tu-tranthang-long2023do-quan-16-1674537935298-1674545445884-16745454461281618549060.jpg

Dịp đầu năm mới, thăm đền, chùa cầu sức khỏe, may mắn, bình an cho gia đình đã trở thành một nét đẹp trong truyền thống văn hóa tâm linh và phong tục, tập quán, tín ngưỡng nhiều đời của người dân Việt Nam.

tu-tranthang-long2023do-quan-13-1674537934968-1674545448068-16745454485641958264108.jpg

Hơn 10h ngày 24/1 (tức mùng 3 Tết Quý Mão), tại đền Quán Thánh (Ba Đình), lượng du khách đổ về quá đông khiến khu vực mua vé tại cổng đền bị ùn ứ, nhiều người phải xếp hàng dài, chờ đợi khá lâu mới có thể mua vé vào làm lễ.

tu-tranthang-long2023do-quan-14-1674537934745-1674545450743-16745454510371641688180.jpg

Chia sẻ với phóng viên, anh Đặng Xuân Tùng ở quận Đống Đa (Hà Nội) cho biết: "Tôi đứng xếp hàng hơn 20 phút rồi mà vẫn chưa tới lượt mua vé, lượng người càng lúc càng đông mà tôi thấy có duy nhất một cửa bán vé. Một số người không chờ đợi được đã bỏ về rồi".

tu-tranthang-long2023do-quan-15-1674537934905-1674545452766-1674545452996538272425.jpg

Còn chị Vũ Thu Trang ở quận Hai Bà Trưng thì cho biết: "Lúc nãy vợ chồng tôi đi đền Bạch Mã và đền Kim Liên thì không đông như thế này, vừa tới đền Quán Thánh thấy người dân xếp hàng dài mua vé đã định quay về nhưng lại cố chờ đợi, đi lễ đủ Tứ Trấn dịp đầu năm mới. Lễ xong ở đây, gia đình tôi còn đi lễ đền Voi Phục nữa".

tu-tranthang-long2023do-quan-19-1674537935066-1674545454729-16745454548181300867069.jpg

Đền Quán Thánh (hay còn được gọi là đền Trấn Vũ) trấn giữ phía Bắc của kinh thành Thăng Long. Ngôi đền thờ Huyền Thiên Trấn Vũ - vị thần đã có công trừ tà diệt quái. 

tu-tranthang-long2023do-quan-18-1674537935114-1674545456364-1674545456718154556298.jpg

Tuy nhiên, việc xếp hàng mua vé lần lượt cũng giúp bên trong đền Quán Thánh không bị quá tải lượng người dân và du khách thăm viếng. 

tu-tranthang-long2023do-quan-7-1674537934983-1674545458387-16745454586571773410867.jpg

Cũng giống như đền Quán Thánh, đền Bạch Mã (phố Hàng Buồm, Hà Nội) sáng nay ghi nhận rất đông người dân tới lễ.

tu-tranthang-long2023do-quan-9-1674537935398-1674545460479-1674545460761428978462.jpg

Đền Bạch Mã trấn giữ phía Đông kinh thành Thăng Long xưa. Ngôi đền thờ thần Long Đỗ, hay còn gọi là Tô Lịch giang thần, thành hoàng Hà Nội.

tu-tranthang-long2023do-quan-10-1674537935114-1674545462575-1674545462687424436340.jpg

Người dân tới chiêm bái tại đền Bạch Mã trong sáng ngày mùng 3 Tết Quý Mão.

tu-tranthang-long2023do-quan-11-1674537934920-1674545464487-1674545464829841104029.jpg

Ngoài cổng đền Bạch Mã có phát muối cho người dân dịp đầu Xuân. Người xưa quan niệm muối là thứ chống xú uế, xua đuổi tà ma và đem lại nhiều may mắn trong gia đình, cầu mong kinh tế thuận buồm, xuôi gió.

tu-tranthang-long2023do-quan-6-1674537935097-1674545466414-1674545466727649358867.jpg

Cũng theo ghi nhận, tại ngôi đền Kim Liên (Đống Đa) trong sáng ngày 24/1, người dân nhộn nhịp tới đây làm lễ, cầu mong một năm mới thuận lợi cho bản thân, gia đình và bạn bè.

Đền Kim Liên là ngôi đền trấn giữ phía Nam kinh thành Thăng Long. Đền là nơi thờ thần Cao Sơn Đại Vương, những ngày đầu năm mới luôn có khá đông người dân tới lễ.

tu-tranthang-long2023do-quan-5-1674537935291-1674545468344-16745454684571593840664.jpg
tu-tranthang-long2023do-quan-3-1674537935273-1674545470078-1674545470168531158356.jpg
tu-tranthang-long2023do-quan-2-1674537935108-1674545472071-167454547241575252309.jpg

Bà Phạm Thị Hiền ở quận Cầu Giấy (Hà Nội) chia sẻ: "Ngày mùng 3 Tết, tôi cùng với con gái đi lễ đền Kim Liên để cầu mong cho bách gia trăm họ được mạnh khỏe, đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 không bao giờ quay lại và người dân trên cả nước sẽ làm ăn, phát triển kinh tế tốt hơn năm ngoái".

tu-tranthang-long2023do-quan-4-1674537935017-1674545474039-16745454743391725354575.jpg

Khu vực ngoài cổng vào bên trái của ngôi đền có gian hàng xin chữ lấy may đầu năm.

Ngoài ra còn đền Voi Phục tọa lạc trên phố Kim Mã, cạnh công viên Thủ Lệ (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội), là một trong Tứ Trấn - Trấn Tây của Thăng Long xưa.

Đền Voi Phục được dựng năm Chương Thánh Gia Khánh thứ 7 (1065) đời Lý Thánh Tông ở góc phía Tây Nam thành Thăng Long cũ, thờ Linh Lang Đại vương - thần Linh Lang. Do vậy, ngoài cái tên đền Voi Phục, đền còn có tên gọi khác là đền Linh Lang.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022