Mực nang

VNE-Eye-1-7248-1711968444.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=H1LjbQM8SQhOtw-pjPnSrA

Mắt của mực nang. Ảnh: A. Martin UW Photography

Không động vật nào có đồng tử giống mực nang. Đồng tử của nó có hình giống chữ W, một đặc điểm mà các nhà sinh vật học xác định giúp loài vật giữ thăng bằng khi trường ánh sáng không ổn định, vốn khá phổ biến ở vùng biển sâu mà chúng sinh sống. Mực nang chỉ có một loại cơ quan thụ quang, có nghĩa chúng chỉ nhìn được màu đơn sắc. Tuy nhiên, đồng tử rộng của mực nang và nhiều loại động vật chân đầu khác có thể thúc đẩy một cách nhìn nhận màu sắc hoàn toàn khác, dựa vào cách ánh sáng truyền qua thấu kính và tách thành cầu vồng.

Dù điều này có thể tạo ra hình ảnh mờ nhòe, sự mờ nhòe phụ thuộc vào màu sắc. Mực nang có thể thấy cả những màu sắc mà con người thậm chí không biết. Đó là cách chúng tự điều chỉnh màu sắc của cơ thể theo môi trường để cải trang. Nhưng khác với nhiều loại động vật chân đầu, mắt của mực nang có thể xoay được, cho phép chúng quan sát thế giới theo ba chiều.

Cá 4 mắt

VNE-Eye-2-9952-1711968444.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=og42-yQ3zPkSi5gtuieIFA

Cấu tạo mắt kỳ lạ của cá 4 mắt. Ảnh: Charles Peterson

Loài cá này không thực sự có 4 mắt như tên gọi, nhưng hai mắt của nó đã tiến hóa một cách thích nghi đặc biệt. Cá 4 mắt chuyên sống ở mặt nước, nơi chúng dành phần lớn thời gian săn côn trùng bay lơ lửng. Mắt của chúng nằm trên đỉnh đầu để quan sát côn trùng bay trên không. Nhưng một phần mắt nằm dưới mặt nước. Mỗi đồng tử được chia thành hai nửa, nửa ở phía trên mặt nước và nửa hướng xuống đáy nước đục.

Nhờ vậy, cá 4 mắt có thể nhìn đồng thời cả trên và dưới mặt nước để trông chừng động vật ăn thịt và con mồi. Độ dày của nhãn cầu và biểu mô trước giác mạc có sự chênh lệch để phù hợp với chiết xuất khác nhau của môi trường trên không và dưới nước. Protein ở tế bào thụ quang nhạy cảm hơn với ánh sáng xanh ở võng mạc bên trên và ánh sáng vàng ở võng mạc bên dưới. Do cá 4 mắt thường sống trong môi trường nước bùn như rừng đước, cấu tạo như vậy giúp tăng cường tầm nhìn của chúng.

Tôm tít

VNE-Eye-3-1997-1711968444.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=RsBtK3Afi4rGENiVX6iDZw

Đôi mắt của tôm tít công (Odontodactylus scyllarus). Ảnh: Flickr

Đôi mắt phức tạp nhất trong vương quốc động vật mà con người từng biết thuộc về loài giáp xác sống ở đáy biển, dành cả đời trong hang hốc ở khe đá và đáy biển. Con người có 4 cơ quan thụ quang nhưng tôm tít thuộc bộ Tôm chân miệng có tới 16 cơ quan thụ quang trong đôi mắt kép của chúng. Chúng có cả cơ quan thụ quang với màu sắc thông thường và cơ quan thụ quang nhạy cảm với ánh sáng cực tím. Chúng có thể thấy 5 dải tần số cực tím khác nhau.

Ngoài ra, tôm tít có thể nhìn ánh sáng phân cực. Nhiều động vật có thể thấy ánh sáng phân cực thẳng, bao gồm mực nang. Tôm tít là loài vật duy nhất có thể thấy ánh sáng phân cực cong. Mỗi mắt nằm trên một cuống dài và có thể di chuyển độc lập với khả năng nhận thức chiều sâu. Con người dựa vào hai mắt để nhận thức chiều sâu trong khi tôm tít chỉ cần một. Chúng thậm chí có thể phát hiện bệnh ung thư trước khi triệu chứng xuất hiện.

An Khang (Theo Science Alert)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022