
Trong đêm nhạc Em còn nhớ hay em đã quên tại Nhà hát Lớn tối 29/3, ca sĩ Thể Thiên, sinh năm 1998, hát Diễm xưa phong cách nhạc điện tử. Tiết mục mang đậm tính thể nghiệm với các âm thanh như tiếng mõ, tiếng chuông, được phối trên nền EDM. Kết thúc phần biểu diễn, anh nhận nhiều tràng vỗ tay liên tiếp từ khán giả.
Trong đêm nhạc Em còn nhớ hay em đã quên tại Nhà hát Lớn tối 29/3, ca sĩ Thể Thiên, sinh năm 1998, hát Diễm xưa phong cách nhạc điện tử. Tiết mục mang đậm tính thể nghiệm với các âm thanh như tiếng mõ, tiếng chuông, được phối trên nền EDM. Kết thúc phần biểu diễn, anh nhận nhiều tràng vỗ tay liên tiếp từ khán giả.


Ca sĩ và rapper TLinh (trái) hát Ở trọ. Cả hai từng hợp tác trong album đầu tay của Thể Thiên - Trần thế.
Ca sĩ và rapper TLinh (trái) hát Ở trọ. Cả hai từng hợp tác trong album đầu tay của Thể Thiên - Trần thế.

Bài Ở trọ.

TLinh để lộ một vài nốt chênh, phô khi hát Nhớ mùa thu Hà Nội của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
TLinh để lộ một vài nốt chênh, phô khi hát Nhớ mùa thu Hà Nội của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Bùi Lan Hương hát Gọi nắng, Còn tuổi nào cho em. Cô nói: "Mỗi lần hát nhạc Trịnh, tôi đều có tâm trạng riêng, rưng rưng xúc động. Âm nhạc của ông bao phủ một nỗi buồn nhưng thơ mộng, bao dung, mà tôi không thể dùng ngôn từ để lý giải".
Ca sĩ từng đóng Khánh Ly trong phim lấy cảm hứng từ cuộc đời nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - Em và Trịnh.
Bùi Lan Hương hát Gọi nắng, Còn tuổi nào cho em. Cô nói: "Mỗi lần hát nhạc Trịnh, tôi đều có tâm trạng riêng, rưng rưng xúc động. Âm nhạc của ông bao phủ một nỗi buồn nhưng thơ mộng, bao dung, mà tôi không thể dùng ngôn từ để lý giải".
Ca sĩ từng đóng Khánh Ly trong phim lấy cảm hứng từ cuộc đời nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - Em và Trịnh.


Nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn lần đầu trở lại Nhà hát Lớn Hà Nội biểu diễn, sau ba năm bị đột quỵ. Anh được người dìu ra sân khấu, ngồi chơi kèn. Nhờ kiên trì tập luyện, nghệ sĩ gần như lấy lại phong độ như trước khi bị bệnh. Anh thổi nhiều hơi dài, phiêu theo nhạc khi chơi bài Cát bụi, Em đi bỏ lại con đường cùng ban nhạc.
Nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn lần đầu trở lại Nhà hát Lớn Hà Nội biểu diễn, sau ba năm bị đột quỵ. Anh được người dìu ra sân khấu, ngồi chơi kèn. Nhờ kiên trì tập luyện, nghệ sĩ gần như lấy lại phong độ như trước khi bị bệnh. Anh thổi nhiều hơi dài, phiêu theo nhạc khi chơi bài Cát bụi, Em đi bỏ lại con đường cùng ban nhạc.

Trần Mạnh Tuấn không nói chuyện. Anh bày tỏ xúc động khi được khán giả cổ vũ bằng cách hơi cúi người cảm ơn, đặt tay lên ngực.
Trần Mạnh Tuấn không nói chuyện. Anh bày tỏ xúc động khi được khán giả cổ vũ bằng cách hơi cúi người cảm ơn, đặt tay lên ngực.

Anh thổi saxophone cho Thanh Lam hát bài Này em có nhớ.
Anh thổi saxophone cho Thanh Lam hát bài Này em có nhớ.

Trần Mạnh Tuấn, Thanh Lam biểu diễn Này em có nhớ.

Thanh Lam ôm Trần Mạnh Tuấn và nói: "Lần đầu biểu diễn cùng nhau, Lam 15 tuổi, còn Tuấn mới 11".
Thanh Lam ôm Trần Mạnh Tuấn và nói: "Lần đầu biểu diễn cùng nhau, Lam 15 tuổi, còn Tuấn mới 11".

Khi ra Hà Nội chuẩn bị cho đêm nhạc, nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn đến nhà diva Thanh Lâm tập luyện, trò chuyện cùng đồng nghiệp.
Khi ra Hà Nội chuẩn bị cho đêm nhạc, nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn đến nhà diva Thanh Lâm tập luyện, trò chuyện cùng đồng nghiệp.

Ca sĩ Thanh Lam hát Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui.
Ca sĩ Thanh Lam hát Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui.

Việt Hoàn hát bài Sóng về đâu của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Việt Hoàn hát bài Sóng về đâu của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Bà Trịnh Vĩnh Trinh - em gái nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - nói về mong muốn của nhạc sĩ và gia đình, đó là nhạc Trịnh được trình bày bởi nhiều giọng hát, phong cách, ngày càng đến gần hơn với giới trẻ.
Chương trình do Nhà hát Nghệ thuật Đương đại tổ chức, tưởng nhớ 24 năm ngày nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua đời (1/4/2001-1/4/2025). Các nghệ sĩ sẽ diễn thêm vào tối 30/3.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (1939-2001) là tác giả lớn của nền tân nhạc, có lượng đĩa bán chạy hàng đầu. Ông để lại hơn 600 ca khúc, trong đó khoảng 236 bài hát được phổ biến. Nhạc Trịnh thấm đẫm chất triết lý, nhân văn, hồn hậu, nồng nàn, chứa đựng tình yêu dành cho con người, quê hương Việt Nam và ca ngợi hòa bình.
Âm nhạc của ông mang những suy nghiệm về thân phận, sự giao hòa giữa đạo và đời. Nhiều tình khúc của ông không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn vươn tầm quốc tế, như đĩa nhạc Ngủ đi con - đạt hai triệu bản ở Nhật thập niên 1970. Ngoài viết nhạc, ông còn ghi dấu ở mảng mỹ thuật, được đánh giá là một trong những tài năng hội họa Việt cuối thế kỷ 20.
Bà Trịnh Vĩnh Trinh - em gái nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - nói về mong muốn của nhạc sĩ và gia đình, đó là nhạc Trịnh được trình bày bởi nhiều giọng hát, phong cách, ngày càng đến gần hơn với giới trẻ.
Chương trình do Nhà hát Nghệ thuật Đương đại tổ chức, tưởng nhớ 24 năm ngày nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua đời (1/4/2001-1/4/2025). Các nghệ sĩ sẽ diễn thêm vào tối 30/3.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (1939-2001) là tác giả lớn của nền tân nhạc, có lượng đĩa bán chạy hàng đầu. Ông để lại hơn 600 ca khúc, trong đó khoảng 236 bài hát được phổ biến. Nhạc Trịnh thấm đẫm chất triết lý, nhân văn, hồn hậu, nồng nàn, chứa đựng tình yêu dành cho con người, quê hương Việt Nam và ca ngợi hòa bình.
Âm nhạc của ông mang những suy nghiệm về thân phận, sự giao hòa giữa đạo và đời. Nhiều tình khúc của ông không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn vươn tầm quốc tế, như đĩa nhạc Ngủ đi con - đạt hai triệu bản ở Nhật thập niên 1970. Ngoài viết nhạc, ông còn ghi dấu ở mảng mỹ thuật, được đánh giá là một trong những tài năng hội họa Việt cuối thế kỷ 20.
Tùng Đinh - Hà Thu