấy vợ'
Tình trạng chênh lệch giới tính khi sinh khá cao diễn ra trong suốt 40 năm, dẫn đến một số người sống độc thân một cách thụ động. Có hơn 30 triệu đàn ông Trung Quốc không tìm được bạn đời.
Đây là thông tin được ông Yuan Xin, giáo sư Đại học Nam Khai, Phó Chủ tịch Hội Dân số học Trung Quốc cho biết khi trao đổi với truyền thông nước này về thực trạng và những bài toán dân số hiện nay.
Số lượng nam giới Trung Quốc nhiều hơn nữ giới nhiều lần khiến đàn ông nước này khó lấy vợ. Ảnh minh hoạ
Theo vị chuyên gia này, tỷ số giới tính khi sinh phản ánh số trẻ sơ sinh là nam tương ứng với 100 trẻ sơ sinh là nữ bình quân trong năm, mức thông thường là 105±2. Tuy nhiên, từ năm 1982, tỷ lệ này ở Trung Quốc đã đạt 108,5, cao hơn giới hạn trên.
Sau đó, tỷ số giới tính khi sinh liên tục tăng, và đạt mức cao nhất là 121,2 vào năm 2004. Sau nhiều nỗ lực kiểm soát của nhà nước, tỷ lệ đó giảm xuống 111,3 năm 2020 và 108,3 năm 2021.
Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh diễn ra trong suốt hơn 40 năm, dẫn đến số lượng nam nhiều hơn nữ khoảng 34 đến 35 triệu người. Điều này có nghĩa là, ít nhất có hơn 30 triệu đàn ông Trung Quốc không thể tìm được vợ Trung Quốc nếu họ muốn kết hôn.
Hồi giữa tháng 10, tấm biển "Trung tâm mai mối tơ hồng" bỗng nhiên được treo trước ngôi nhà một tầng trong ngôi làng ở huyện Bí Dương, tỉnh Hà Nam, miền trung Trung Quốc. Chen Changqin, 60 tuổi, quyết định thành lập trung tâm mai mối ngay tại nhà để giúp giải quyết khủng hoảng hôn nhân trong làng.
Số đàn ông trong độ tuổi kết hôn ở huyện Bí Dương cao gấp 10 lần phụ nữ. Chen cho biết hàng chục người trong độ tuổi 30-60 đã đăng ký sử dụng dịch vụ của ông, hơn 80% trong số đó là nam giới.
Đa số phụ nữ trẻ trong làng đi làm ăn ở thành phố, nên Chen chỉ có thể bàn chuyện mai mối khi họ về thăm nhà. "Hầu hết phụ nữ không muốn lấy chồng ở quê, nên tỷ lệ mai mối thành công rất thấp", ông nói.
Vấn đề không chỉ đơn thuần là phụ nữ đi làm ăn xa, mà còn do vùng nông thôn này thừa quá nhiều đàn ông.
Tại tỉnh An Huy, các quan chức địa phương đã sử dụng công nghệ hỗ trợ để kết nối những người trẻ tuổi. Họ đã khởi động một chương trình nhỏ trên nền tảng WeChat. Các thành viên đăng ký tham gia có thể xem thông tin như tên, chiều cao, công ty và thu nhập của người khác.
"Nếu bạn có cảm tình với ai đó, bạn có thể kết bạn với họ", Li Heng, đại diện của Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc giải thích. Cô cho biết các chương trình do đoàn thanh niên tổ chức có lợi thế lớn khi có có thể thông báo được cho những người độc thân ở khắp các công ty và ngành công nghiệp lớn.
Bà Leta Hong Fincher, tác giả cuốn sách "Betraying Big Brother: The Feminist Awakening" ở Trung Quốc, những năm gần đây đã đảm nhận vai trò tài trợ chủ cho các sự kiện mai mối hàng loạt".
Bà cho rằng chương trình "mai mối" của chính phủ không đơn thuần vì vấn đề tỷ lệ sinh đáng lo ngại, mà còn nhắm mục tiêu vào những phụ nữ có trình độ đại học để tuyên truyền khuyến khích họ kết hôn, nhằm đảm bảo một "nền dân số chất lượng cao hơn".
GĐXH - Khi bước vào một cuộc hôn nhân, phụ nữ muốn mình trở thành một phần của người đàn ông. Thế nhưng, nhiều ông chồng sau khi cưới lại để cho vợ mình trở nên lạc lõng.
GĐXH - Trong lúc nói chuyện, hai bên không hẹn mà cùng đề cập đến chuyện con trai mình sắp kết hôn. Nào ngờ trò chuyện một hồi, cả hai giật mình nhận ra sự thật về con dâu tương lai của họ.
Chợ chồm hổm tại Mỹ