Triển lãm chủ đề "Du xuân - Cổ ngoạn", khai mạc ngày 16/1, giới thiệu 150 cổ vật từ thời Lý đến đầu thế kỷ 20, do Bảo tàng TP HCM và một số nhà sưu tập tư nhân sưu tầm.
Phòng trưng bày gồm bốn nội dung chính: Bộ sưu tập ấn tín, tượng thờ dân gian, gốm Việt Nam thời Lý - Trần - Hậu Lê - Nguyễn và pháp lam thời nhà Nguyễn.
Triển lãm chủ đề "Du xuân - Cổ ngoạn", khai mạc ngày 16/1, giới thiệu 150 cổ vật từ thời Lý đến đầu thế kỷ 20, do Bảo tàng TP HCM và một số nhà sưu tập tư nhân sưu tầm.
Phòng trưng bày gồm bốn nội dung chính: Bộ sưu tập ấn tín, tượng thờ dân gian, gốm Việt Nam thời Lý - Trần - Hậu Lê - Nguyễn và pháp lam thời nhà Nguyễn.
Nổi bật trong triển lãm là bộ sưu tập khoảng 30 ấn, tín ký giá trị lịch sử cao, trong đó có một ấn là bảo vật quốc gia.
Nổi bật trong triển lãm là bộ sưu tập khoảng 30 ấn, tín ký giá trị lịch sử cao, trong đó có một ấn là bảo vật quốc gia.
Một chiếc ấn khác chế tác ở năm Hồng Đức thứ 12 (1471) dưới thời vua Lê Thánh Tông.
Một chiếc ấn khác chế tác ở năm Hồng Đức thứ 12 (1471) dưới thời vua Lê Thánh Tông.
Cạnh đó là chiếc ấn thời nhà Mạc mang tên Đại Chính tứ niên, đúc năm 1533 dưới thời vua Mạc Thái Tông.
Cạnh đó là chiếc ấn thời nhà Mạc mang tên Đại Chính tứ niên, đúc năm 1533 dưới thời vua Mạc Thái Tông.
Bảy chiếc ấn thời Tây Sơn (1778 - 1802) cùng bản in mặt đế được trưng bày trong triển lãm.
Bảy chiếc ấn thời Tây Sơn (1778 - 1802) cùng bản in mặt đế được trưng bày trong triển lãm.
Nổi bật trong bộ ấn thời Tây Sơn là chiếc ấn mang tên Kim nhị vệ úy quân phó sứ, đúc năm 1791 dưới thời vua Quang Trung (trị vì 1788 - 1792).
Ấn có núm hình con hổ đang nằm, đầu ngẩng lên, lưng khắc chìm chữ Hán, bên phải khắc năm chữ ghi niên đại Tân Hợi niên đông tạo, bên trái khắc 10 chữ ghi chức vụ người sử dụng.
Nổi bật trong bộ ấn thời Tây Sơn là chiếc ấn mang tên Kim nhị vệ úy quân phó sứ, đúc năm 1791 dưới thời vua Quang Trung (trị vì 1788 - 1792).
Ấn có núm hình con hổ đang nằm, đầu ngẩng lên, lưng khắc chìm chữ Hán, bên phải khắc năm chữ ghi niên đại Tân Hợi niên đông tạo, bên trái khắc 10 chữ ghi chức vụ người sử dụng.
Gần một nửa số ấn tín trưng bày có từ thời Nguyễn (1802 - 1945) với nhiều loại làm bằng kim loại, ngà. Nhiều ấn là của các quan lại thay mặt triều đình nhà Nguyễn cai quản, xác lập trật tự, kỷ cương, mở rộng khai phá và phát triển vùng đất Nam Bộ, nhất là ở vùng đất Sài Gòn - Gia Định.
Gần một nửa số ấn tín trưng bày có từ thời Nguyễn (1802 - 1945) với nhiều loại làm bằng kim loại, ngà. Nhiều ấn là của các quan lại thay mặt triều đình nhà Nguyễn cai quản, xác lập trật tự, kỷ cương, mở rộng khai phá và phát triển vùng đất Nam Bộ, nhất là ở vùng đất Sài Gòn - Gia Định.
Ba chiếc ấn của quan hộ tịch thời Nguyễn đúc vào cuối thế kỷ 19.
Ba chiếc ấn của quan hộ tịch thời Nguyễn đúc vào cuối thế kỷ 19.
Nhà sưu tập tư nhân Nguyễn Thiện Tộ cho biết mang tới triển lãm 14 cổ vật đều là đồ gốm thời Lý, Trần, Lê. "Các hiện vật trưng bày đều có niên đại lâu đời, phong phú về loại hình. Thưởng ngoại chúng, mọi người có thể hiểu thêm về nét văn hóa dân tộc", ông Tộ nói.
Trong 150 cổ vật triển lãm, hơn một nửa là các hiện vật của nhà sưu tập tư nhân. Chủ yếu là các đồ gốm trong sinh hoạt, tượng thờ dân gian, pháp lam thời Nguyễn, kiếm, hộp đựng.
Nhà sưu tập tư nhân Nguyễn Thiện Tộ cho biết mang tới triển lãm 14 cổ vật đều là đồ gốm thời Lý, Trần, Lê. "Các hiện vật trưng bày đều có niên đại lâu đời, phong phú về loại hình. Thưởng ngoại chúng, mọi người có thể hiểu thêm về nét văn hóa dân tộc", ông Tộ nói.
Trong 150 cổ vật triển lãm, hơn một nửa là các hiện vật của nhà sưu tập tư nhân. Chủ yếu là các đồ gốm trong sinh hoạt, tượng thờ dân gian, pháp lam thời Nguyễn, kiếm, hộp đựng.
Quỳnh Trần