Họa sĩ Trần Nhật Thăng giới thiệu triển lãm cá nhân lần thứ 16, từ ngày 5 đến 30/5 tại số 2 đường Lê Lai, phường 5, TP Đà Lạt.
Trần Nhật Thăng, 52 tuổi, là con trai đạo diễn phim tài liệu Trần Văn Thủy nhưng không nối nghiệp cha mà chọn con đường riêng. Họa sĩ là một trong số ít nhân vật thuộc giới mỹ thuật kiên trì với thể loại tranh trừu tượng suốt hơn 20 năm qua. Anh tổ chức triển lãm cá nhân đầu tiên vào năm 1996, khi vừa tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Hà Nội.
Họa sĩ Trần Nhật Thăng giới thiệu triển lãm cá nhân lần thứ 16, từ ngày 5 đến 30/5 tại số 2 đường Lê Lai, phường 5, TP Đà Lạt.
Trần Nhật Thăng, 52 tuổi, là con trai đạo diễn phim tài liệu Trần Văn Thủy nhưng không nối nghiệp cha mà chọn con đường riêng. Họa sĩ là một trong số ít nhân vật thuộc giới mỹ thuật kiên trì với thể loại tranh trừu tượng suốt hơn 20 năm qua. Anh tổ chức triển lãm cá nhân đầu tiên vào năm 1996, khi vừa tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Hà Nội.
Các tác phẩm có chất liệu arcylic vẽ trên toan, được Trần Nhật Thăng đặt tên là "Mây miền", đánh số thứ tự từ một đến 27, đưa người xem vào không gian của những gợn mây nhiều màu sắc.
Các tác phẩm có chất liệu arcylic vẽ trên toan, được Trần Nhật Thăng đặt tên là "Mây miền", đánh số thứ tự từ một đến 27, đưa người xem vào không gian của những gợn mây nhiều màu sắc.
Trần Nhật Thăng sáng tác loạt tranh trong thời gian sinh sống tại Vân Hồ, Sơn La. Tác giả cho biết một lần chứng kiến mây ùa vào nhà và không gian vốn chật hẹp trở nên mênh mông, anh đã hình thành ý tưởng cho triển lãm.
Trần Nhật Thăng sáng tác loạt tranh trong thời gian sinh sống tại Vân Hồ, Sơn La. Tác giả cho biết một lần chứng kiến mây ùa vào nhà và không gian vốn chật hẹp trở nên mênh mông, anh đã hình thành ý tưởng cho triển lãm.
Họa sĩ nói hơn 10 năm trước, anh từng ở trạng thái có thể vẽ vài bức trong một đêm. Trần Nhật Thăng lý giải khi nuôi dưỡng được cảm xúc, anh sẽ thể hiện rất trôi chảy. Sau đó, anh cạn kiệt năng lượng cũng như sức sáng tạo, mất một thời gian để phục hồi. Họa sĩ luôn trăn trở làm sao để có ý tưởng và diễn giải chúng lên toan, biến những suy nghĩ thành các vệt màu.
Họa sĩ nói hơn 10 năm trước, anh từng ở trạng thái có thể vẽ vài bức trong một đêm. Trần Nhật Thăng lý giải khi nuôi dưỡng được cảm xúc, anh sẽ thể hiện rất trôi chảy. Sau đó, anh cạn kiệt năng lượng cũng như sức sáng tạo, mất một thời gian để phục hồi. Họa sĩ luôn trăn trở làm sao để có ý tưởng và diễn giải chúng lên toan, biến những suy nghĩ thành các vệt màu.
Người xem được hòa mình vào không gian thiên nhiên bao la, mơ hồ, trong bức Mây miền 8.
Người xem được hòa mình vào không gian thiên nhiên bao la, mơ hồ, trong bức Mây miền 8.
Nhà phê bình nghệ thuật Phan Cẩm Thượng nhận định về các sáng tác trừu tượng của Trần Nhật Thăng: "Tổng thể bức họa có tính cấu trúc rõ ràng, đơn giản nhưng bề mặt đôi khi có cảm giác chưa vẽ gì, hoặc vẽ rất ít. Những năm gần đây do ảnh hưởng từ Phật giáo, anh vẽ nhiều khoảng trống, mảng phẳng và lối thiền họa gợi tâm ý''.
Nhà phê bình nghệ thuật Phan Cẩm Thượng nhận định về các sáng tác trừu tượng của Trần Nhật Thăng: "Tổng thể bức họa có tính cấu trúc rõ ràng, đơn giản nhưng bề mặt đôi khi có cảm giác chưa vẽ gì, hoặc vẽ rất ít. Những năm gần đây do ảnh hưởng từ Phật giáo, anh vẽ nhiều khoảng trống, mảng phẳng và lối thiền họa gợi tâm ý''.
Những bức vẽ của Trần Nhật Thăng kết hợp giữa lối vẽ tranh thủy mặc và thư pháp truyền thống phương Đông với phong cách trừu tượng tối giản của hội họa hiện đại.
Những bức vẽ của Trần Nhật Thăng kết hợp giữa lối vẽ tranh thủy mặc và thư pháp truyền thống phương Đông với phong cách trừu tượng tối giản của hội họa hiện đại.
Anh quan niệm chỉ vẽ cảm giác của mình, nhìn vào trong tâm mình để sáng tác.
Anh quan niệm chỉ vẽ cảm giác của mình, nhìn vào trong tâm mình để sáng tác.
Tác phẩm Mây miền 22 được trưng bày tại Đà Lạt.
Tác phẩm Mây miền 22 được trưng bày tại Đà Lạt.
Phương Linh Ảnh: Nhân vật cung cấp