Yan Hongsen (11 tuổi) đang là học sinh lớp 5, sống tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Yan được mọi người biết tới với biệt danh "cậu bé tên lửa".

Trên Douyin (TikTok Trung Quốc), cậu có 440.000 người theo dõi, thường xuyên chia sẻ lại quá trình chế tạo tên lửa của mình.

Cau-be-11-tuoi-tu-viet-code-de-che-tao-ten-lua-2-1722315715-95-width740height495.jpgCậu bé có niềm đam mê đặc biệt với tên lửa.

Bố của Yan chia sẻ với tờ Post rằng, sau khi đến tham quan và tận mắt chứng kiến việc phóng tên lửa từ lúc 4 tuổi, cậu bé dần hình thành niềm say mê với tên lửa và thiên văn học.

Ở độ tuổi mẫu giáo, cậu bé đã tham gia các khóa học lập trình trực tuyến và tự học vật lý, hóa học, thông qua sách, video và trên các diễn đàn dành cho những người đam mê thiên văn học.

Để hỗ trợ sở thích của con trai, bố mẹ của Yan đã biến phòng khách nhà mình thành phòng nghiên cứu tên lửa.

Từ tháng 8 năm 2022, Yan đã miệt mài chế tạo tên lửa. Sau 10 tháng, cậu đã thành công trong việc tạo ra chiếc tên lửa nhiên liệu rắn đầu tiên của mình.

Cau-be-11-tuoi-tu-viet-code-de-che-tao-ten-lua-3-1722315727-306-width1024height1920.jpg

Vào tháng 6 năm ngoái, cậu đã tự phóng tên lửa do mình làm ra, đặt tên là Sen Xing, có nghĩa là "tiến về phía trước", tượng trưng cho mong muốn vươn tới tầm cao hơn trong lĩnh vực hàng không vũ trụ.

Tuy nhiên, ngay sau khi tên lửa bay lên không trung, có một số sai sót nên nó đã rơi xuống. Không hề nản lòng, Yan đã thu thập những mảnh vỡ rải rác và bắt đầu phân tích nguyên nhân dẫn tới thất bại.

“Nitrocellulose không phát nổ như mong đợi, lò xo và pin lithium cũng bị hỏng. Có lẽ vẫn còn vấn đề ở phần kết nối thân tên lửa”, Yan nói.

Cau-be-11-tuoi-tu-viet-code-de-che-tao-ten-lua-4-1722315745-203-width1024height581.jpg

Bố của cậu bé kể lại lần phóng tên lửa đầu tiên của con trai rằng: “Với tôi, mặc dù tên lửa bị rơi nhưng đó vẫn là một thành công. Tôi vô cùng phấn khích và hồi hộp, trong khi con trai vẫn rất bình tĩnh”.

Hiện tại, cậu bé đang cải tiến phiên bản tên lửa thứ 2 của mình, hy vọng có thể phóng lại trong tương lai.

Trong video mới nhất của mình, Yan đã giới thiệu hơn 600 dòng mã cậu viết cho hệ thống điều khiển bay của tên lửa mới nhất.

Chia sẻ thêm về con trai, người bố cho biết  Yan đã có một kế hoạch cụ thể cho tương lai mình, đó là vào được 1 trong 7 trường đại học quốc phòng danh tiếng của Trung Quốc. Ước mơ của cậu bé là chế tạo thành công một tên lửa, đưa đất nước mình tiến xa hơn vào vũ trụ.

Cau-be-11-tuoi-tu-viet-code-de-che-tao-ten-lua-5-1722315765-523-width1024height609.jpg

Người bố chia sẻ: “Tôi không hiểu về hàng không vũ trụ nhưng sẽ luôn đồng hành cùng con trai mình. Là bố mẹ, chúng tôi hoàn toàn ủng hộ ước mơ của con mình. Nếu con gặp phải những khó khăn về kỹ thuật mà không thể giải quyết được, tôi cố gắng hết sức để tìm đến các chuyên gia để được giúp đỡ”.

Người bố nói thêm rằng, thành tích học tập của con trai khá tốt, các môn học đều đứng đầu lớp.

Câu chuyện của cậu bé 11 tuổi này đã thu hút nhiều sự chú ý trên mạng xã hội Trung Quốc.

"Đây có lẽ là người trẻ nhất chế tạo tên lửa ở Trung Quốc. Tôi rất tự hào về cậu ấy", một người bình luận.

Được biết, đây không phải là lần đầu tiên Yan trở thành tiêu điểm trên truyền thông Trung Quốc. Vào tháng 7 năm 2022, khi mới 9 tuổi đã phát hiện ra một lỗi sai trong bộ phim tài liệu về thiên văn học.

Nhờ điều này, cậu được nhà trường nhờ đứng ra dạy cho các học sinh khác về hàng không vũ trụ. Kể từ đó danh tiếng của "cậu bé tên lửa" không ngừng lan rộng.

uong-chinh-duong-p.jpg?width=150Yolo
Thiên tài máy tính 8 tuổi tự học lập trình, 11 tuổi lập web riêng giờ ra sao?

Theo Người Đưa Tin

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022