avatar1719672444096-1719672445235874258012-0-51-275-491-crop-17196725026641608392670.jpgTin sáng 30/6: Mất 1,2 tỷ đồng sau khi cài ứng dụng dịch vụ công giả; Chính thức quyết định đóng BHXH 15 năm được hưởng lương hưu

GĐXH - Lợi dụng lúc nạn nhân có chuyện buồn, cô đơn hoặc khi say xỉn… các đối tượng lừa đảo sẽ dẫn dụ nạn nhân “chat sex”. Sau đó, chúng dùng các ứng dụng quay chụp màn hình để làm tư liệu khống chế nạn nhân.

Những ai buộc phải ra ngân hàng nếu chuyển khoản trên 10 triệu đồng từ 1/7?

VNN đưa tin, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết định số 2345/QĐ-NHΗΝΝ nhằm triển khai giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ, sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7.

Theo quyết định này, giao dịch của khách hàng, nhất là các giao dịch lớn từ 10 triệu đồng/lần và 20 triệu đồng/ngày, đều buộc phải xác thực sinh trắc học. Ngoài ra, khách hàng nạp tiền vào ví điện tử từ trên 10 triệu đồng hoặc giao dịch liên ngân hàng ra nước ngoài đều phải xác thực với dấu hiệu sinh trắc học được kiểm tra đảm bảo.

sinh-trac-hoc-tpbank-2961-3497-17197537888701079245907.jpg

Từ 1/7, có 4 trường hợp khách hàng buộc phải ra quầy tại ngân hàng để thực hiện giao dịch nếu chuyển khoản từ 10 triệu đồng trở lên. Ảnh: TPB

Đáng chú ý, theo Quyết định 2345, dữ liệu sinh trắc học mà các ngân hàng thu thập được buộc phải trùng khớp với dữ liệu sinh trắc học được lưu trong chip của thẻ căn cước công dân (CCCD) do chính cơ quan công an cấp hoặc xác thực bằng tài khoản định danh điện tử (VNeID) do hệ thống định danh điện tử tạo lập hoặc khớp đúng với dữ liệu sinh trắc học được lưu trong cơ sở dữ liệu của tổ chức cung ứng dịch vụ đã được kiểm tra, đối chiếu với CCCD gắn chip, VneID.

Như vậy, từ ngày 1/7/2024, những khách hàng buộc phải ra quầy giao dịch tại ngân hàng để thực hiện chuyển tiền trong các trường hợp sau:

Thứ nhất, khách hàng chưa có CCCD gắn chip, chỉ có chứng minh thư nhân dân hoặc CCCD cũ.

Thứ hai, khách hàng chưa thể cập nhật sinh trắc học trên app ngân hàng và được xác thực đã hoàn thành do lỗi kỹ thuật từ hệ thống.

Thứ ba, khách hàng đã xác thực thành công dữ liệu sinh trắc học trên app ngân hàng. Nhưng từ sau 1/7, khi thực hiện giao dịch, dữ liệu sinh trắc học khuôn mặt của khách hàng nếu không khớp với dữ liệu trong CCCD gắn chip (do thay đổi một số nét trên khuôn mặt dẫn tới dữ liệu không trùng khớp) tại thời điểm thực hiện giao dịch chuyển tiền, nạp tiền vào ví điện tử hay chuyển tiền liên ngân hàng hoặc thanh toán các giao dịch khác với giá trị lớn, khách hàng cũng buộc phải ra quầy giao dịch.

Thứ tư, trường hợp ách tắc giao dịch trong một số ngày đầu tiên khi Quyết định 2345 chính thức có hiệu lực khiến giao dịch chuyển tiền giá trị lớn bị nghẽn, khách hàng cũng phải ra quầy nếu có nhu cầu.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, đối với những khách hàng chưa có CCCD gắn chip (có CCCD hoặc CMND còn thời hạn hiệu lực theo quy định của pháp luật) hoặc khách hàng là người nước ngoài hay khách hàng sử dụng điện thoại không hỗ trợ NFC, để thực hiện giao dịch trực tuyến trên 10 triệu đồng, khách hàng chỉ phải thực hiện đăng ký 1 lần duy nhất thông tin sinh trắc học tại quầy với ngân hàng. Sau đó, khách hàng có thể thực hiện giao dịch thông qua ứng dụng Mobile Banking/ Internet Banking, không phải ra quầy.

Trong thời gian tới, khi Bộ Công an cung cấp dịch vụ định danh và xác thực điện tử, các ngân hàng sẽ triển khai tích hợp ứng dụng Mobile Banking/ Internet Banking với hệ thống định danh và xác thực điện tử để cho phép khách hàng đăng ký thông tin sinh trắc học thông qua tài khoản định danh điện tử do Bộ Công an cấp.

Doanh nghiệp thuê người xếp hàng mua vàng miếng SJC để tích trữ, bán lại

Phòng An ninh kinh tế Công an TP Hà Nội vừa xác định, có nhóm đối tượng được thuê xếp hàng để mua vàng  các Ngân hàng thương mại Nhà nước và bán lại cho doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc.

anh-chup-man-hinh-2024-06-30-luc-181049-17197459321971791096683-1719751518261-17197515237512146257633-1719752742412-17197527447211201112842.png

Người dân xếp hàng dài mua vàng miếng ở Ngân hàng Vietinbank tại Hà Nội. Ảnh: Minh Chiến

Trước đó, ngày 7/6, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có công văn đề nghị Công an TP Hà Nội chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ liên quan xác minh việc lan truyền thông tin ngân hàng thiếu vàng để bán; tại nhiều điểm bán vàng có đối tượng thuê người xếp hàng mua gom vàng với mục tiêu đẩy giá, hưởng chênh lệch, gây bất ổn cho thị trường và thiệt hại cho nền kinh tế.

Cùng với đó, triển khai các giải pháp phối hợp đảm bảo an ninh tại các địa điểm bán vàng của các ngân hàng thương mại Nhà nước, Công ty TNHH một thành viên Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), hạn chế tình trạng các đối tượng có dụng ý xấu thuê người xếp hàng mua gom vàng, gây mất an ninh trật tự.

Vào cuộc xác minh, làm rõ, Phòng An ninh kinh tế Công an TP Hà Nội đã xác định có một số đối tượng có biểu hiện thuê người xếp hàng mua vàng tại một số chi nhánh ngân hàng Vietcombank, Agribank và BIDV được giao bán vàng bình ổn trên địa bàn TP. Trong đó, có khoảng 4,5 nhóm riêng biệt và trong mỗi nhóm có một đối tượng đứng ra gom vàng sau khi số khách hàng (nghi vấn được thuê) giao dịch mua vàng xong với ngân hàng.

Các nhóm này đều hoạt động theo phương thức chuyển khoản tiền trước cho thành viên trong nhóm, sau khi lấy được số xếp hàng sẽ chờ đến lượt để giao dịch mua vàng. Sau khi nhận được vàng từ ngân hàng, số người mua sẽ tập trung giao vàng cho đối tượng chính.

Một số người di chuyển sang các điểm khác để tiếp tục xếp hàng mua vàng. Qua theo dõi di biến động của các đối tượng chính, các trinh sát xác định điểm đến là các cơ sở kinh doanh vàng bạc.

Điển hình như cửa hàng kinh doanh vàng bạc B.T.T.H trên địa bàn phường Nhân Chính (quận Thanh Xuân, TP Hà Nội) do bà Đ.T.T. làm chủ đã có 4 người đi xếp hàng mua vàng tại các Ngân hàng thương mại Nhà nước. Xác minh ban đầu xác định các cá nhân liên quan đến cửa hàng này đã xếp hàng mua tổng cộng 14 lượng vàng SJC.

Ngày 17/6, Phòng An ninh kinh tế Công an TP đã phối hợp Cục Quản lý thị trường Hà Nội thành lập 3 tổ công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật hoạt động mua, bán vàng đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh vàng trên địa bàn TP Hà Nội.

Kiểm tra tại cửa hàng B.T.T.H. phát hiện chồng của bà T. đang thực hiện mua 1 lượng vàng SJC từ 1 cá nhân với giá 81 triệu/lượng, thanh toán theo hình thức chuyển khoản, không có hóa đơn chứng từ. Trong khi cửa hàng kinh doanh vàng bạc B.T.T.H. không được cấp phép mua bán vàng miếng SJC.

Tại thời điểm kiểm tra, cửa hàng không xuất trình được hóa đơn, chứng từ đối với một số mặt hàng trang sức mỹ nghệ đang được bày bán. Qua đó, Tổ kiểm tra đã lập biên bản và tạm giữ tang vật vi phạm hành chính đối với 1 lượng vàng SJC và 232 chiếc nhẫn trang sức màu vàng và 48 chiếc nhẫn trang sức màu trắng.

Tại phố Hà Trung, tổ công tác số 3 Phòng An ninh kinh tế và Cục Quản lý thị trường tổ chức kiểm tra tại Công ty TNHH MTV kinh doanh vàng bạc T.L. Tại thời điểm kiểm tra phát hiện Công ty đang thực hiện mua 1 lượng vàng SJC từ 1 cá nhân với giá 81 triệu/lượng, thanh toán theo hình thức chuyển khoản. Tổ kiểm tra đã lập biên bản và tạm giữ tang vật vi phạm hành chính.

"Vụ việc mua vàng với giá cao hơn ngân hàng bán ra cho thấy đã có hiện tượng người kinh doanh cửa hàng vàng bạc sẵn sàng chi tiền chênh lệch để mua được vàng miếng SJC, đi ngược với quan điểm bình ổn thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước" - Trung tá Nguyễn Đắc Tài, Đội trưởng Đội An ninh tiền tệ Phòng An ninh kinh tế cho biết.

Theo Phòng An ninh kinh tế, hầu hết các cơ sở này đều không được cấp giấy phép kinh doanh vàng miếng SJC, ngoại tệ nhưng luôn sẵn sàng mua vàng miếng SJC với giá cao để tích trữ. Sau đó, bán ra với giá cao hơn, gây bất ổn thị trường vàng.

Hàng loạt xe khách nghi bị bắn vỡ kính trên cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ

Ngày 30/6, cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Long và Đội Tuần tra Kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 7 (Phòng 8, Cục Cảnh sát giao thông) đang xác minh thông tin vụ nhiều xe khách nghi bị bắn vỡ kính khi di chuyển trên cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ.

vinh-long-1284-17197542759651355996131.jpeg

Kính xe khách giường nằm nghi bị bắn vỡ trên cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ vào tối 28/6. Ảnh: E.X

Anh Lê Bửu Nguyên, tài xế xe khách giường nằm cho biết, khoảng 21h30 ngày 28/6, anh lái phương tiện trên cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, khi ô tô chạy đến gần lối ra đi về trung tâm Vĩnh Long, dưới chân cầu Mỹ Thuận 2, thì nghe âm thanh kính xe bị va đập từ bên ngoài nên dừng kiểm tra. Khi xuống xe, anh Nguyên phát hiện một ô cửa kính nứt toác dài gần gang tay nên dùng băng keo dán lại.

Anh cũng cho biết thêm, khi đó cũng có khoảng 20 xe khách khác ở cả hai chiều bị nứt kính.

Đại diện một hãng xe khách nổi tiếng chạy tuyến miền Tây - TPHCM cho biết, có khoảng 10 xe khách giường nằm của hãng bị bắn vỡ kính trong khung giờ từ 21-22h.

can-tho-1285-17197543069251239431354.jpg

Kính xe khách bị vỡ nghi do bị bắn trên cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ. Ảnh: E.X

"Các xe bị sự cố không có ai bị thương...", đại diện nhà xe cho hay.

Cũng theo người đại diện hãng xe này, khu vực phương tiện bị bắn vỡ kính tập trung ở Km108- Km109 đoạn qua địa phận tỉnh Vĩnh Long. Trước đó, ngày 18-19/6, 4 chiếc xe giường nằm của hãng cũng bị bắn vỡ kính.

Xe Land Cruiser biển trắng 'hóa trang' thành biển xanh trên cao tốc

Ngày 30/6, Đội TTKS giao thông đường bộ cao tốc số 2 (Đội 2), Cục CSGT phát hiện xe biển tư nhân biển trắng “hóa trang” thành xe của cơ quan Trung ương mang biển xanh.

xe-bien-trang-1719754812673612513969.jpg

Hình ảnh biển số thật và biển số lật phía bên ngoài xe

Cụ thể, khoảng 10h cùng ngày, tại Trạm thu phí đường cao tốc Vân Đồn (Quảng Ninh), tổ công tác của Đội 2 dừng và kiểm tra xe Land Cruiser VX mang biển kiểm soát 80B-9189 do có nhiều dấu hiệu bất minh.

Lúc này trên xe có 5 người gồm 1 nam và 4 nữ. Tiến hành kiểm tra, lực lượng CSGT xác định lái xe là Nguyễn Đình H., trú tại Hoàng Mai, Hà Nội.

Quá trình kiểm tra, tổ công tác phát hiện xe ô tô sử dụng biển số 80B-9189 không đúng với đăng ký xe do Công an TP.Hà Nội cấp; đồng thời phát hiện xe có sử dụng thiết bị lật biển số xe với BKS 29A-455.65.

Kiểm tra trên hệ thống cơ sở dữ liệu đăng ký xe của Cục CSGT xác định BKS 80B-9189 được cấp cho phương tiện thuộc quản lý của Cục Quản trị- Văn Phòng Chính phủ.

Tài xế H. đã thừa nhận thực chất xe ô tô Land Cruiser VX đang điều khiển mang BKS 29A-455.65 và đã tự ý lắp đặt thiết bị lật biển số xe vào phương tiện của mình với một mặt là biển số đúng của phương tiện, còn một mặt là biển số 80B-9189. Nguyễn Đình H. cũng đã xuất trình được giấy đăng ký, đăng kiểm của xe mang BKS 29A-455.65 do mình làm chủ phương tiện.

Đội 2 cũng đang tiến hành xác minh dấu hiệu trục lợi của Nguyễn Đình H. khi lái xe biển xanh giả đã qua các trạm thu phí, chiếm đoạt số tiền phí đường bộ của phương tiện 80B-9189.

Được biết Nguyễn Đình H. đang công tác tại một cơ quan Trung ương.

Hiện vụ việc đang được Đội 2 phối hợp với Cơ quan Cảnh sát điều tra công an huyện Vân Đồn xử lý theo quy định.

Cục CSGT khuyến cáo đối với mọi hành vi sử dụng biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp, các thiết bị thay đổi biển số xe hoặc làm giả giấy tờ phương tiện… người thực hiện sẽ có nguy cơ bị truy tố hoặc xử lý hành chính theo quy định của pháp luật.

img-20240628-084850-661-17195605647932044281940-12-0-612-960-crop-17195605861721041877598.jpgTin sáng 29/6: Nhiều người được tăng lương hưu tuyệt đối từ 1/7; giây phút chàng trai lao ra dòng lũ dữ cứu bé gái

GĐXH - Từ 1/7, sẽ có khoảng 300.000 người hưởng lương hưu, trợ cấp từ trước ngày 1/1/1995 được điều chỉnh theo số tiền tuyệt đối; bé gái đạp xe qua đập tràn thôn Ngòi Bục, thuộc xã An Thịnh (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) không may bị dòng nước xiết cuốn theo cả người và xe. Em rất may mắn được hai thanh niên cứu giúp.

Tin mới

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022