nghe-an-sap-xep-800-can-bo-cong-chuc-doi-du-sau-sap-nhap-nhu-the-nao1-17186092400091442581133-0-0-1452-2323-crop-17186093609061246053533.jpg

Giai đoạn 2023 - 2025, tỉnh Nghệ An thực hiện sắp xếp 92 đơn vị hành chính cấp xã.

Thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025, Sở Nội vụ Nghệ An cho biết sau khi sắp xếp địa phương này giảm 48 đơn vị hành chính cấp xã, từ 460 hiện nay xuống còn 412 đơn vị gồm: 362 xã, 17 thị trấn, 33 phường.

Cụ thể, tỉnh Nghệ An khi trình đề án sắp xếp đã đề ra kế hoạch phấn đấu đến tháng 10 năm 2024 giải quyết xong số người dôi dư. Sau khi sáp nhập cấp xã và tiến hành bố trí cán bộ, công chức ở các xã mới theo quy định, dự kiến Nghệ An còn dôi dư 799 cán bộ, công chức (374 cán bộ, 425 công chức).

base64-17186097337441605985288.jpeg

Giai đoạn 2023 - 2025, tỉnh Nghệ An thực hiện sắp xếp 92 đơn vị hành chính cấp xã. Trong ảnh: TP Vinh nhìn từ trên cao.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Sở Nội vụ Nghệ An cũng chỉ rõ vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, vướng mắc, trong đó có câu chuyện sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức dôi dư sau sắp xếp.

Giai đoạn 2023-2025, tỉnh Nghệ An thực hiện sắp xếp 92 đơn vị hành chính cấp xã (65 đơn vị không đủ tiêu chuẩn và 27 đơn vị đủ tiêu chuẩn liền kề) thành 44 đơn vị (trong đó 43 đơn vị thành lập mới và 1 đơn vị hành chính điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và dân số).

Qua thống kê, đội ngũ cán bộ, công chức của xã, phường, thị trấn thuộc diện sắp xếp, liền kề là 1.712 người (cán bộ 885 người, công chức 827 người). Sau sắp xếp, toàn tỉnh giảm 48 đơn vị hành chính cấp xã, từ 460 hiện nay xuống còn 412 đơn vị gồm 362 xã, 17 thị trấn, 33 phường.

Theo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2023-2025, theo quy định, dự kiến sẽ bố trí được 913 cán bộ, công chức (cán bộ là 514 người, công chức là 399 người) ở 43 đơn vị hành chính cấp xã hình thành sau sắp xếp. Như vậy, sau khi sáp nhập cấp xã và tiến hành bố trí cán bộ, công chức ở các xã mới theo quy định, dự kiến còn dôi dư 799 cán bộ, công chức (374 cán bộ, 425 công chức).

Để giải quyết câu chuyện này, ông Nguyễn Viết Hưng, Giám đốc Sở Nội vụ Nghệ An, cho biết, Sở Nội vụ sẽ thực hiện các phương án sau: giải quyết chế độ nghỉ hưu theo Luật Bảo hiểm xã hội, nghỉ thôi việc ngay. Giải quyết nghỉ chế độ theo Nghị định số 26 năm 2015 về quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội và theo Nghị định 29 năm 2023 của Chính phủ quy định về tinh giản biên chế.

base64-17186097338031944055991.jpeg

Sau khi bố trí cán bộ, công chức ở các xã mới theo quy định, Nghệ An dự kiến sẽ còn dôi dư 799 cán bộ, công chức.

Bên cạnh đó, điều chuyển cán bộ, công chức đến công tác tại các đơn vị khác còn khuyết chức vụ, chức danh hoặc còn thiếu cán bộ, công chức trong các tổ chức của hệ thống chính trị ở cấp xã. Như tiếp nhận, tuyển dụng vào công chức cấp trên (cấp huyện, cấp tỉnh) nếu đủ điều kiện và trình độ chuyên môn phù hợp.

Đối với các xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, cần lưu ý đến chính sách ưu tiên lựa chọn những cán bộ, công chức là người dân tộc để tiếp tục bố trí, sắp xếp làm việc tại các xã mới sau khi sắp xếp. Đồng thời, tiếp tục bố trí cán bộ, công chức dôi dư trong 5 năm và tinh giản dần khi có điều kiện.

Mới đây, Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An đã thông qua Nghị quyết về việc tán thành chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2025. Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân tỉnh, Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh hoàn thiện hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh gửi Bộ Nội vụ thẩm định trình Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định thời gian tới.

Cùng với tinh giản biên chế, thu gọn đầu mối, việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Quy mô diện tích lớn, dân số đông hơn nên công việc cần giải quyết tại các địa phương sau sáp nhập sẽ nhiều và yêu cầu cao hơn trước. Để đáp ứng được yêu cầu công việc, phục vụ người dân tốt hơn, đội ngũ cán bộ, công chức ở các xã này phải có đủ trình độ, năng lực, phẩm chất.

Việc sắp xếp, bố trí cán bộ không đơn thuần mang tính cơ học mà phải có sự sàng lọc, nâng cao chất lượng. Về lâu dài, khi được sáp nhập thành xã rộng hơn, quy mô dân số lớn hơn, để đạt được sự tín nhiệm của đông đảo đảng viên và cử tri, mỗi cán bộ, công chức xã đều phải cố gắng học tập nâng cao trình độ, năng lực công tác để phục vụ nhân dân tốt hơn.

sap-nhap-1-1712765914257270962598-0-0-1250-2000-crop-17127665352161842405565.jpgHà Nội sau sáp nhập hành chính, bài toán nào cho cán bộ cấp phường, xã dôi dư?

GĐXH – Hà Nội sau sáp nhập hành chính, số lượng cán bộ, công chức, người lao động dôi dư tại các đơn vị sẽ được giải quyết như thế nào?

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022