Đêm ngày 6/8, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hòa Bình sớm tổ chức lễ Vu Lan báo hiếu cho các phật tử, tại chùa Kim Sơn Lạc Hồng, TP Hoà Bình.

Mặc dù trời mưa lớn nhưng hàng trăm tăng ni, phật tử, người dân vô cùng xúc động, trang nghiêm thành kính nhớ về tiền nhân của mình, cùng tụng kinh, niệm Phật cầu quốc thái dân an, siêu độ vong linh, gia đình an phúc.

Chùm ảnh ghi nhận của phóng viên chuyên trang Gia đình & Xã hội: 

6j1a1115-1659864957246782272447.jpg

Đêm ngày 6/8, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hòa Bình sớm tổ chức lễ Vu Lan báo hiếu cho các phật tử, tại chùa Kim Sơn Lạc Hồng, TP Hoà Bình.

dscf1440-1659864911506510762657.jpg

Rằm tháng 7 âm lịch còn được gọi là ngày xá tội vong nhân. Không ít người dân Việt Nam sẽ đến cửa chùa để tỏ lòng thành với người đã sinh thành ra mình. Đó là đạo lý, phẩm hạnh, cũng như truyền thống tốt đẹp của người Việt từ ngàn đời xưa.

6j1a1108-16598643812551242634691.jpg

Đại đức Thích Trí Thịnh, Phó Ban trị sự Phật giáo Việt Nam tỉnh Hoà Bình, Trụ trì chùa Kim Sơn Lạc Hồng cho biết, những ngày trong tháng 7 âm lịch không chỉ là Vu Lan thắng hội mà là ngày hiếu hạnh cho những người con tưởng nhớ về công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.

6j1a1459-1659864381488646380696.jpg

Các Phật tử đã cung kính dâng lên những đóa hoa tươi thắm được kết từ tấm lòng tri ân cúng dường Tam Bảo, cầu nguyện cho ông bà, cha mẹ phước lành.

6j1a1493-1659864381499224573099.jpg

Một trong những nghi lễ quan trọng và không thể thiếu đối với lễ Vu Lan báo hiếu là nghi thức bông hồng cài áo.

6j1a1510-1659864381514546222152.jpg

Nếu ai may mắn còn cả cha lẫn mẹ sẽ được vinh dự cài bông hồng màu đỏ trên ngực.

3abe519d322bf075a93a-1659864944843743447063.jpg

Người mất cha hoặc mẹ sẽ cài lên ngực bông màu hồng. Ai kém may mắn, mất cả cha lẫn mẹ, sẽ cài bông màu trắng.

dscf1744-1659864911533924227284.jpg

Hàng ngàn người dân đã xúc động, bật khóc khi những bông hoa hồng bắt đầu được cài lên ngực áo. Bà Đặng Thị Xíu (74 tuổi, ở xóm Tân Lập, xã Mông Hóa, huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình) là một trong số đó.

dscf1753-1659864911544959248410.jpg

Bà Xíu cho biết: “Ông nhà tôi mất đã được 8 năm và đang an táng tại quê nội Hải Phòng nhưng mùa Vu Lan năm nào tôi cũng đến chùa Kim Sơn Lạc Hồng để tham gia cầu nguyện và thả đèn hoa đăng”.

6j1a1415-16598643814661147681480.jpg

Để có mặt tại buổi lễ trang nghiêm này, chị Bùi Thị Vân (TP Hoà Bình) đã cùng người thân đã vượt gần 30km để tưởng nhớ về cội nguồn. Chị Bùi Thị Vân vô cùng xúc động khi nhắc đến công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ.

6j1a1538-16598643815391514743917.jpg

Chị Vân cho biết: “Nghe những bài thuyết pháp về công ơn dưỡng dục của đấng sinh thành, tôi mới thấy rằng, có những lúc, chúng ta đã vô tình có những lời nói làm cha mẹ áy náy, suy nghĩ. Tôi chỉ mong sao cha mẹ luôn mạnh khỏe, vui vẻ bên cạnh con cháu. Đôi khi, sự khỏe mạnh của cha mẹ chính là động lực, chỗ dựa cho chúng tôi cống hiến, cố gắng mỗi ngày”.

6j1a1533-1659864381523384890929.jpg

Nhắc đến công ơn dưỡng dục của đấng sinh thành, chị Trần Kim Huệ (34 tuổi, ở TP Hòa Bình) cũng không cầm được nước mắt.

dscf2005-16598649115721289785607.jpg

Chị Huệ bày tỏ: “Bố tôi mất vừa tròn 5 năm, bây giờ, bên cạnh 3 chị em tôi chỉ còn mẹ. Mặc dù chúng tôi đã lớn khôn, có công việc ổn định nhưng lúc nào mẹ tôi cũng lo lắng từng chuyện nhỏ nhặt nhất. Có lẽ trong mắt mẹ, chúng tôi vẫn còn nhỏ. Năm nào gia đình tôi cũng tham gia ngày Vu Lan báo hiếu, chúng tôi chỉ mong ở dưới suối vàng, bố thanh thản, phù hộ cho mẹ tôi khỏe mạnh. Với tôi, chỉ cần mẹ khỏe mạnh, bởi có sức khỏe là có tất cả”.

dscf2050-16598649115801586593421.jpg

Chia sẻ với phóng viên chuyên trang Gia đình & Xã hội, Đại đức Thích Trí Thịnh - Phó Ban trị sự Phật giáo Việt Nam tỉnh Hoà Bình, Trụ trì chùa Kim Sơn Lạc Hồng cho biết, bông hoa hồng được chọn là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý và ngát hương. Việc nhớ về bậc sinh thành và cài lên ngực bông hoa cao quý là tình cảm đẹp nhất, là chữ “Hiếu” mà con cái gửi đến bậc sinh thành.

dscf2112-1659864911638285910340.jpg

“Đại lễ Vu Lan con cháu thể hiện lòng hiếu thảo với tổ tiên, cha mẹ. Những ngày này mọi người thường đến chốn chùa cầu nguyện cho tâm linh. Nhiều người ăn chay hướng về tổ tiên ông bà rồi làm việc thiện, phóng sinh… Ngoài việc thể hiện tấm lòng hiếu thảo thì mình phải sống sao cho thật hạnh phúc. Con người có cuộc sống tốt đời đẹp đạo thì bố mẹ sẽ an tâm an hưởng tuổi già”, Đại đức Thích Trí Thịnh chia sẻ.

dscf2136-16598649116551049868168.jpg

Đại lễ Vu Lan con người còn thể hiện sự tôn kính, hiếu thảo với cha mẹ còn có nghi thức dâng trà, rửa mặt, rửa chân cho cha mẹ để cảm nhận thấy sự vất vả cực nhọc của cha mẹ suốt cả cuộc đời vì con. Sau nghi lễ Bông hồng cài áo là nghi lễ thả đèn hoa đăng.

dscf2141-16598649116661732422759.jpg

Theo ý nghĩa của Phật giáo đối với nghi lễ này là cầu cho Quốc thái, dân an, mọi nhà đều an lành, hạnh phúc. Người dân tâm niệm, thả đèn hoa đăng cầu mong cho người thân luôn mạnh khỏe, bình an và gặp mọi điều tốt lành.

avatar1659583612300-16595836127492025625695.pngThị trường thực phẩm chay tấp nập, hút khách mùa Vu Lan

Mùa Vu Lan báo hiếu (tháng 7 âm lịch) đến, thị trường bán thực phẩm chay lại sôi động để phục vụ người tiêu dùng.

 

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022