Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH Campus) là một trong số những dự án trọng điểm của chính phủ Việt Nam thực hiện theo đề án quốc gia “Xây dựng các trường đại học xuất sắc”. Với nhiệm vụ lập nên một trường đại học đẳng cấp thế giới và đưa các tiêu chuẩn giáo dục quốc tế vào Việt Nam, nhằm nâng vị thế của các trường đại học Việt Nam trên bình diện thế giới, để sánh ngang với các trường đại học khoa học và công nghệ lớn như: Paris Saclay (Pháp), Lille UST (Pháp), NUST (Singapore) HKUST (Hongkong).  

USTHCampus.jpgMô hình tổng thể nhìn từ hướng Tây  

Dự án trải qua cuộc thi tuyển phương án kiến trúc và đấu thầu quốc tế, theo quy trình xét tuyển và lựa chọn nhà thầu được cung cấp bởi Công ty Phase-eins đến từ Đức là nhà thầu tổ chức các cuộc thi tuyển quốc tế, được thực hiện bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam dưới sự hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB). Cuộc thi đã thu hút sự tham gia của 47 liên danh các công ty tư vấn quốc tế hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế trường đại học. 

Được hội đồng ban giám khảo đánh giá suất sắc nhất, phương án của Liên danh nhà thầu AS Architecture Studio,VHA Architects, Ingerop và Base Project đã được lựa chọn là phương án đứng đầu trong 06 phương án từ 06 liên danh nhà thầu trong danh sách ngắn của cuộc thi gồm: Auer Weber của Đức, CPG Consultants của Singapore, AREP của Pháp, Coelacanth and Associates của Nhật Bản, D’Appolonia của Italy. 

USTHCampus01.jpgMặt bằng tổng thể  

Tọa lạc tại khu đất có diện tích 65ha, thuộc Khu công nghệ cao Hòa Lạc tại Hà Nội, nằm trong khu đất có hệ thống mặt hồ tự nhiên lớn và địa hình đa dạng, dự án Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội có quy mô diện tích khoảng 243.600 mét vuông sàn, có sức chứa 5.000 sinh viên cho giai đoạn 1. Giai đoạn 2 dự kiến đến năm 2030 sẽ mở rộng cho khoảng 15,000 sinh viên. Dự án chia thành 4 khu chính: khu hành chính; khu cơ sở vật chất và nghiên cứu; khu đào tạo nâng chuyên ngành; khu ký túc xá và thể thao, hiện tại có 6 khoa đào tạo chuyên ngàng sau đại học, đáng chú ý là các khoa như: công nghệ Nano, công nghệ vũ trụ, năng lượng tái tạo. Toàn bộ các hạng mục chức năng trên sẽ hợp thành một cấu trúc khép kín, tiện nghi như một thành phố khoa học nhỏ với đầy đủ cơ sở vật chất nghiên cứu và giảng dạy cùng các tiện ích sinh hoạt hiện đại. 

USTHCampus02.jpgPhối cảnh tổng thể  

USTHCampus03.jpgToà nhà trung tâm học tập, thư viện, sảnh đón

AS Architecture Studio và VHA Architects đã đề xuất một ý tưởng kiến trúc sinh thái biến USTH Campus thành trường đại học đầu tiên ở Việt Nam theo mô hình kiến trúc xanh của Châu Âu và Thế giới. Ý tưởng tạo nên một cấu trúc cảnh quan đặc sắc, cung cấp cho các nhà nghiên cứu, các sinh viên và giảng viên một môi trường sống và làm việc gắn liền với thiên nhiên. Ở đây mặt hồ nước được giữ lại tối đa về diện tích cũng như hình dáng tự nhiên vốn có và được hoàn thiện bằng các giải pháp kiến trúc cảnh quan để biến nó trở thành trái tim trong tổng thể của dự án (được gọi là Công Viên Nước). Toàn bộ 4 khu chức năng chính được bố trí như những vệ tinh xung quanh, hướng vào “Công viên nước” và quảng trường trung tâm. Khu trung tâm với diện tích mặt nước, cây xanh và quảng trường lớn đóng vai trò như một khu vực điều tiết không khí, tạo nên một vùng khí hậu trong lành và thân thiện với thiên nhiên. Đây không chỉ là nơi tập hợp tất cả các hoạt động của trường, các buổi tụ họp thảo luận khoa học, mà còn để thưởng ngoạn và suy ngẫm trong một môi trường tự nhiên được bảo tồn. Tổng thể không gian lớn của khu trung tâm này được bố trí điểm xuyết những không gian nhỏ tạo ra sự gần gũi và thơ mộng như: quảng trường nhỏ, hồ, các kênh rạch, "hòn đảo của thưởng ngoạn ", khu vườn, đường đi dạo, cầu nhỏ.v.v..Tất cả nhằm góp phần kích thích tính sáng tạo, nâng cao niềm đam mê nghiên cứu của sinh viên, các nhà nghiên cứu và giảng viên, như một phần không thể thiếu trong cuộc sống học đường. 

USTHCampus04.jpg

USTHCampus05.jpg

USTHCampus06.jpgPhối cảnh khu nghiên cứu chuyên ngành 

USTHCampus07.jpgNội thất thư viện trung tâm  

Việc bố trí trên tổng thể linh hoạt theo bốn hướng, cho phép công trình hòa hợp dễ dàng với điều kiện khí hậu bên cạnh các giải pháp về kiến trúc và kỹ thuật nhằm giảm thiểu năng lượng mặt trời trực tiếp vào các tòa nhà và điều chỉnh gia tốc gió tự nhiên giữa các tòa nhà. Điều này làm cho dễ dàng lựa chọn định hướng Bắc-Nam đối với các khối nhà giảng đường, giúp tất cả các phòng học hướng về phía Bắc và phía Nam, đón gió tự nhiên thoáng mát, tránh nóng trong mùa hè và mở cửa cho ánh sáng tự nhiên vào mùa đông. 

USTHCampus08.jpgKhu ký túc xá 

USTHCampus09.jpgPhối cảnh không gian cảnh quan giữa các khối nhà 

USTHCampus10.jpgPhối cảnh nhìn từ  không gian mặt hồ vào khu đào tạo 

Với sự hiện diện của nước cùng với kiểu kiến trúc nhiệt đới của các tòa nhà và kỹ thuật đặc trưng được áp dụng, thể hiện tính độc đáo của USTH Campus là một trường đại học hàng đầu Việt Nam trong việc phát triển bền vững và năng lượng tái tạo. 

Ông Vũ Văn Hải, giám đốc thiết kế của VHA Architects chia sẻ về ý tưởng thiết kế:

- Đây là một dự án trường đại học mang tính đột phá, theo mô hình “Trường Đại học kiểu mới” với việc quản lý tự chủ và phương thức đào tạo đề cao việc kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành trong mỗi chương trình đào tạo, để sản phẩm nghiên cứu có thể áp dụng ngay vào thực tế. Điều này đòi hỏi chúng tôi phải nghiên cứu phát triển một mô hình mới về tổ hợp không gian quy hoạch và công trình đáp ứng sự liên kết giữa các khu vực nghiên cứu, các cụm chuyên ngàng và các phòng chức năng một cách liên tục, rõ ràng và khoa học. Tuân thủ theo phương pháp đào tạo (CDIO) (Hình thành ý tưởng – Thiết kế ý tưởng – Thực hiện – Vận hành ) đã áp dụng ở nhiều viện nghiên cứu trên thế giới như Viện Công nghệ Massachussetts.

- Để thúc đẩy sự tương tác nhiều hơn giữa con người với con người và giữa con người với thiên nhiên, chúng tôi đánh giá việc bảo tồn cảnh quan, địa hình, mặt nước tự nhiên hiện có của khu đất là việc rất quan trọng và hoàn thiện nó bằng các yếu tố kiến trúc cảnh quan. Tạo dựng một môi trường sinh thái đa dạng xung quanh các tòa nhà, tạo dựng nhiều không gian xanh dành cho sinh viên và nghiên cứu sinh có thể hoạt động bên ngoài trời. Đây là yếu tố quan trọng trong việc thiết kế công trình kiến trúc xanh và phát triển bền vững. 

- Chúng tôi cố gắng loại bỏ hình ảnh khô cứng, đơn điệu và buồn tẻ thường thấy ở các dự án mang tính chất nghiên cứu tương tự bằng cách bố cục tự do hơn, hình thái kiến trúc mềm mại hơn cộng thêm việc được bao bọc trong một môi trường sinh thái tự nhiên theo đúng nghĩa. 

Thông tin nhà thầu:

Liên danh các nhà tư vấn kiến trúc và xây dựng của Pháp gồm: Kiến trúc: và Chủ trì thiết kế: RENE HENRI Arnaud, VŨ Văn Hải. Kiến trúc sư chính: B.Cau, C.Willemin, M.Pierre, N. Habert, Kỹ sư chính: P.A.Cot, A.Vergini, F. Le Clezio,Kỹ thuật Xây dựng: INGEROP InternationalKiến trúc Cảnh Quan: BASE project 

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022