Một thư viện vinh danh nhà văn Haruki Murakami và các tác phẩm của ông vừa được khai trương vào đầu tháng 10 năm 2021 tại Tokyo. Tại đây, mọi người có thể nghiên cứu và trao đổi văn học. Thư viện cũng là nơi giao lưu của các độc giả yêu thích tác phẩm của Haruki Murakami.

Thư viện Haruki Murakami được khai trương vào mùng 1 tháng 10 tại Đại học Waseda – ngôi trường nhà văn từng theo học. Thư viện là không gian tái hiện lại nơi làm việc của ông, gồm một chiếc bàn đơn giản, các kệ sách, một chiếc máy ghi âm và thư viện còn có thêm một quán cà phê. 

kienviet-thu-vien-vinh-danh-Haruki-Murakami-giua-long-tokyo-2.jpegThư viện Haruki Murakami

Trong buổi họp báo khai trương thư viện, nhà văn chia sẻ rằng “Tôi hy vọng đây sẽ là nơi các bạn sinh viên có thể tự do trao đổi và để hiện thực hóa các ý tưởng của mình – một nơi thoải mái, độc đáo và thư giãn trong khuôn viên trường Đại học”.

Bước vào thư viện, các vị khách sẽ đi vào qua một đường hầm trong tòa nhà 5 tầng, được thiết kế và cải tạo bởi kiến trúc sư Kengo Kuma – một độc giả trung thành của nhà văn. Ông Kuma bày tỏ rằng đường hầm này là hình ảnh mà các câu chuyện của nhà văn Murakami để lại trong ông – một con đường nối liền giữa thế giới thực và thế giới siêu thực.

kienviet-thu-vien-vinh-danh-Haruki-Murakami-giua-long-tokyo-2.jpgThư viện Haruki Murakami được xây dựng tại Đại học Waseda – ngôi trường nhà văn từng theo học kienviet-thu-vien-vinh-danh-haruki-murakami.jpgCổng vòm bằng gỗ dẫn vào thư viện

Kengo Kuma sử dụng màu trắng tinh khiết cho bức tường bên ngoài tòa nhà và tạo thêm một đường hầm bằng gỗ nhấp nhô bao quanh một góc của lối vào. Cấu trúc này gồm một khung thép được bọc trong các cánh cửa gió bằng gỗ có chiều rộng khác nhau để tạo ra một vẻ ngoài tự nhiên.

Đường hầm bên ngoài cửa được nối tiếp vào bên trong dẫn tới một trong những điểm chính của công trình cải tạo này. Đó là giá sách ở cầu thang, nơi sẽ trưng bày các bản thảo tiểu thuyết của Murakami phiên bản đầu tiên. Được bao quanh bởi một cổng vòm có mái che, đường hầm bằng gỗ bên trong này giống như một lối đi ấm áp, chào đón vào thư viện.

kienviet-thu-vien-vinh-danh-Haruki-Murakami-giua-long-tokyo-5.jpgThư viện hiện đang lưu giữ khoảng 3.000 cuốn sách, bản thảo và các tài liệu khác của Murakami

Thư viện có tên gọi chính thức là Ngôi nhà Văn học Quốc tế Waseda, hiện đang lưu giữ khoảng 3.000 cuốn sách, bản thảo và các tài liệu khác của Murakami, bao gồm các bản dịch tác phẩm bằng hàng chục ngôn ngữ khác nhau. Ở sảnh cạnh thư viện có một phòng âm thanh trưng bày các bản thu âm, một số chúng được đánh dấu là “Petercat” – tên quán bar nhạc Jazz mà nhà văn sở hữu sau khi ông tốt nghiệp. 

Nhà văn Murakami đùa rằng “Phải chi một nơi như thế này được xây dựng sau khi tôi đã qua đời, như vậy tôi sẽ có thể yên nghỉ và một ai khác sẽ chăm sóc nơi này. Được chứng kiến nơi đây khi còn sống khiến tôi có chút hồi hộp”.

kienviet-thu-vien-vinh-danh-Haruki-Murakami-giua-long-tokyo-2.pngThư viện có tên gọi chính thức là Ngôi nhà Văn học Quốc tế Waseda kienviet-thu-vien-vinh-danh-Haruki-Murakami-giua-long-tokyo-4.jpegThư viện bao gồm cả các bản dịch tác phẩm của Murakami bằng hàng chục ngôn ngữ khác nhau kienviet-thu-vien-vinh-danh-Haruki-Murakami-giua-long-tokyo-3.jpgThư viện trở thành không gian nghiên cứu linh hoạt

Nhà văn cũng chia sẻ rằng ông sẽ cống hiến nhiều nhất có thể cho thư viện. Tuy thư viện hiện đang tập trung chủ yếu các tác phẩm của ông, ông cũng mong rằng sẽ có thêm nhiều công trình của các tác giả khác được đưa vào đây. Như thế, “thư viện này sẽ trở thành một không gian nghiên cứu có phạm vi rộng và linh hoạt hơn”.Ông cũng chia sẻ về lý do cho sự đóng góp hào phóng của mình: “Tôi không có con, do vậy mong muốn của tôi là các bản thảo và tài nguyên của mình được gìn giữ ngay cả sau khi tôi mất”Khi Murakami phát biểu chúc mừng các sinh viên nghệ thuật sắp nhập học tại Đại học Waseda vào tháng 4, ông đã so sánh sự tồn tại các tiểu thuyết gia với hình ảnh của “ngọn đuốc” và bày tỏ hy vọng rằng ngọn lửa sẽ được truyền tiếp cho các thế hệ sau.“Tôi đã học cách viết từ các tiền bối của mình và tôi nghĩ cũng sẽ có những người tiếp tục những gì tôi đã viết. Có lẽ vì không có con nên tôi có ý thức mạnh mẽ hơn về di sản cộng đồng hoặc di sản theo một nghĩa lớn hơn và phi cá nhân, “, ông nói.

kienviet-thu-vien-vinh-danh-Haruki-Murakami-giua-long-tokyo-8.jpgDự án bắt đầu được triển khai vào năm 2018 khi Murakami đề nghị tặng bộ sưu tập tài liệu của mình cho thư viện

Dự án bắt đầu được triển khai vào năm 2018 khi Murakami đề nghị tặng bộ sưu tập tài liệu của mình cho thư viện. Đây là bộ sưu tập đã được ông mở rộng và phát triển rất nhiều trong 40 năm qua, đến mức ông không còn chỗ lưu trữ chúng tại nhà và văn phòng của mình nữa.

Tadashi Yanai, người sáng lập công ty mẹ của Uniqlo và là một cựu sinh viên Waseda, cũng đã quyên góp 1,2 tỷ yên (11 triệu USD) cho chi phí của thư viện.

Dịch: Hiếu Nghĩa | Nguồn: Tổng hợp

XEM THÊM

  • Trường mẫu giáo tích hợp thiết kế chống thiên tai
  • Sự can thiệp đương đại vào công trình lịch sử
  • Cối xay nước khổng lồ tại Triển lãm Expo 2020
Bình luận từ Facebook

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022