Mỗi dịp năm mới, bộ tác phẩm 12 con giáp của danh họa được nhắc đến nhiều tại diễn đàn, chuyên trang nghệ thuật. Những bức họa cũng được nhiều đơn vị sử dụng làm lịch Tết.

Bộ tranh gồm 12 tác phẩm, mô tả hình ảnh những con giápkèm theo đề từ. khắc họa chú chuột bên cạnh củ cà rốt và cây cải thảo. Sửu vẽ bóng lưng trâu dưới rặng liễu. Dần vẽ con hổ giấu mặt. Mão mô tả con thỏ dưới cành hoa mộc tê. Thìn vẽ đầu rồng và móng vuốt trên nền những đám mây đen cuồn cuộn. Tỵ là hình ảnh con rắn đang bò dưới mặt đất. Ngọ là khoảnh khắc chú ngựa thoát dây cương. Mùi mô tả con dê đang gặm cỏ. Thân vẽ khỉ ăn cắp quả đào tiên. Dậu tái hiện cảnh gà mẹ dẫn đàn con đi kiếm ăn. Tuất mô tả chú chó đang sủa. Hợi là hình ảnh ba chú lợn đang tìm kiếm thức ăn trên bãi cỏ.

12-con-giap-te-bach-thach-3-2053-1673861609.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=0IGbKkKtjuuazwn8Bo4m9w

Bức "Mão".

Theo QQ, đây là tác phẩm hiếm hoi về 12 con giáp của Tề Bạch Thạch. Mỗi con vật được miêu tả một cách sống động. "Bố cục đầy kỳ quái và biến đổi linh hoạt, khiến người xem phải trầm trồ: sao những bức tranh này lại được vẽ bởi một cụ già 80 tuổi (tuổi của Tề Bạch Thạch khi sáng tác tranh) thật giàu sức tưởng tượng", trang này viết.

Lữ Hiểu - Nhà nghiên cứu tại Học viện Mỹ thuật Bắc Kinh - cho biết mỗi con vật được miêu tả theo góc nhìn riêng biệt của họa sĩ. Con trâu, lợn... lấy cảm hứng từ thời thơ ấu của Tề Bạch Thạch. Thuở đó, nhà nghèo, họa sĩ một buổi đi học, một buổi chăn trâu. Khi mặt trời khuất bóng, bà nội tựa cửa ngóng cháu trai dắt trâu về. Nhà họa sĩ cũng nuôi rất nhiều lợn. Sau này, Tề Bạch Thạch sống ở Bắc Kinh nhưng những ký ức đó luôn đọng lại trong tâm trí ông và được đưa vào trong nhiều tác phẩm.

Trên bức vẽ con khỉ, họa sĩ viết: "Kẻ trộm đã nhìn lại, tất có e ngại. Là người trên đời, ắt có liêm sỉ, đạo nghĩa. Bạch Thạch 80 tuổi vẽ và đề 22 chữ". Theo Lữ Hiểu, Tề Bạch Thạch muốn châm biếm, đả kích một số kẻ xấu xatrong xã hội. Trong khi đó, bức Mão lấy cảm hứng từ hình ảnh thỏ ngọc của Hằng Nga. Với ngụ ý năm hổ may mắn, tốt lành, họa sĩ không miêu tả nguyên hình con vật mà chỉ lộ phần lưng, thể hiện nét "hiền lành, hồn nhiên".

12 con giáp của Tề Bạch Thạch

Hành trình ra đời tác phẩm được họa sĩ ghi lại trong phần đề từ.Nhà sưu tập Quan Úy Sơn vốn yêu thích tài năng của Tề Bạch Thạch, sở hữu nhiều tác phẩm quý giá của ông. Quan Úy Sơn đề nghị họa sĩ vẽ 12 con giáp. Ban đầu, ông từ chối vì không được thấy con rồng thật. Ông không muốn phá vỡ nguyên tắc "không bao giờ vẽ những thứ mình chưa từng nhìn thấy". Nhà sưu tập không bỏ cuộc, đề nghị chia 12 con giáp thành nhiều phần. Mỗi năm, nhà sưu tập đặt hàng hai hoặc ba bức từ họa sĩ. Cuối cùng, ông thuyết phục được Tề Bạch Thạch vẽ rồng, sưu tầm trọn vẹn bộ tác phẩm. Cả hai sau đó cũng trở thành bạn tâm giao, thường hàn huyên về nghệ thuật.

Theo Học viện Mỹ thuật Bắc Kinh, họa sĩ vẽ bức đầu tiên về con ngựa, vào năm 1940. Bốn năm sau, ông hoàn thành bộ tác phẩm. Khi nhận bức cuối cùng - con khỉ, nhà sưu tập Quan Úy Sơn nhờ Tề Bạch Thạch viết phần tái bút. Lúc này họa sĩ 80 tuổi, vui vẻ viết, trong đó có câu: "Sau bốn năm làm việc chăm chỉ, 12 tác phẩm tụ hội thành một".

Họa sĩ Trần Đan Thanh nhận định thời gian sáng tác kéo dài, mỗi bức một thời điểm nên nhóm tác phẩm đa dạng về phong cách, bố cục, bút pháp, thậm chí là màu mực. Điều đó vô tình giúp bộ tranh có nét thú vị riêng. "Không cần so sánh hay xếp tranh vào lịch sử của giới hội họa. Những bức tranh tự có sức hút", Trần Đan Thanh nói.

Tranh nằm trong 73 tác phẩm của Tề Bạch Thạch được Quan Uy Sơn hiến tặng cho Bộ Văn hóa Trung Quốc, năm 1959. Sau đó Bộ chuyển giao cho Học viện Mỹ thuật Bắc Kinh lưu giữ. Đến nay, tác phẩm được trưng bày hai lần.

12-con-giap-te-bach-thach-8-3414-1673861609.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=muo4H9LmwSXUCEfHPsdxDQ

Tranh vẽ con khỉ ăn cắp đào tiên.

Tề Bạch Thạch (1864-1957) là tên tuổi của hội họa Trung Quốc, sở trường vẽ sơn thủy, hoa lá, chim cá. Theo thống kê do ArtPrice - công ty nghiên cứu thị trường của Pháp - thực hiện, Tề Bạch Thạch xếp thứ ba toàn cầu trong danh sách họa sĩ có tác phẩm bán được nhiều tiền nhất năm 2009, sau Andy Warhol và Picasso. Sinh thời, danh họa Picasso nói: "Tôi không dám đến Trung Quốc, bởi vì ở đó có Tề Bạch Thạch".

Theo ThePaper, Tề Bạch Thạch từng nói: "Cái hay của tranh nằm ở giữa 'giống' và 'không giống'. Giống thì tầm thường quá, thiếu tư tưởng và góc nhìn của nghệ sĩ, mà không giống thì là lừa phỉnh người xem". Ông còn từng khuyên các học trò: "Học ta thì sống mà giống ta thì chết", nhắc học trò tìm tòi sự khác biệt, nếu không tác phẩm sẽ không có sức sống lâu bền.

Hiểu Nhân (ảnh: Học viện Mỹ thuật Bắc Kinh)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022