487080998-3647986448825850-688-4977-9889-1743408602.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=THjDs2CihAUTeyJhwvWSxQ

Hàng năm cứ vào ngày 3/3 Âm lịch (Tết Hàn Thực), nhiều gia đình Việt lại quây quần bên nhau, tự tay làm bánh trôi, bánh chay để cúng tổ tiên. Vũ Thu Hương (sinh sống tại Hà Nội) vốn đam mê ẩm thực truyền thống, mỗi dịp lễ Tết cổ truyền, đều tự tay vào sếp sửa soạn món ăn, trang trí bày biện cầu kỳ để dâng lên bàn thờ.

487486865-3647987368825758-170-5722-6627-1743408602.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=2FNLAIvWKFltHgeW0-IGMg

Mâm lễ nhà chị Hương năm nay gồm có: Bánh trôi nước liên hoa, thạch bạch liên hoa, xôi hoa đậu, cốm làng Vòng, hoa sen, hoa cau, hoa bưởi, oản khảo, nến bơ, trầu cau, mâm ngũ quả và ly nước sạch.

487506044-3647987445492417-517-3146-4742-1743408602.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=VMcQpNfaLAi10vthk7cDbg

Bánh trôi, bánh chay là hai món ăn đặc trưng của ngày Tết Hàn Thực, không chỉ tượng trưng cho thức ăn nguội mà còn thể hiện sự tròn đầy, gắn kết, như một lời nhắc nhở về đạo lý uống nước nhớ nguồn. Vì thế, Tết Hàn Thực còn được gọi là Tết bánh trôi, bánh chay trong văn hóa Việt. Thời tiết những ngày đầu tháng Ba Âm lịch bắt đầu nóng lên, chuẩn bị bước sang mùa hè. Món bánh trôi, bánh chay là những món ăn nguội, mang tính mát, có vị ngọt thanh sẽ rất phù hợp.

486481011-3647987198825775-864-6969-5971-1743408602.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=4tcCV6Nm5Q8K9Hrq4IOuBA

Bánh trôi ngũ sắc làm từ bột gạo nếp nương, màu sắc tự nhiên. Màu ngâm gạo được làm 100% từ lá cây, củ quả nên rất an toàn như màu xanh của hoa đậu biếc và quả dành dành, màu vàng của quả dành dành, màu hồng đỏ của lá cẩm đỏ, màu tím của lá cẩm tím, màu xanh dương của hoa đậu biếc. Bánh không chỉ có màu sắc tự nhiên, còn được tạo hình muôn màu muôn vẻ như cá chép, búp sen, đài sen.

486712347-3647987278825767-683-7137-9410-1743408602.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=KYq1X2w981nGYiDdENLQ-Q

Món thạch liên hoa cùng được pha màu từ nguyên liệu thiên nhiên, tạo hình lá sen, hoa sen, 'đẹp không nỡ ăn'. 'Tết Hàn Thực là dịp để mọi người cùng quây quần, gói ghém tình cảm trong từng viên bánh, giữ gìn và truyền lại những giá trị văn hóa tốt đẹp từ bao đời nay. Dù cuộc sống hiện đại có nhiều thay đổi nhưng hương vị ngọt ngào của bánh trôi, bánh chay vẫn luôn gợi nhớ về những ký ức thân thuộc, về tình thân và truyền thống gia đình', chị Hương nói.

486622137-3647987092159119-833-1853-2020-1743408602.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=yAxwCRhxKGSMhojnE77l7g

Mỗi năm, mẹ đảm Hà Nội đều thay đổi, thêm vào mâm cúng một số món mới. Năm nay, món bánh khảo - một món ăn đặc biệt trong Tết Hàn thực thời xưa mà ít người biết - được bổ sung. Đây là món truyền thống ở vùng núi phía Bắc, được làm từ bột nếp, đường, vị ngọt, mùi thơm đặc trưng, thường được nhâm nhi cùng nước chè.

487084131-3647987572159071-315-4389-3106-1743408603.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=9Dn-8djlOzYupnMybkA1Lw

Ngoài các món ăn, mâm lễ nhà chị Hương luôn có các loại hoa theo mùa, có mùi hương đậm, thanh tao như hoa bưởi - đặc sản tháng Ba ở đất Bắc, hoa cau, hoa loa kèn được kết thành những bó đẹp, cầu kỳ, dâng lên bàn thờ.

486283156-3647986535492508-497-9335-2398-1743408603.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=qS2RS5Ads8woUBo6NzNT7g

Không chỉ có ngày Tết Hàn thực, người phụ nữ Hà Nội cũng rất chú trọng các ngày lễ cổ truyền khác của dân tộc như Tết Nguyên đán, Rằm tháng Bảy. Ngày Rằm hoặc mùng Một hàng tháng, chị đều sửa soạn mâm cúng chu đáo. Các mâm lễ đầy đủ bao gồm lễ mặn, lễ ngọt, lễ tam sên, rượu, chè thuốc, nước, hoa quả theo mùa. Món ăn đều được chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy đủ, đa dạng các món từ truyền thống tới hiện đại. Chị cũng thường xuyên chia sẻ công thức, mẹo làm các món truyền thống lên các hội nhóm kinh nghiệm bếp núc, nhận được hàng nghìn lượt yêu thích mỗi bài.

Nguyên Chi

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022