Bánh chưng rán

Nguyên liệu:

photo-1-15172873852411473181934-0931.jpg

- Nửa cái bánh chưng (hoặc bánh tét)

- Dầu ăn.

- Ăn kèm dưa góp, củ kiệu...

Cách làm:

- Cắt bánh chưng ra thành từng miếng nhỏ rồi cho vào cái bát to. Dùng thìa dầm các miếng bánh ra cho nát, trộn đều nhân và vỏ lẫn với nhau.

Bánh chưng cắt nhỏ cho vào bát dầm nát.

- Bắc chảo lên bếp, cho 1 thìa canh dầu ăn vào đun nóng với lửa vừa. Sau đó, đổ bát bánh chưng đã dầm nát vào chảo rồi dùng thìa to bản dàn bánh thành hình tròn mỏng.

- Sau khi rán được vài phút, phần nếp và nhân sẽ mềm ra hơn, bạn tiếp tục dùng thìa to ấn đều khắp mặt bánh để cho phần mặt liền nhau và láng mịn.

Cho bánh đã dầm vào chảo dàn mỏng đều.

- Kiểm tra mặt dưới bánh vàng đều thì lật bánh lại rán tiếp mặt thứ hai, có thể cho thêm dầu để mặt hai không dính chảo và được giòn.

- Khi bánh chín vàng đều hai mặt và giòn, cho ra đĩa, dùng nóng với củ cải muối, dưa món hay củ kiệu, hay cả giò chả.

mon-ngon-tu-banh-chung-1-0932.jpg

Bánh chưng bọc khoai rán

Nguyên liệu:

- 1 cái bánh chưng

- 1 củ khoai lang vàng (~200g)

- 150ml nước cốt dừa

- 50ml nước lọc

- 10g bột năng

- 20g đường

- 50g lạc

- Hành lá, gia vị

Cách làm:

Bước 1: Cho nước cốt dừa, nước lọc, bột năng, đường vào nồi khuấy đều, bắt lên bếp đun nhỏ lửa đến khi hỗn hợp sôi và sền sệt.

Bước 2: Hành lá thái nhỏ (khoảng 1/2 bát). Đun 1/3 bát dầu ăn sôi bốc khói rồi đổ vào bát hành để làm mỡ hành.

Bước 3: Khoai bào vỏ, thái nhỏ cho vào nồi luộc chín, đổ ra rổ để ráo.

an-thit-vien-boc-khoai-tay-soi-kieu-moi-gion-tan-la-lam-0935.jpg

- Cho vào khoai 1/2 thìa cafe muối, 1 thìa cafe đường, 1 thìa cafe mỡ hành.

- Bạn đeo găng tay nilon bóp cho khoai nát và ngấm đều gia vị.

Bước 4: Lạc rang chín, bóc vỏ, giã nhỏ. Bánh chưng thái lát cho vào nồi hấp cách thuỷ cho mềm.

Bước 5: Cho bánh đã hấp mềm vào túi nilon. Xả khăn sạch vắt ráo rồi bọc khăn bên ngoài túi bánh, nhồi bánh như nhồi bột bánh mì, nhồi đến khi nếp quyện nhau thành một khối mịn dẻo là được.

Bước 6: Chuẩn bị một tấm nilon sạch. Dàn nếp lên tấm nilon thành hình chữ nhật.

Bước 7: Trét khoai lên trên nếp rồi cuộn lại đem rán ngập dầu. Khi nếp giòn và vàng đều vớt ra đặt lên giấy thấm dầu.

Dùng kéo cắt bánh thành khối vuông nhỏ, rưới nước cốt lên mặt bánh rồi đến mỡ hành, sao cùng là lạc rang giã nhỏ.

Nếu không thích nước cốt dừa các bạn có thể thay bằng tương ớt nhé. Tuy nhiên món này mình lấy ý tưởng từ chuối nướng nếp - quà vặt tuổi thơ của miền Nam nên dùng nước cốt dừa là ngon nhất.

mon-ngon-tu-banh-chung-2-0932.jpg

Bánh chưng rán sốt chua cay

Nguyên liệu:

- 1 cái bánh chưng, khoảng 500g, cắt miếng vừa ăn

- 3 muỗng súp tương ớt

- 2 quả ớt hiểm băm nhỏ

- 2 muỗng súp nước cốt me

- 4 muỗng cà phê đường cát trắng

- 3 muỗng súp tôm khô, ngâm mềm, giã nát

- 1 muỗng súp nước mắm chấm ngon

- Hành tỏi băm, tiêu, dầu ăn và hạt nêm

bakieu5-15172871715441451542421-0936.jpg

Cách làm:

- Cho vào chảo không dính một chút dầu, đun nóng rồi cho bánh chưng vào chiên vàng 2 mặt.

- Dầu nóng, cho hành tỏi băm vào phi thơm, rồi cho tôm khô vào xào thơm, cho nước cốt me, tương ớt, ớt hiểm vào xào thơm. Nêm 4 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê nước mắm chấm ngon, 1 thìa cà phê hạt nêm, tắt bếp.

- Cho bánh chưng ra đĩa, rưới sốt sa tế me lên trên. Dùng nóng.

- Vị sốt me chua chua, ngọt ngọt lại cay cay rất hấp dẫn, bánh chưng rán sẽ càng tuyệt hơn với chút dưa hành, dưa góp hoặc củ kiệu chua ăn kèm.

banh72-1337-1485483988-0936.jpg

Pizza Bánh chưng

Nguyên liệu

1/2 bánh chưng thừa (350g)

1 chén phô-mai bào

Ớt chuông vàng, đỏ thái sợi

Hành lá thái nhỏ

2 quả trứng gà

1/2 chén cà rốt, đậu Hà Lan

Ngô hạt luộc sơ

Cách làm:

Bánh chưng lấy phần nhân và phần vỏ để riêng.

Cho phần vỏ vào âu cùng 1 quả trứng gà và hành lá trộn đều.

pizzabanhchung3480x360-0936.jpg

Bắc chảo khộng dính lên bếp, cho vào chút xíu dầu tráng đều. Dầu hơi nóng bạn cho phần xôi trộn trứng vào dàn đều chiên khoảng 2 phút với lửa hơi thấp. Sau đó cho hết phần nhân bánh cưng cùng với tất cả rau củ cũng như phô-mai bào vào.

Khoanh 1 lỗ tròn ở giữa, đổ 1 quả trứng gà còn lại. Đậy nắp tiếp tục chiên với lửa thấp cho đế bánh vàng giòn phần trên chín đều ( 7-8 phút) là tắt bếp.

Pizza bánh chưng cho ra dĩa, rắc thêm chút hành lá là hoàn tất. Chỉ với vài bước đơn giản, bạn đã xử lý được phần bánh chưng thừa mà lại có món bánh lạ cực ngon.

bien-tau-mon-ngon-tu-banh-chung-sau-tet-hinh-4-0937.jpg

Cách bảo quản bánh chưng không bị thiu trong ngày Tết

Cất nơi thoáng mát

Muốn bánh chưng để được lâu thì cần phải chuẩn bị từ khâu gói đến làm bánh. Khi gói bánh, lá dong phải được rửa sạch, chần qua nước sôi, để ráo nước. Sau khi luộc xong, vớt bánh chưng ra rửa sạch lá trong nước lạnh cho hết nhựa, để ráo. Cần rửa sạch như vậy để tránh bị ẩm mốc.

Sau khi bánh ráo nước, xếp bánh thành nhiều lớp, dùng vật nặng đè lên để ép bánh cho ra nước, chắc mịn và phẳng đều trong vài giờ. Bánh không được ép thường sẽ nhão và dễ thiu.

Sau đó, bánh được để ở chỗ khô ráo trong nhà để bảo quản giúp tránh bị mốc và ôi thiu. Nếu trời lạnh dưới 20 độ C thì bánh có thể để được hơn 1 tuần.

Bảo quản trong tủ lạnh

Do bánh chưng dễ bị thiu mốc vì thời tiết ngày Tết thường có nắng, nên bắt buộc bánh chưng vẫn phải bảo quản trong tủ lạnh mặc dù cách này khiến bánh nhanh bị cứng, hạt gạo bị co lại và hơi sượng. Tuy nhiên, nếu bắt buộc phải giữ lạnh, bạn có thể bảo quản bánh trong ngăn mát ở nhiệt độ 5-10 độ C.

Bánh để tủ lạnh có thể dùng đến đâu, bóc vỏ rồi cắt đến đó. Phần còn lại chưa dùng đến thì bọc lại bằng màng bọc thực phẩm, tránh để bánh không bọc gì sẽ rất nhanh khô, cứng và có bị ám mùi của các thực phẩm khác.

Khi lấy bánh ra, bạn nên chiên lại bằng dầu mỡ hoặc hấp lại bằng nồi thổi xôi hoặc đơn giản nhất là đem hấp lại.

1517965477-822-untitled-1-1517676893-width640height480-0937.jpg

- Không làm quá nhiều bánh vì gói bánh với số lượng nhiều, để dài ngày rất dễ bị mốc, gây lãng phí.

- Không ăn bánh đã bị mốc. Nhiều người thấy bánh mốc lại gọt bỏ phần ngoài của bánh rồi rán lên ăn. Ăn bánh như vậy rất dễ bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, thậm chí là ngộ độc.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022