Những thay đổi về thời gian, con người cũng như nhu cầu sử dụng là lý do cho những đổi mới của nhà kính. Cho dù là phương án cho cách thức mới trong trồng trọt thời cổ đại hay động lực giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, thì nhà kính hiện đại cứ thế hình thành và phát triển trên trái đất.

16108197244461963699454.jpg

Theo Pliny (nhà tự nhiên học và triết học tự nhiên La Mã), dưới thời Hoàng đế La Mã Tiberius đã trồng và sử dụng trong đời sống hàng ngày một loại quả thuộc họ bầu, bí, đó chính là dưa chuột. Để trồng và có thể sử dụng những quả dưa này quanh năm trên hòn đảo Capri quê hương mình, Tiberius đã chỉ đạo xây dựng một khu trồng dưa leo riêng. Họ đã để những cây thân leo này lên các khung sắt có bánh xe, nhờ vậy những quả dưa chuột trên cây có thể được di chuyển và tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Trong khi đó, vào mùa đông chúng được di chuyển về đặt dưới sự bảo vệ của nhà kính (được làm từ các khung, tráng gương bằng đá).

Cứ như vậy, vườn trong nhà kính (Gardens Under Glass) ra đời. Minh họa cho công trình này là những bức ảnh tuyệt đẹp được chụp bởi tác giả Alan Stein và Nancy Virts, đồng thời cũng là những người sáng lập ra nhà kính Tanglewood ở Marylan (một tiểu bang vùng Trung Đại Tây Dương của Hoa Kỳ) trong quá trình đi khảo sát về sự phát triển của nhà kính ở châu Âu, Bắc Mỹ và thế giới.

Có thể tự hào rằng, sự ra đời của nhà kính góp phần thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của của thương mại toàn cầu, là hiện thân của một bước nhảy vọt lịch sử trong việc kết hợp giữa kiến trúc và cảnh quan – kéo dài mùa trồng trọt bằng cách tận dụng mọi lúc ánh sáng tự nhiên của mặt trời.

1610819726894776958264.jpg

Sau thành công của việc trồng cây trái mùa trong nhà kính, không có thêm những ý tưởng đổi mới cho loại cây mới nào được phát triển thêm. Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ XV, khi những quả cam đến châu Âu thì mọi chuyện lại khác. Vật liệu gỗ và đá được gọi là vườn cam đã giúp bảo vệ cam quýt khỏi nhiệt độ lạnh.

Ban đầu, nhà vườn này được xây dựng với mục đích đơn thuần là ngôi nhà chức năng trong trồng trọt, vậy nhưng nó càng ngày càng được thiết kế đổi mới trở nên xa hoa hơn theo thời gian, đạt đến sự sang trọng tối đa vào thế kỷ XVII tại Versailles của Louis XIV. Ở đó, vườn cam rộng đến 492feet với chiều cao 42feet cùng cửa sổ đôi, tường dày và đã sưởi ấm cho hơn 1.000 cây cam không bị lạnh cóng trong thời tiết khắc nghiệt tại nơi đây.

Tuy nhiên, công tước thứ ba của Northumberland – Hugh Percy cho rằng một tòa nhà vườn cam quýt bằng thủy tinh và đá thông thường là không đủ đối với thị trường lúc bấy giờ, ông cần một công trình phù hợp cho bộ sưu tập các loài thực vật kỳ lạ của mình – “sự thống lĩnh của giá trị các loại hoa đang được mở rộng ở Vương quốc Anh”.

1610819727635597643734.jpg

Thật may mắn cho ông khi sự tiến bộ trong kỹ thuật công nghiệp của thế kỷ XIX đang có những bước nhảy vọt lớn: Các phương pháp chế tạo thủy tinh và kim loại mới được ra đời khiến vật liệu trở nên phổ biến và có giá trị phải chăng, đồng thời cũng được tiêu chuẩn hóa giúp đẩy nhanh tiến độ thời gian và dư dả về kinh tế trong việc xây dựng công trình. Với tất cả những điều đó, vào năm 1827, Charles Fowler đã thiết một nhà kính lớn cho công viên Syon của Percy ở Anh, đây là một công trình có cấu trúc lưới sắt được kết nối cùng với vô số tấm kính. Đây được xem là nhà kính lớn đầu tiên ở Vương quốc Anh.

1610819726987448846037.jpg

Sự đổi mới của vật liệu từ đó cũng tác động lớn đến ý tưởng thiết kế mới của các KTS thời bấy giờ. Thay vì những khu vườn là thú vui của giới nhà giàu thì các nhà kính cũng được thiết kế trở thành trung tâm nghiên cứu các giá trị công nghiệp và dược liệu của những loài thực vật mà họ trồng. Palm House (1848) tại Vườn thực vật Hoàng gia Kew ở Anh đã đặc biệt thể hiện sự chuyển đổi này. Nơi này không chỉ giới thiệu việc sử dụng cấu trúc đầu tiên của vật liệu sắt rèn ở quy mô lớn mà còn miễn phí vé vào cho công chúng. Trung tâm nghiên cứu của Kew từng được xem là công trình điển hình cho các nhà kính trên khắp thế giới.

Nếu như nhà kính Palm House đánh dấu bước ngoặt trong việc sử dụng sắt rèn thì Cung Điện Thủy Tinh (Crystal palacedo) được thiết kế bởi KTS Joseph Paxton đã áp dụng nó với vật liệu thủy tinh. Công trình được xây dựng là Phòng trưng bày cho Đại Triển Lãm năm 1851 với cấu trúc “mô-đun mang tính cách mạng” chiếm 76.000m2, cao 186 feet và trong thực tế được xây dựng xung quanh một số cây du trong khuôn viên.

Như vậy các tấm kính lớn được làm nguyên liệu chính cho công trình và được chế tạo máy để đồng nhất. Hơn nữa, kinh phí thấp và lắp đặt nhanh chóng cũng là ưu điểm lớn của công trình này. Sau khi Đại Triển Lãm Quốc tế được tổ chức đã thu hút hơn 14.000 nhà triển lãm và 6 triệu khách đến tham quan. Từ đó, một loạt các công trình xây dựng nhà kính mọc lên như nấm khắp nơi trên thế giới. Ánh sáng, không gian mở và cơ sở xây dựng của Crystal Palace đã mở lối cho nhiều ý tưởng kiến trúc mới, trong đó có cả mối quan hệ giữa bên trong và bên ngoài tòa nhà.

Vào nửa sau của thế kỷ XIX, các nhà kính với quy mô như Cung Điện Thủy Tinh nổi lên khắp châu Âu và ngày càng được trau chuốt về hình thức cũng như các chi tiết. Nhằm mục đích kiếm lợi nhuận cho người giàu và cũng là không gian cho các trường đại học theo đuổi nghiên cứu. Từ ảnh hưởng của nhà kính ở Anh, một số công trình nhà kính sau đó cũng gây được tiếng vang lớn là: Nhà kính Chateau Lednice ở Cộng hòa Séc (1845), nhà kính Palm House (1880) tại Cung điện Shonbrunn ở Vienna,…

1610819727045741564616.jpg

Mặc dù không theo đế chế Hoàng gia nhưng người Mỹ cũng có chủ nghĩa thực dân của mình, họ cũng cần có những công trình kiến trúc để bảo tồn và nghiên cứu những phát kiến của họ. Do đó, người Bắc Mỹ cũng đã học tập mô hình công trình kiến trúc nhà kính của Anh quốc. Một số công trình tiêu biểu như: New York xây dựng Cung Điện Pha Lê của mình (1893), San Francisco xây dựng nhà kính Hoa (1879), nhà kính Pittsburgh, nhà kính Phipps (1893). Các nhà kính trở thành kiến trúc vô cùng phù hợp cho phong trào “Thành phố xinh đẹp” (City Beautiful), nơi mà các công viên trở nên lãng mạn, điển hình là các nhà kính ở Baltimore và Chicago.

Như trong phần giới thiệu của tập sách, Marc Hachadourian và Todd Forrest đã cho rằng: “Lịch sử của thiết kế nhà kính là lịch sử về nỗi ám ảnh của loài người trong việc trồng các loại cây quý hiếm, lạ kỳ nhưng hữu ích và đẹp đẽ”. Do đó, nó thường gắn liền với lịch sử của giới thượng lưu, vì hầu hết những người có thú chơi các loài cây quý, hiếm, độc, lạ thường là những người có quyền lực và giàu có. Nhưng cũng nhờ vậy mới có sự ra đời của những công trình kiến trúc nhà kính tuyệt đẹp trên thế giới nói chung và các phát kiến nghiên cứu trong nhà kính nói riêng.

1610819727700988061245.jpg

Không chỉ là thú chơi hạng sang của giới nhà giàu, các KTS cho rằng từ thời kỳ của những vườn cam, nhà kính đã có sự khác biệt giữa các phiên bản châu Âu và châu Mỹ, đó chính là lực lượng lao động. Theo một số ý kiến được ghi lại (cần được chứng mình thêm) cho rằng do chế độ cai trị của mỗi một khu vực là khác nhau đưa đến cách xây dựng về kiến trúc nhà kính cũng như việc tiếp cận nó cũng có sự khác biệt.

Lịch sử ra đời của các nhà kính còn một số vấn đề chưa rõ ràng về mục đích sử dụng hiện nay của nó. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các công trình kiến trúc nhà kính lịch sử đều dành riêng cho việc giáo dục và nghiên cứu. Bên cạnh đó, cùng với những công trình mới được xây dựng, các nhà kính là nơi dành cho những nỗ lực bảo vệ môi trường và quản lý đa dạng sinh học.

Giống như Kew chẳng hạn, nó đã đóng một vai trò quan trong việc bảo vệ Taxus wallichinana (một loài thủy tùng ở Nepal) mà từ đó tạo ra được một loại thuốc chống ung thư. Hơn thế, những thành công từ các công trình nhà kính này có thể được coi là đại diện cho tương lai của thế giới quan sinh học với quy trình: thu thập, bảo vệ, kiểm soát và hệ thống hóa các sinh vật, năng lượng bên ngoài khác.

Các quy trình hiện đại, càng ngày càng cho thấy những bước tiến lớn trong xu hướng và công nghệ. Ví dụ: Nhà kính Kew’s Princess of Wales (1989), cũng là một tổ chức nghiên cứu hiện đại, đã được công nhận về bảo tồn năng lượng. Hai nhà kính Parc Andre Citroen (1992) ở Pari đã vô cùng tự hào về công trình với thiết kế đứng thẳng nhờ dây cáp làm nền cho vỏ bọc bằng thủy tinh,…

Chưa hết, có một số nhà kính hiện đại được xây dựng với mục đích tôn trọng địa điểm và văn hóa thay vì các mục đích kinh tế hay nghiên cứu khác. Đó là một trong số ít nhà kính được nhắc đến trong cuốn sách Singapore’s Gardens by the Bay (2012). Thông qua nhà kính, nội dung cuốn sách đã đề cập về vấn đề biến đổi khí hậu, diễn ra tại Cloud Forest, nơi du khách leo lên Núi Mây có thảm thực vật dày 135 feet. Con đường uốn lượn qua các phần khác nhau, mỗi phần đều tiết lộ những tác động tai hại của khí hậu thay đổi đối với thực vật.

1610819727771982734845.jpg

Những thay đổi về thời gian, con người cũng như nhu cầu sử dụng là lý do cho những đổi mới của nhà kính. Cho dù là phương án cho cách thức mới trong trồng trọt thời cổ đại, hay là một mảnh đất với những giấc mơ, động lực có thể giải quyết vấn đề toàn cầu hiện nay  – biến đổi khí hậu, thì nhà kính hiện đại cứ thế hình thành và tồn tại trên trái đất.

Tóm lại, chúng ta đang bước đi trong kỷ nguyên của Covid-19, việc lựa chọn thiên nhiên trong nhà hay ngoài trời còn đang được bỏ ngỏ. Tuy nhiên, với những vai trò từ quá khứ đến hiện đại, hay niềm đam mê với nghệ thuật kiến trúc, những công trình nhà kính đã hoàn toàn thuyết phục mọi người bằng sự diệu kỳ của chúng.

16108197272041499040074.jpg

Biên dịch | Vũ Hương (Nguồn: Archdaily)

XEM THÊM:

  • Nhà kính của Singapore – Wilkinson Eyre Architects
  • Nhà kính ở Sindhorn: Cảm hứng đến từ những tán cây
  • Tòa nhà kính nung chảy ôtô

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022