Rem Koolhaas, người đã nói rằng ông “tin tưởng sâu sắc nền dân chủ”, cảnh báo rằng sự tiếp cận tiêu cực của phương Tây đến các công trình ở Trung Quốc, Nga và các nước Trung Đông là phản tác dụng.

“Chính phủ Trung Quốc đang làm những điều tuyệt vời cho người dân của họ. Nhưng ngược lại, tất cả những gì chúng ta làm là phán xét và đưa ra những đánh giá tiêu cực về sự phát triển đó,” người sáng lập văn phòng OMA phát biểu tại Liên hoan Kiến trúc thế giới WAF vừa qua.

“Chúng ta phán xét quá nhiều.”

C1 banner

Rem Koolhaas kêu gọi các KTS phương Tây có cái nhìn đa chiều hơn tới các nước như Trung Quốc, Nga và Trung Đông.

“Chúng ta tự đặt mình ở vị thế cao hơn và không đủ linh hoạt để thích ứng với những điều khác biệt. Sự hợp tác rất quan trọng, nhưng chúng ta đang để cho tư tưởng phán xét ngăn cản hợp tác diễn ra.”

OMA đã xây dựng các công trình ở tất cả những nơi mà Rem Koolhaas đề cập đến: Bảo tàng Garage ở Moscow, Trụ sở CCTV tại Bắc Kinh và Thư viện Quốc gia Qatar ở Doha. Ông khẳng định rằng công trình Trụ sở CCTV là một ví dụ hay về cách kiến trúc được hưởng lợi từ sự tham vấn quốc tế. Tòa tháp xoắn ấn tượng được xây dựng thành công bởi trong quá trình thiết kế, họ đã có hơn 6 cuộc họp với 150 kỹ sư hàng đầu của Trung Quốc.

Tòa nhà CCTV đã gây ra nhiều cuộc tranh cãi – từ phía phương Tây và cả Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, khi ông yêu cầu OMA chấm dứt thiết kế “công trình kiến trúc kì lạ”. Nhưng những nỗ lực đối thoại và hợp tác đã thay đổi tình thế.

“Một trong những ảnh hưởng của Trụ sở CCTV đó là, giờ đây bạn có thể thực hiện nhiều dự án mang tính “thực nghiệm” cấu trúc hơn ở Trung Quốc. Kiến trúc sư có thể can thiệp tạo ra những thay đổi nhỏ hoặc bảo vệ các giá trị nhất định.”

kienviet-rem-koolhaas-phuong-tay-dung-tu-man-trung-quoc-nga-trung-dong-1.jpg?resize=640%2C457&ssl=1

“Một khi có khủng hoảng, chúng ta lại lựa chọn tránh đối mặt với nó.”

Nền dân chủ phương Tây đang bị đe dọa từ bên trong do “thiếu trí tưởng tượng” để gắn kết với các vấn đề hiện tại hoặc suy nghĩ nghiêm túc về chúng.

“Giờ đây phần lớn những doanh nhân Mỹ ở Thung lũng Silicon tin rằng nền dân chủ có thể bất tiện hơn các chế độ khác. Xã hội chúng ta đang hoàn toàn bị động trong việc tiếp nhận các thông tin đó.”

Rem Koolhaas có vấn đề lớn với thứ ngôn ngữ “phá hoại” được các công ty công nghệ ưa chuộng. Ví dụ như Facebook, vốn đã được chú ý bởi tác động của nó lên các cuộc bầu cử ở Mỹ và Anh, từng hoạt động theo phương châm “nhanh và phá vỡ mọi thứ”.

“Tôi đã rất ngạc nhiên khi những từ ngữ mang tính phá hoại và gây rối lại hấp dẫn mọi người đến thế, bởi tôi thấy chúng rất khó chịu.”

Ông tuyên bố rằng, trong khi các nhà kinh doanh làm suy yếu nền dân chủ, sự tự mãn về danh tính, nhập cư và khủng hoảng người tị nạn đang tăng lên. Ngay cả ngôn ngữ cũng đang trở thành vấn đề nan giải đối với phương Tây.

“Chúng ta gọi mọi thứ là khủng hoảng và một khi nó diễn ra, chúng ta lại lựa chọn tránh đối mặt với nó. Thật buồn khi các thế hệ mới dần mất đi năng lượng vốn phải có.”

Ông cũng phàn nàn rằng Hà Lan, một đất nước đã từng “hoàn toàn mở cửa” chỉ trong ba năm đã trở thành một môi trường “hoàn toàn thù địch”.

“Có vẻ như chút năng lượng cuối cùng của chúng ta là cố gắng bảo vệ những đặc quyền của mình.”

Theo Dezeen

BD: HN | kienviet.net

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022