TRANH0559.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=ZnP9f9wJw2rg3ppLcUqrww

Triển lãm "Trong ngọc trắng ngà" khai mạc tại nhà hàng Madame Lân, Đà Nẵng, từ 22/12, nhân kỷ niệm 100 năm thành lập trường Mỹ thuật Đông Dương. Sự kiện là cuộc hội ngộ đặc biệt, tái hiện từng giai đoạn lịch sử nghệ thuật của giáo viên lẫn học viên trường, trong đó có Tô Ngọc Vân, Nguyễn Tường Lân, Trần Văn Cẩn... Toàn bộ tác phẩm thuộc sở hữu của Quỹ Phù Sa Art Foundation, được vận chuyển từ Hà Nội tới Đà Nẵng. Ace Lê - nhà nghiên cứu mỹ thuật kiêm sáng lập Lân Tinh Foundation - trực tiếp giám tuyển.

35 tác phẩm của 14 danh họa được xếp thành năm cụm chính, giới thiệu nhóm giảng viên, sinh viên từng bộ môn. Các tác phẩm khai thác khía cạnh mới của nghệ thuật Đông Dương, từ học nghệ tại trường, sự hình thành, phát triển các nhóm nghệ sĩ, đến quyết định di cư và ảnh hưởng của họ khi xa quê hương. Dưới đây là 10 bức họa được khán giả xem nhiều nhất.

Thiếu nữ Bắc kỳ ngồi xếp chân được Nguyễn Nam Sơn (1890-1973) vẽ bằng chì than, chì màu trên giấy tôn, thêm màu nước và phấn trắng, hoàn thiện năm 1931-1932. Tranh tái hiện dáng ngồi của cô gái diện áo tứ thân, khăn mỏ quạ, quần nái đen, đằng sau là nón lá.

Nguyễn Nam Sơn cùng Victor Tardieu đồng sáng lập trường Mỹ thuật Đông Dương. Từ nhỏ, ông được tiếp cận chữ Nho, thư pháp và tranh thủy mặc. Giai đoạn 1920-1921, ông làm việc tại Hội quán Sinh viên Annam do Paul Monet thành lập, nhờ đó quen biết Victor Tardieu. Từ đây, Nguyễn Nam Sơn dần nắm vững các kỹ thuật hội họa Hàn lâm Tây phương.

Triển lãm "Trong ngọc trắng ngà" khai mạc tại nhà hàng Madame Lân, Đà Nẵng, từ 22/12, nhân kỷ niệm 100 năm thành lập trường Mỹ thuật Đông Dương. Sự kiện là cuộc hội ngộ đặc biệt, tái hiện từng giai đoạn lịch sử nghệ thuật của giáo viên lẫn học viên trường, trong đó có Tô Ngọc Vân, Nguyễn Tường Lân, Trần Văn Cẩn... Toàn bộ tác phẩm thuộc sở hữu của Quỹ Phù Sa Art Foundation, được vận chuyển từ Hà Nội tới Đà Nẵng. Ace Lê - nhà nghiên cứu mỹ thuật kiêm sáng lập Lân Tinh Foundation - trực tiếp giám tuyển.

35 tác phẩm của 14 danh họa được xếp thành năm cụm chính, giới thiệu nhóm giảng viên, sinh viên từng bộ môn. Các tác phẩm khai thác khía cạnh mới của nghệ thuật Đông Dương, từ học nghệ tại trường, sự hình thành, phát triển các nhóm nghệ sĩ, đến quyết định di cư và ảnh hưởng của họ khi xa quê hương. Dưới đây là 10 bức họa được khán giả xem nhiều nhất.

Thiếu nữ Bắc kỳ ngồi xếp chân được Nguyễn Nam Sơn (1890-1973) vẽ bằng chì than, chì màu trên giấy tôn, thêm màu nước và phấn trắng, hoàn thiện năm 1931-1932. Tranh tái hiện dáng ngồi của cô gái diện áo tứ thân, khăn mỏ quạ, quần nái đen, đằng sau là nón lá.

Nguyễn Nam Sơn cùng Victor Tardieu đồng sáng lập trường Mỹ thuật Đông Dương. Từ nhỏ, ông được tiếp cận chữ Nho, thư pháp và tranh thủy mặc. Giai đoạn 1920-1921, ông làm việc tại Hội quán Sinh viên Annam do Paul Monet thành lập, nhờ đó quen biết Victor Tardieu. Từ đây, Nguyễn Nam Sơn dần nắm vững các kỹ thuật hội họa Hàn lâm Tây phương.

TRANH0719.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=xE9n3C4PTNhjdBb9Q_TxoQ

Bóng trời soi ruộng nước là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Joseph Inguimberty (1896-1971), chất liệu sơn dầu trên toan, hoàn thành khoảng thập niên 1930-1940. Do ảnh hưởng bởi trường phái ấn tượng, ông thường xuyên tổ chức các lớp dã ngoại, tạo điều kiện để sinh viên trường Mỹ thuật Đông Dương thực hành vẽ trực họa ngoài trời.

Nhiều tài liệu cho biết Joseph Inguimberty thích cảnh đồng ruộng Ba Vì nhìn từ rặng Sơn Tây, do đó cho người dựng lều sát ruộng để làm xưởng vẽ, tiện nghiên cứu một quang cảnh khi ánh sáng thay đổi qua các buổi trong ngày.

Bóng trời soi ruộng nước là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Joseph Inguimberty (1896-1971), chất liệu sơn dầu trên toan, hoàn thành khoảng thập niên 1930-1940. Do ảnh hưởng bởi trường phái ấn tượng, ông thường xuyên tổ chức các lớp dã ngoại, tạo điều kiện để sinh viên trường Mỹ thuật Đông Dương thực hành vẽ trực họa ngoài trời.

Nhiều tài liệu cho biết Joseph Inguimberty thích cảnh đồng ruộng Ba Vì nhìn từ rặng Sơn Tây, do đó cho người dựng lều sát ruộng để làm xưởng vẽ, tiện nghiên cứu một quang cảnh khi ánh sáng thay đổi qua các buổi trong ngày.

TRANH0661.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=V_j_HKgjAEiHHpZYunzMCQ

Thiếu nữ trên tràng kỷ, chất liệu sơn dầu trên toan, ra đời khoảng thập niên 1940-1950. Danh họa Jean Volang (1921-2005) tái hiện dáng ngồi thong thả của thiếu nữ nhà quyền quý. Ông theo đuổi trường phái ấn tượng, tác phẩm đậm chất thơ, nhạy cảm và tinh tế trong cách dùng màu sắc, đường cọ.

Jean Volang học khóa XVI trường Mỹ thuật Đông Dương (1942-1945). Khóa của ông không có cơ hội hoàn thành vì trường phải đóng cửa khi Nhật đảo chính Pháp. Trước khi bén duyên hội họa, ông có bảy năm nghiên cứu nghệ thuật Hy Lạp, La Mã. Ông từng đoạt giải Grand Prix du Salon Unique d’Indochine (1943). Năm 1949, ông định cư Pháp.

Thiếu nữ trên tràng kỷ, chất liệu sơn dầu trên toan, ra đời khoảng thập niên 1940-1950. Danh họa Jean Volang (1921-2005) tái hiện dáng ngồi thong thả của thiếu nữ nhà quyền quý. Ông theo đuổi trường phái ấn tượng, tác phẩm đậm chất thơ, nhạy cảm và tinh tế trong cách dùng màu sắc, đường cọ.

Jean Volang học khóa XVI trường Mỹ thuật Đông Dương (1942-1945). Khóa của ông không có cơ hội hoàn thành vì trường phải đóng cửa khi Nhật đảo chính Pháp. Trước khi bén duyên hội họa, ông có bảy năm nghiên cứu nghệ thuật Hy Lạp, La Mã. Ông từng đoạt giải Grand Prix du Salon Unique d’Indochine (1943). Năm 1949, ông định cư Pháp.

TRANH0842.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=kD_mz8ECLf36o-dN29QZqg

Bức Trên băng ghế hồng do Alix Aymé (1894-1989) thực hiện khoảng thập niên 1960-1970, chất liệu sơn mài. Cách Alix Aymé vẽ phụ nữ Việt khác với đồng nghiệp nam người Pháp của bà. Nhiều tài liệu cho biết danh họa gần gũi với các vú em, tin tưởng giao họ chăm sóc hai con trai, do đó qua nét vẽ của bà, họ hiện ra như người thân, bạn tốt.

Alix Aymé tốt nghiệp ngành mỹ thuật, âm nhạc tại Học viện Toulouse, Pháp. Bà đến Hà Nội vào thập niên 1920, quay lại đây năm 1931. Tại Hà Nội, bà vừa dạy vẽ ở trường phổ thông, vừa nghiên cứu sơn mài truyền thống Việt Nam và tranh lụa, tranh khắc gỗ. Sau đó, bà được Victor Tardieu bổ nhiệm làm giảng viên chính thức ở trường Mỹ thuật Đông Dương.

Bức Trên băng ghế hồng do Alix Aymé (1894-1989) thực hiện khoảng thập niên 1960-1970, chất liệu sơn mài. Cách Alix Aymé vẽ phụ nữ Việt khác với đồng nghiệp nam người Pháp của bà. Nhiều tài liệu cho biết danh họa gần gũi với các vú em, tin tưởng giao họ chăm sóc hai con trai, do đó qua nét vẽ của bà, họ hiện ra như người thân, bạn tốt.

Alix Aymé tốt nghiệp ngành mỹ thuật, âm nhạc tại Học viện Toulouse, Pháp. Bà đến Hà Nội vào thập niên 1920, quay lại đây năm 1931. Tại Hà Nội, bà vừa dạy vẽ ở trường phổ thông, vừa nghiên cứu sơn mài truyền thống Việt Nam và tranh lụa, tranh khắc gỗ. Sau đó, bà được Victor Tardieu bổ nhiệm làm giảng viên chính thức ở trường Mỹ thuật Đông Dương.

TRANH0760.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=zP6J57GTddS4w3Dqhipolw

Bức sơn mài Phong cảnh trung du Bắc kỳ được Phạm Hậu (1903-1994) vẽ vào thập niên 1940, từng là một phần của bộ cánh tủ mỹ nghệ, mời gọi người xem bước vào thế giới thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ. Các biến thể màu sắc như màu nâu cánh gián, vàng, đỏ son, đen... đem đến hoạt cảnh sinh động. Họa sĩ sử dụng kỹ thuật gạch nét đan lưới tạo các chi tiết nhỏ nhằm mang lại góc nhìn bao quát từ trên xuống.

Phạm Hậu tốt nghiệp khóa V trường Mỹ thuật Đông Dương (1929-1934). Tác phẩm của ông chủ yếu thuộc nhóm hội họa trang trí, nhấn vào chủ đề phong cảnh, muông thú thuần Á Đông. Họa sĩ sản xuất, trưng bày tác phẩm tại xưởng của ông tại làng Đông Ngạc, Hà Nội.

Bức sơn mài Phong cảnh trung du Bắc kỳ được Phạm Hậu (1903-1994) vẽ vào thập niên 1940, từng là một phần của bộ cánh tủ mỹ nghệ, mời gọi người xem bước vào thế giới thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ. Các biến thể màu sắc như màu nâu cánh gián, vàng, đỏ son, đen... đem đến hoạt cảnh sinh động. Họa sĩ sử dụng kỹ thuật gạch nét đan lưới tạo các chi tiết nhỏ nhằm mang lại góc nhìn bao quát từ trên xuống.

Phạm Hậu tốt nghiệp khóa V trường Mỹ thuật Đông Dương (1929-1934). Tác phẩm của ông chủ yếu thuộc nhóm hội họa trang trí, nhấn vào chủ đề phong cảnh, muông thú thuần Á Đông. Họa sĩ sản xuất, trưng bày tác phẩm tại xưởng của ông tại làng Đông Ngạc, Hà Nội.

TRANH0776.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=ZVPO7jY8IvhxI-Z7rGHNkw

Thiếu nữ mặc yếm đượckhán giả quan tâm tại triển lãm.Nguyễn Tường Lân hoàn thiện tranh năm 1937, nhấn vào màu nước, bột màu trên lụa. Tác phẩm khắc họa cảnh thôn nữ đứng dưới tán xoan bên rặng trúc. Cô chít khăn mỏ quạ, bận váy lĩnh, buông vai áo tứ thân theo chiều gió. Vạt áo xanh lục lam làm nổi bật yếm vàng và dải thắt lưng tím, dệt bảng màu mới lạ. Cô nhìn xuống chú heo con, lúc này đang ngắm khóm xoan mới nhú. Tư thế chủ động của cô gái thể hiện góc nhìn phá cách, tự tin của họa sĩ.

Nguyễn Tường Lân (1906-1946) - một trong bốn họa sĩ nổi tiếng thời kỳ đầu của nền mỹ thuật Việt Nam, cùng Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, nổi tiếng trong câu: "Nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn". Ông học khóa 4 trường Mỹ thuật Đông Dương (1928-1933). Sau tốt nghiệp, danh họa mở xưởng vẽ tại Hà Nội. Ông sáng tác nhiều tác phẩm, đa dạng chất liệu như sơn dầu, sơn mài, lụa, khắc gỗ, bột màu nhưng đến nay, tranh của họa sĩ không còn nhiều.

Thiếu nữ mặc yếm đượckhán giả quan tâm tại triển lãm.Nguyễn Tường Lân hoàn thiện tranh năm 1937, nhấn vào màu nước, bột màu trên lụa. Tác phẩm khắc họa cảnh thôn nữ đứng dưới tán xoan bên rặng trúc. Cô chít khăn mỏ quạ, bận váy lĩnh, buông vai áo tứ thân theo chiều gió. Vạt áo xanh lục lam làm nổi bật yếm vàng và dải thắt lưng tím, dệt bảng màu mới lạ. Cô nhìn xuống chú heo con, lúc này đang ngắm khóm xoan mới nhú. Tư thế chủ động của cô gái thể hiện góc nhìn phá cách, tự tin của họa sĩ.

Nguyễn Tường Lân (1906-1946) - một trong bốn họa sĩ nổi tiếng thời kỳ đầu của nền mỹ thuật Việt Nam, cùng Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, nổi tiếng trong câu: "Nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn". Ông học khóa 4 trường Mỹ thuật Đông Dương (1928-1933). Sau tốt nghiệp, danh họa mở xưởng vẽ tại Hà Nội. Ông sáng tác nhiều tác phẩm, đa dạng chất liệu như sơn dầu, sơn mài, lụa, khắc gỗ, bột màu nhưng đến nay, tranh của họa sĩ không còn nhiều.

TRANH0627.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=FTtA5d1mF2AoSd0xvnhLxA

Bức Gội đầu do Trần Văn Cẩn (1910-1994) sáng tác năm 1940, đoạt giải Nhất tại triển lãm của Nghệ thuật Annam (Farta) ba năm sau đó. Tác phẩm lấy cảm hứng từ tranh Hàng Trống và tranh phù thế Nhật (ukiyo-e), đặc tả thôn nữ tắm gội sau một ngày làm nông. Dáng đứng vững chãi, làm bàn tựa cho nửa thân trên, giải phóng bầu ngực cùng suối tóc tuôn dài. Sự phóng khoáng này đối lập với phong thái đoan trang, kín kẽ của tiểu thư Hà thành trong tranh Đông Dương, vốn thường dựa bàn hay nép sau rèm.

​​​​​Phiên bản trưng bày tại triển lãm "Trong ngọc trắng ngà" là bản in lưới, do Xưởng Mỹ thuật Quốc gia thực hiện vào thập niên 1980. Dù là chân dung khỏa thân, Gội đầu được đưa vào bộ tem "Hội họa Việt Nam" (1995) của Cục Bưu chính.

Trần Văn Cẩn (1910-1994) tốt nghiệp thủ khoa khóa VII (1931-1936) trường Mỹ thuật Đông Dương. Ký họa màu nước của ông trở thành ký ức, giai thoại hay những câu chuyện phản ánh hiện thực cuộc sống. Em Thúy là tác phẩm nổi bật của ông, được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2013.

Bức Gội đầu do Trần Văn Cẩn (1910-1994) sáng tác năm 1940, đoạt giải Nhất tại triển lãm của Nghệ thuật Annam (Farta) ba năm sau đó. Tác phẩm lấy cảm hứng từ tranh Hàng Trống và tranh phù thế Nhật (ukiyo-e), đặc tả thôn nữ tắm gội sau một ngày làm nông. Dáng đứng vững chãi, làm bàn tựa cho nửa thân trên, giải phóng bầu ngực cùng suối tóc tuôn dài. Sự phóng khoáng này đối lập với phong thái đoan trang, kín kẽ của tiểu thư Hà thành trong tranh Đông Dương, vốn thường dựa bàn hay nép sau rèm.

​​​​​Phiên bản trưng bày tại triển lãm "Trong ngọc trắng ngà" là bản in lưới, do Xưởng Mỹ thuật Quốc gia thực hiện vào thập niên 1980. Dù là chân dung khỏa thân, Gội đầu được đưa vào bộ tem "Hội họa Việt Nam" (1995) của Cục Bưu chính.

Trần Văn Cẩn (1910-1994) tốt nghiệp thủ khoa khóa VII (1931-1936) trường Mỹ thuật Đông Dương. Ký họa màu nước của ông trở thành ký ức, giai thoại hay những câu chuyện phản ánh hiện thực cuộc sống. Em Thúy là tác phẩm nổi bật của ông, được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2013.

TRANH0852.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=DNUVwYq7rzVOGiqNa4pZYQ

Hoàng Tích Chù (1912-2003) vẽ Bản giao hưởng trắng bằng sơn dầu trên toan năm 1975, sau khi kháng chiến chống Mỹ kết thúc. Họa sĩ chiêm niệm về thế cuộc và hòa hợp dân tộc qua hình ảnh hai chị em trong tà áo dài trắng. Nhân vật trong tranh được cho là lấy hình mẫu từ vợ tác giả - bà Hoàng Diệu Trinh, người đẹp ở phố Hàng Bạc, Hà Nội xưa.

Họa sĩ tốt nghiệp khóa XI trường Mỹ thuật Đông Dương (1936-1941), là giảng viên Đại học Mỹ thuật Hà Nội từ 1956 đến 1969. Ông gắn với lịch sử sơn mài, kéo dài bền bỉ hơn 60 năm, tác phẩm nổi tiếng nhất là Tổ đổi công (1958). Hoàng Tích Chù được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt II về văn học nghệ thuật năm 2000.

Hoàng Tích Chù (1912-2003) vẽ Bản giao hưởng trắng bằng sơn dầu trên toan năm 1975, sau khi kháng chiến chống Mỹ kết thúc. Họa sĩ chiêm niệm về thế cuộc và hòa hợp dân tộc qua hình ảnh hai chị em trong tà áo dài trắng. Nhân vật trong tranh được cho là lấy hình mẫu từ vợ tác giả - bà Hoàng Diệu Trinh, người đẹp ở phố Hàng Bạc, Hà Nội xưa.

Họa sĩ tốt nghiệp khóa XI trường Mỹ thuật Đông Dương (1936-1941), là giảng viên Đại học Mỹ thuật Hà Nội từ 1956 đến 1969. Ông gắn với lịch sử sơn mài, kéo dài bền bỉ hơn 60 năm, tác phẩm nổi tiếng nhất là Tổ đổi công (1958). Hoàng Tích Chù được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt II về văn học nghệ thuật năm 2000.

TRANH0543.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=JhQyEwlrO1IbnlH8k10YUA

Bức Tắm tiên của Lê Phổ (1907-2001) thu hút nhiều nhà sưu tầm khi trưng bày tại Đà Nẵng, là thử nghiệm táo bạo, vượt khỏi lễ giáo Nho học mà họa sĩ được giáo dục từ bé. Tranh vẽ bằng màu nước, bột màu trên lụa vào năm 1930. Giai đoạn đầu sự nghiệp, ông hướng đến phong cách hậu ấn tượng, khắc họa tạo hình phụ nữ Việt qua đường nét mềm mại và tỷ lệ giải phẫu ước lệ.

Lê Phổ sinh năm 1907 tại tỉnh Hà Đông (cũ), tốt nghiệp khóa I trường Mỹ thuật Đông Dương (1925-1930). Ông được xưng tụng là "danh họa Việt trên đất Pháp". Tên tuổi ông nằm trong nhóm tứ kiệt của hội họa Việt Nam, bên cạnh Mai Trung Thứ, Lê Thị Lựu, Vũ Cao Đàm. Từ năm 1937, ông sang Pháp và định cư đến khi qua đời năm 2001. Họa sĩ có nhiều tranh đấu giá triệu USD.

Bức Tắm tiên của Lê Phổ (1907-2001) thu hút nhiều nhà sưu tầm khi trưng bày tại Đà Nẵng, là thử nghiệm táo bạo, vượt khỏi lễ giáo Nho học mà họa sĩ được giáo dục từ bé. Tranh vẽ bằng màu nước, bột màu trên lụa vào năm 1930. Giai đoạn đầu sự nghiệp, ông hướng đến phong cách hậu ấn tượng, khắc họa tạo hình phụ nữ Việt qua đường nét mềm mại và tỷ lệ giải phẫu ước lệ.

Lê Phổ sinh năm 1907 tại tỉnh Hà Đông (cũ), tốt nghiệp khóa I trường Mỹ thuật Đông Dương (1925-1930). Ông được xưng tụng là "danh họa Việt trên đất Pháp". Tên tuổi ông nằm trong nhóm tứ kiệt của hội họa Việt Nam, bên cạnh Mai Trung Thứ, Lê Thị Lựu, Vũ Cao Đàm. Từ năm 1937, ông sang Pháp và định cư đến khi qua đời năm 2001. Họa sĩ có nhiều tranh đấu giá triệu USD.

TRANH0679.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=SQXOWigtpwJg3tH1NaOzKw

Giao ước vòng ngọc - một trong những tác phẩm nổi bật của Vũ Cao Đàm (1908-2000) - hoàn thành năm 1066 bằng chất liệu sơn dầu trên toan.

Vũ Cao Đàm là họa sĩ, nhà điêu khắc hàng đầu, có nhiều tác phẩm tranh, tượng được triển lãm trên thế giới. Từ thập niên 1960, Vũ Cao Đàm được Lê Phổ giới thiệu cho phòng tranh Wally Findlay ở New York, Mỹ. Hai danh họa nhanh chóng gặt hái thành công thương mại, đa số là sáng tác sơn dầu màu sắc tươi tắn, phù hợp với thị hiếu Mỹ những năm 1960-1970.

Giao ước vòng ngọc - một trong những tác phẩm nổi bật của Vũ Cao Đàm (1908-2000) - hoàn thành năm 1066 bằng chất liệu sơn dầu trên toan.

Vũ Cao Đàm là họa sĩ, nhà điêu khắc hàng đầu, có nhiều tác phẩm tranh, tượng được triển lãm trên thế giới. Từ thập niên 1960, Vũ Cao Đàm được Lê Phổ giới thiệu cho phòng tranh Wally Findlay ở New York, Mỹ. Hai danh họa nhanh chóng gặt hái thành công thương mại, đa số là sáng tác sơn dầu màu sắc tươi tắn, phù hợp với thị hiếu Mỹ những năm 1960-1970.

image007-1703670224.png?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=GbOisEd_HpVYJGD0NuyiyA

Bà Lê Hoàng Nam Phương - sáng lập Phù Sa Art Foundation - cho biết triển lãm không chỉ là hành trình hồi tưởng quá khứ, mà còn là cầu nối hiện tại và tương lai mỹ thuật Việt.

"Là nhà nghiên cứu và thực hành nghệ thuật, tôi hiểu rõ vai trò, giá trị của những tác phẩm hội họa Đông Dương trong dòng chảy mỹ thuật bản địa. Phù Sa Art Foundation mong muốn đưa những di sản văn hóa này ra công chúng, góp phần giúp người trẻ đang thực hành mỹ thuật tại Việt Nam có cơ hội nhìn ngắm, nghiên cứu, đánh giá và học hỏithế hệ đi trước", bà Nam Phương nói.

Triển lãm "Trong ngọc trắng ngà" tiếp tục mở cửa miễn phí đến hết 7/1/2024, vào 9h đến 20h mỗi ngày, tại tầng 4, nhà hàng Madame Lân (4 Bạch Đằng, Thạch Thang, Hải Châu, Đà Nẵng) - hai lần đoạt giải TripAdvisor Traveller Choice suốt 11 năm hoạt động.

Bà Lê Hoàng Nam Phương - sáng lập Phù Sa Art Foundation - cho biết triển lãm không chỉ là hành trình hồi tưởng quá khứ, mà còn là cầu nối hiện tại và tương lai mỹ thuật Việt.

"Là nhà nghiên cứu và thực hành nghệ thuật, tôi hiểu rõ vai trò, giá trị của những tác phẩm hội họa Đông Dương trong dòng chảy mỹ thuật bản địa. Phù Sa Art Foundation mong muốn đưa những di sản văn hóa này ra công chúng, góp phần giúp người trẻ đang thực hành mỹ thuật tại Việt Nam có cơ hội nhìn ngắm, nghiên cứu, đánh giá và học hỏithế hệ đi trước", bà Nam Phương nói.

Triển lãm "Trong ngọc trắng ngà" tiếp tục mở cửa miễn phí đến hết 7/1/2024, vào 9h đến 20h mỗi ngày, tại tầng 4, nhà hàng Madame Lân (4 Bạch Đằng, Thạch Thang, Hải Châu, Đà Nẵng) - hai lần đoạt giải TripAdvisor Traveller Choice suốt 11 năm hoạt động.

Hiếu Châu Ảnh: Phù Sa Art Foundation

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022