anh2-5048-1688026736.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=5k5wLBMkmfHrQNr0REt2PA

Phó giám đốc Bảo tàng Cố Cung Thẩm Dương - Dương Tiểu Đông - giới thiệu ảnh hoàng hậu Uyển Dung đeo trâm hình phượng hoàng. Theo Qingdao News, Bảo tàng Cố cung ở Thẩm Dương hiện trưng bày một số món trang sức từng thuộc sở hữu của Uyển Dung (1904-1946) - hoàng hậu của hoàng đế Phổ Nghi, thời Thanh.

dung-jpeg-8401-1688026736.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=UCiv_KdpeIuOzDHyrlOPLQ

Hoàng hậu đeo trâm ngọc trai hình phượng hoàng, ngồi cạnh Phổ Nghi, hình chụp năm 1922. Ảnh: The Paper

dung4-3428-1688026736.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=WiAdKukTDp1tagQrYKEcMw

Hoàng hậu đeo cài đầu hình bướm, bông tai ngọc trai, đồng hồ. Theo Sina, cả hoàng đế Phổ Nghi và hoàng hậu đều sử dụng và sưu tầm nhiều loại đồng hồ đeo tay, đồng hồ quả quýt, chúng theo chủ nhân trải qua các giai đoạn thăng trầm. Phổ Nghi từng tặng hoàng hậu đồng hồ đính kim cương, bên trong khắc dòng: "I Love you".

ngoc-jpeg-6797-1688026736.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=A13HKip1ojhenMcAmiOgBg

Uyển Dung trong trang phục triều đình. Đại lễ thành hôn diễn ra ngày 1/12/1922, cung đình tổ chức ca múa, diễn kịch suốt ba ngày tại Tấu Phương Trai trong Tử Cấm Thành. Theo bài viết của nhà nghiên cứu lịch sử Lý Quốc Vinh, đăng trên trang web của Cố Cung, kinh phí cho phần biểu diễn phục vụ đại lễ thành hôn là hơn 30 nghìn lượng bạc trắng, tổng chi phí cho hôn lễ là hơn 400 nghìn lượng bạc. Năm 1924, Phùng Ngọc Tường gây chính biến ở Bắc Kinh, Phổ Nghi cùng hoàng hậu Uyển Dung và Thục phi Văn Tú đều bị đuổi khỏi cung. Từ đó, cả vua và hoàng hậu trải qua nhiều phong ba bão táp.

d7-JPG-5414-1688026736.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=y1AHJigMvD-lbnNzjsHOUw

Uyển Dung đeo trâm ngọc trai, ảnh chụp năm 1925, khi bà đã rời khỏi Tử Cấm Thành. Theo Ifeng, trong tự truyện "Nửa đời trước của tôi"của Phổ Nghi, ông nhắc chuyện Uyển Dung nghiện thuốc phiện, ngoại tình. Bà còn trở thành công cụ trong tay anh trai, bị anh trai bán đứng cho người Nhật Bản. Uyển Dung chết trong tù ở tỉnh Cát Lâm năm 1946, không một người thân, người bạn nào bên cạnh.

phim-cuoi-cung-o-tu-cam-thanh-1638349990.jpg?w=750&h=450&q=100&dpr=1&fit=crop&s=dsooatv7rJokX81R-In3gw
Phim cuối cùng ở Tử Cấm Thành

Cảnh vua Phổ Nghi (Tôn Long đóng), hoàng hậu Uyển Dung (Trần Xung) và hoàng phi bị đuổi khỏi Tử Cấm Thành, ở phim "The Last Emperor" (1987). Video: Columbia Pictures

a6-7386-1688026736.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=pVzCTSzBQt1WehMEM255Sg

Một trong món đồ hoàng hậu yêu thích nhất là chiếc trâm cài đầu hình chim phượng hoàng, làm từ ngọc trai đa dạng kích cỡ. Hình đầu chim vểnh lên, đôi cánh giang rộng. Phần đuôi hình chín nhành hoa, cánh hoa được tạo màu xanh từ phương pháp điểm thúy (đính lông chim bói cá lên bề mặt). Phần trâm cài phía dưới làm bằng bạc.

anh1-4970-1688026736.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=CHbcv9Dx5eUgfDVUYk3jeQ

Chiếc trâm cài đầu bằng ngọc trai, đá quý, dài khoảng 10 cm. Phần đầu chim phượng hoàng sử dụng nghệ thuật điểm thúy, phần thân đính ngọc trai nhiều kích cỡ. Nhà sưu tầm cổ vật Từ Thúy Nhạn nhận xét hoàng hậu Uyển Dung có gu thời trang tinh tế, trang phục, phụ kiện bà sử dụng mang kiểu dáng hiện đại song vẫn đậm vẻ quý phái hoàng tộc.

ngoc-boi-jpeg-8563-1688026736.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=k8_qhnumYABkQaW93QTTSA

Ngọc bội chữ "Hỷ" Uyển Dung đeo ở đại lễ thành hôn. Toàn bộ làm từ ngọc phỉ thúy, gắn ngọc trai và san hô.

d4-jpeg-5014-1688026736.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Z97dY6M1IRC5BmGsKXQgYg

Chiếc trâm chiều ngang 14 cm, tạo hình cành hoa từ ngọc trai, đá quý.

Nghinh Xuân Ảnh: The Paper

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022