Trở thành người đứng đầu của một quốc gia, một dân tộc chưa bao giờ là điều dễ dàng, đặc biệt là đối với một người phụ nữ. Trong cuộc chiến “một mất một còn” với tình địch, có những nữ hoàng đã dùng sắc đẹp, tài năng, trí tuệ của mình để chiến đấu  và chiến thắng như Catherine đại đế, Elizabeth I, Isabella I…. song cũng có người phải tự vẫn khi không thể chịu đựng được cảnh nước mất, nhà tan như nữ hoàng Cleopatra nổi tiếng của Ai Cập. Thậm chí đau đớn hơn, nữ hoàng Mary của Scotland còn bị phế truất và xử trảm bởi chính người em họ của mình.

Võ Tắc Thiên sinh ngày  17 tháng 2 năm 625. Tên thật của bà là Võ Chiếu. Bà là nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc, và để lại nhiều tranh luận về công tội giữa các nhà sử học.

Bà đã trải qua các vị trí tài nhân, chiêu nghi, hoàng phi, hoàng hậu, hoàng thái hậu, hoàng đế, thái thượng hoàng, nhưng cuối cùng trước khi qua đời đã quay lại với vị trí hoàng hậu của nhà Đường. Việc bà nổi lên nắm quyền cai trị bị các nhà sử học Khổng giáo chỉ trích mạnh mẽ nhưng các nhà sử học từ sau thập kỷ 1950 đã có cái nhìn khác về bà.

vo%20tac%20thien%202.jpg

Có nhiều ý kiến trái chiều về cuộc đời của Võ Tắc Thiên (ảnh minh họa)

Võ Chiếu được đưa vào hậu cung Đường Thái Tông nhà Đường vào khoảng năm 637 và là một Tài Nhân, tức là một trong chín người thiếp cấp thứ năm. Thấy tên Võ Chiếu đẹp, Đường Thái Tông đặt tên cho bà là Mị, có nghĩa là \"duyên dáng, xinh đẹp\", và vì vậy còn được người Trung Quốc gọi là Võ Mị Nương.

 Sách cũ chép rằng: Lần đầu được dâng lên vua Đường Thái Tông, Võ Chiếu mới 14 tuổi, nhưng đã phổng phao, xinh đẹp, đối đáp trôi chảy, khiến cho ông vua háo sắc tuổi đã ngoại tứ tuần, bên mình không thiếu gì thê thiếp, phải mê mẩn.

vo%20tac%20thien%203.jpg

Võ Tắc Thiên nhập cung năm 14 tuổi (ảnh minh họa)

Sự hấp dẫn của một thiếu nữ đang tuổi mơn mởn đào tơ khiến vua yêu đến nỗi, trời vừa sắp hoàng hôn đã gọi cô vào “hầu ngủ”. Sử sách chép rằng, bấy giờ Thái Tông đã 41 tuổi, thấy thiếu nữ 14 tuổi, lo thân thể cô không chịu nổi vóc dáng vạm vỡ của mình. Nhưng ngược lại, cô đã hiểu phong nguyệt nên chủ động hoàn toàn không ngại ngùng.

Chính điều đó khiên cho vua Đường Thái Tông say mê Mỵ Nương đến mức mê mẩn, ngày nào cũng đến cung Phúc Tuy, lại còn cho tất cả cung nữ lớn tuổi ra khỏi cung. Khi vua Đường Thái Tông lâm bệnh trọng, sự sống chỉ còn tính từng ngày, Mỵ Lang đã khéo dùng lời ngon ngọt xin được cắt tóc đi tu, tránh lệ bị chết theo vua.

vo%20tac%20thien%204.jpg

Vẻ đẹp của bà khiến cho Đường Thái Tông mê mẩn (ảnh minh họa)

Thái Tử Lý Trị lên ngôi Hoàng đế thay cha, vì mê sắc đẹp của Mỵ Nương nên vừa mãn tang cha đã đến chùa Cảm Nghiệp tìm người tình cũ và hoài thai Thái tử. Sau đó Mỵ Nương được hoàn tục, tiến cung, lập làm Chiêu Nghi, hiệu Thần phi. Nhờ vào trí tuệ, tài năng và dũng khí đặc biệt của mình, Mị Nương dần dần loại bỏ những kẻ gây cản trở và quét sạch những ai là kẻ thù của Mị Nương, từng bước từng bước leo lên ngai vàng.

Sau khi củng cố địa vị của mình, Võ hoàng hậu bắt đầu giúp chồng cải chính triều đình. Bà kiên quyết loại trừ những phần tử dị kỉ và đưa ra 12 chủ trương chính trị mà lịch sử gọi là “Kiên ngôn thập nhị sự”. Tất cả những chủ trương do Mị Nương đưa ra, Cao Tông Lí Trị không những không hề phản đối mà còn hết sức ca ngợi. Lịch sử lúc đó gọi Võ Hoàng hậu và chồng bà là song thánh.

vo%20tac%20thien%205.jpg

Ngay cả con trai của Đường Thái Tông cũng hết lòng yêu mến bà (ảnh minh họa)

Khi Cao Thái Tông lâm bệnh nặng, không thể thiết triều đươc, trách nhiệm gánh vác giang sơn đều đăt lên vai Võ Hoàng Hậu, đó cũng là lúc bà bộc lộ tài năng thống trị hơn người của mình. Ngay sau khi Cao Thái Tông băng hà, không chút do dự, Mi Nương đã phế truất ngay Trung Tông Lí Hiển một kẻ vừa bất tài lại vừa ích kỉ. Với khí phách của mình, Võ hoàng hậu đã dẹp yên bọn tạo phản. Đồng thời bằng phương pháp “áp đặt” Mị Nương nhanh chóng uốn nắn các thế lực phản động trong triều, thế sự đất nước ngày một chuyển biến tốt.

vo%20tac%20thien%206.jpg

Võ Tắc Thiên đã thay chồng trị quốc (ảnh minh họa)

Năm 60 tuổi, Võ Tắc Thiên chính thức lên làm nữ hoàng, cai trị đất nước Trung Quốc. Triều đại nhà Đường dưới thời Hoàng đế Võ Tắc Thiên ở vào thời kỳ cực thịnh, đặc biệt là lĩnh vực văn hóa. Võ Hoàng đế yêu thích và quan tâm tới thi, ca, nhạc, họa... nên văn học, sử học đạt nhiều thành tựu to lớn. Chế độ thi cử dưới thời Hoàng đế Võ Tắc Thiên cũng có nhiều cải cách. Khoa cử có thêm môn Võ và chế độ thi “Điện thí” do đích thân nhà vua chủ trì khoa thi trước điện rồng. Bốn triều sau đó là Tống, Nguyên, Minh, Thanh đều kế tiếp duy trì chế độ khoa cử do bà khai sáng. Có thể thấy nhãn quan của Võ Tắc Thiên nhìn rất xa, khó có ông vua nào trước đó theo kịp. 

vo%20tac%20thien%207.jpg

 Bà thường chọn người nam đẹp vào cung thành "nam sủng" (ảnh minh họa)

Khi lên ngôi hoàng đế, Võ Tắc Thiên đã không ngại ngùng bày tỏ: “Các nam Hoàng đế thường có biết bao cung tần mỹ nữ, thì nữ Hoàng đế tại sao không được có những phi tần nam cho mình”! Nữ Hoàng đế Võ Tắc Thiên luôn mặc trang phục của nam Hoàng đế, thiết lập phi tần nam là những thiếu niên khôi ngôi, tuấn tú và cho họ mang y phục nữ. Bà lại chọn vài người nam đẹp nổi tiếng xung vào cung, trở thành “nam sủng”.  Khi vua Đường Cao Tông mất, Võ hậu đã 60 tuổi liền nối lại tình cũ với Phùng Tiểu Bảo. Người này có nghề chế “linh dược” nên đã mang đến cho Võ hậu cảm giác như lần đầu được nếm “vị ngọt” của tình ái.

Để cho Phùng Tiểu Bảo có thể vào cung “phục vụ” thường xuyên, Võ hậu cho người này làm trụ trì ở ngôi chùa gần cung, tặng tên Tiết Hoài Nghi. Nhưng người này ỷ thế lộng hành, tác oai tác quái, làm chuyện vỡ lở, khiến Võ hậu phải ra tay trừ khử. 

vo%20tac%20thien%208.jpg

Bà để lại cho hậu thế tấm bia vô danh với ý nghĩa tùy người đời định đoạt (ảnh minh họa)

Ngoài ra, hàng năm Nữ hoàng đều tuyển rất nhiều thiếu niên anh tuấn vào cung, giúp Nữ hoàng “hồi xuân”...Vì thế, trong dân gian mới đồn rằng, Nữ hoàng Võ Tắc Thiên có công đưa đất nước trở nên thái bình, hưng thịnh, nhưng cũng là người đàn bà hoang dâm vô độ lưu lại tiếng xấu cho muôn đời sau.

Đến cuối đời, khi cái chết gần kề, bà cũng không truyền lại ngôi vị cho con cháu mà trả lại thiên hạ cho nhà Đường và để lại cho người đời tấm bia vô danh!

(Theo eva)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022