Những lời nói hằng ngày của cha mẹ có sức ảnh hưởng lớn đến thái độ của con cái. Cha mẹ là những người thầy đầu tiên và lâu nhất đối với con. Từ khi con chào đời, từ lúc còn là một đứa trẻ hồn nhiên đến khi trưởng thành, cha mẹ luôn đóng vai trò then chốt trong sự phát triển của con cái. Có thể nhận thấy những điều tương tự trong cuộc sống của cha mẹ và con cái, vì suốt thời gian dài, họ luôn ảnh hưởng lẫn nhau một cách im lặng.
Để nhận thức rõ tầm quan trọng của lời nói và hành động của mình, bậc phụ huynh cần nhớ: Khi bước vào tuổi trung niên, không nói ba điều này mới là tốt cho con cái.
Một là, những lời thiên vị, mang tính so sánh
Lời nói của cha mẹ có thể ảnh hưởng lớn đến tâm lý và quan hệ giữa các con. Điều quan trọng nhất đối với con cái là cảm giác được yêu thương và quan tâm bằng cách đồng đều như những người anh chị em khác. Mặc dù con cái có thể không nói ra, nhưng họ sẽ chú ý và cảm nhận sự thiên vị trong từng lời nói và hành động của cha mẹ.
Do đó, trong mọi trường hợp, đặc biệt khi bạn già đi, không nên thể hiện sự thiên vị đối với bất kỳ người con nào. Bạn cần suy nghĩ về tương lai và cân nhắc về mối quan hệ giữa các con trong suốt cuộc đời còn lại.
Lời nói của cha mẹ có thể ảnh hưởng lớn đến tâm lý và quan hệ giữa các con.
Trong tầm nhìn xa hơn, nếu cha mẹ thể hiện quá nhiều sự ưu ái hoặc thiên vị với một người con, tình cảm gia đình sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các anh chị em sẽ luôn cảm thấy so sánh và ganh đua với những "đặc quyền" mà cha mẹ dành cho người khác. Cuối cùng, những xung đột này có thể dẫn đến mất mát tình cảm gia đình, thậm chí là cãi vã, khiến các thành viên trong gia đình xa lánh nhau, không thể nói chuyện với nhau nữa.
Là cha mẹ, là người có trách nhiệm, bạn cần suy nghĩ kỹ càng và đề cao tính đồng đều trong từng lời nói và hành động. Đừng để những lời thiên vị gây ra những hậu quả tiêu cực không đáng có cho gia đình.
Thứ hai, những điều không hài lòng về bạn đời của mình
Thứ hai, trong suốt cuộc sống bên nhau hàng chục năm, không thể tránh khỏi sẽ có những xung đột, mâu thuẫn giữa hai vợ chồng. Tuy nhiên, khi đã vào tuổi trung niên, điều quan trọng là không nên bộc lộ sự không hài lòng với "nửa kia". Thay vào đó, hãy giữ những cảm xúc đó trong lòng mình và đặc biệt không nên chia sẻ với người thân hay con cái trong gia đình. Việc than phiền không chỉ không giải quyết được vấn đề mà còn có thể gây tổn thương không đáng có đến tình cảm gia đình.
Thứ hai, trong suốt cuộc sống bên nhau hàng chục năm, không thể tránh khỏi sẽ có những xung đột, mâu thuẫn giữa hai vợ chồng.
Nếu bạn đời biết được sự không hài lòng này, mối quan hệ vợ chồng có thể bị tổn thương, gây nguy cơ đe dọa đến hạnh phúc gia đình khi lớn tuổi. Nếu con cái biết, họ có thể nuôi dưỡng những suy nghĩ tiêu cực về các mối quan hệ lâu dài, gây mất cân bằng cảm xúc. Khi mâu thuẫn giữa cha mẹ gia tăng, dù con cái ủng hộ ai đi nữa, chúng đều có thể làm tổn thương tinh thần của cả hai bên.
Do đó, vào tuổi trung niên, hãy học cách giải tỏa cảm xúc của mình một cách nhẹ nhàng và thông minh. Khi phát sinh vấn đề với "đối tác", bạn có thể khéo léo tìm cách làm thay đổi dần dần mà không làm tổn thương cảm xúc của bất kỳ ai. Đây là một cách xử lý khôn ngoan mà chỉ những người thông minh và tinh tế mới có thể làm được.
Thứ ba: Oán giận thế hệ trước
Nhiều người có thói quen phàn nàn và đổ lỗi, cho rằng cha mẹ mình không sinh ra mình vào thời điểm tốt hơn, không cho mình điều kiện sống tốt hơn, không quan tâm đến mình...
Những người có EQ thấp thường hay nói với con cháu về những điều "sai trái" mà cha mẹ mình đã làm, bằng ngôn ngữ oán giận, đầy cảm xúc công kích. Họ không nhận ra rằng, việc một đứa trẻ có hiếu thảo hay không phụ thuộc vào cách giáo dục của cha mẹ.
Nếu bạn thường xuyên kể cho con nghe về sự không hài lòng với thế hệ trước, đó có nghĩa là bạn đang "nuôi dưỡng" những đứa trẻ bất hiếu. Thói quen phàn nàn và đổ lỗi cho đấng sinh thành được chính bạn "gieo vào đầu" con trẻ. Sau này, chúng không chỉ không học được cách biết ơn, yêu thương cha mẹ mà còn oán giận thế hệ trước theo đúng tư duy đã được hình thành.
Tất cả những lời phàn nàn này vô tình khiến đứa trẻ nhận thức rằng số phận của mình, cuộc sống của mình đều do cha mẹ quyết định. Nếu cuộc sống không tốt, thì lỗi lầm đều thuộc trách nhiệm của cha mẹ, điều này vô cùng nguy hiểm.