Trong một vài thập kỷ qua, những không gian nội thất ngày càng trở nên thông thoáng và đa năng. Người dùng xem trọng tính linh hoạt để tăng thời gian sử dụng các ngôi nhà hơn. Vậy làm thế nào để thiết kế không gian đủ trung lập và linh hoạt nhằm thích ứng với sự phát triển của con người mà vẫn đảm bảo được các nhu cầu riêng tư ngày nay? Một trong số những giải pháp đã được sử dụng từ xưa có thể mang lại hiệu quả chính là rèm cửa.
Rèm cửa đã được ứng dụng từ khi nào?
Rèm cửa đã đồng hành cùng con người qua hàng thế kỷ trong việc kiến tạo không gian nội thất. Các bức tranh khảm từ thời đại cổ đại cổ điển hay những bản thảo từ thời Trung cổ và thậm chí những bức tranh của Hà Lan từ những năm 1600 đã mô tả các phòng có rèm che được sử dụng theo nhiều cách khác nhau. Trong thời Trung cổ và các thời kỳ tiếp theo, rèm cuốn được sử dụng để tăng tính riêng tư cho giường ngủ, trong khi ở châu Á và châu Âu, rèm được biết đến như Portières lại được trang trí bằng những miếng nhung dày, sang trọng. Ở thời Victoria, rèm cửa kết hợp với những đường viền, nơ, dây buộc và các phụ kiện khác được tạo thành những mẫu mã, kiểu dáng và loại vải đa dạng nhất.
Năm 1927, rèm cửa được kết hợp tuyệt vời trong kiến trúc hiện đại theo cách mới lạ với tiêu biểu là buổi triển lãm “Die Mode der Dame” ở Berlin của Mies van der Rohe và Lilly Reich’s Cafe Samt & Seide. Tại đây, một không gian rộng tới 300m2 được bao trùm bằng những tấm rèm lụa và nhung, đặt và phân bổ theo màu sắc và độ cao của chúng. Nhiều thập kỷ sau, năm 1995, kiến trúc sư Nhật Bản Shigeru Ban đã phát minh ra màn và rèm truyền thống của Nhật bằng cách thiết kế ngôi nhà mang tính biểu tượng với những tấm rèm lớn gấp đôi, thay đổi kết nối công cộng và riêng tư khi cần thiết.
Ngày nay, chất liệu và phong cách đã thay đổi. Những loại vải tổng hợp và hệ thống thiết lập, vận hành mới mang lại khả năng ứng dụng mới, đi kèm với độ mờ của rèm, độ hấp thụ ánh sáng, khả năng cách nhiệt, cách âm, chống tia cực tím, thậm chí tự động hóa. Và mặc dù chức năng chính của rèm vẫn gắn liền với cửa sổ, nhưng khả năng đảm bảo tính lưu động và linh hoạt cao khiến đây được coi là lựa chọn khả thi để phân chia phân vùng không gian.
Những ứng dụng của rèm như một bức tường ánh sáng
Đi đôi với chức năng chính ngăn ánh sáng trực tiếp chiếu vào phòng cũng như tạo thẩm mỹ cho ngôi nhà thì rèm cửa có thể coi là điểm nhấn trong mỗi môi trường. Để khám phá công năng và tính thẩm mỹ của rèm cửa trong phân vùng không gian, bạn có thể tham khảo những ý tưởng thiết kế dưới đây:
1. Văn phòng JL Madeira / Metro Arquitetos Associados
Ba không gian làm việc có thể được tách biệt chỉ bằng những tấm rèm nhưng hoàn toàn có thể gộp chung thành không gian lớn khi đóng rèm lại. Những tấm rèm này sẽ tạo ra “khối lượng khuếch tán với các hình dạng hữu cơ”.
2. Jisifang Store / Neri&Hu Design and Research Office
Ngay khi bước vào, bạn sẽ đắm chìm trong những chùm lồng đèn được treo rèm cẩn thận. Mỗi một vỏ hộp hình trụ thể hiện danh mục thương hiệu của cửa hàng và mang tới không gian chiêm ngưỡng hài hòa, tôn vinh nội dung bên trong. Từ vòng tròn khung gỗ treo trên cao, bộ xếp nếp dệt tạo phông nền để làm tiền cảnh cho hàng may mặc bên trong, đồng thời che chắn cẩn thận cho khách hàng không bị phân tán sự tập trung đối với những gian hàng bên cạnh.
3. PURE / Sílvia Rocio + Mariana Póvoa + esse studio
Sự xuất hiện của rèm cửa cho phép tổ chức chức năng, xác định các môi trường khác nhau chỉ trong diện tích vỏn vẹn 60 m2. Ngoài cảm nhận về những tấm rèm, bạn có thể cảm nhận toàn bộ không gian hoặc chia nhỏ thành những không gian như khu làm việc, phòng họp, sảnh khách và một bếp nhỏ.
4. Nagi Apartment / UUfie
Những tấm rèm cửa mang lại sự riêng tư về mặt thị giác đồng thời cho phép ánh sáng truyền qua các không gian. Những không gian này có thể thay đổi và điều chỉnh theo nhu cầu cuộc sống của gia chủ trong khi lan can vẫn đóng vai trò như một xương sống để hỗ trợ cho rèm cửa.
5. Apartamento làm sẵn / azab
Bức màn này như một yếu tố liên tục, giảm sự cách biệt giữa bên trong và bên ngoài, ngăn cách tủ quần áo, phòng ăn và phòng tắm, mang tới không gian rộng rãi vui tươi đồng thời thay đổi không gian và khám phá sự bí ẩn khi cần riêng tư.
6. Milkman HQ / studioWOK
Những tấm rèm có màu sắc khác nhau để che đi những đồ nội thất hiện có và phân chia không gian thành những khu vực làm việc khác nhau, tạo cho Milkman HQ có sự đặc trưng đồng thời tạo nên sự thoải mái chung.
7. Thư viện Đại học Cologne / ANDREAS SCHÜRING ARCHITECTS
Thông qua sự đan xen giữa các khối hình học cao trong suốt và rèm cách âm nhẹ có thể điều chỉnh theo yêu cầu dựa trên cảm hứng “Café Velvet and Silk” do Mies van der Rohe & Lilly Reich thiết kế vào năm 1927. Thiết kế này cho phép dễ dàng điều chỉnh cảnh quan học tập và nếu cần thiết, cũng được phân vùng trong thời gian học: thời gian mỗi học kỳ không gian mở chiếm ưu thế, nhưng trong giai đoạn kiểm tra bận rộn, rèm cửa cung cấp các nơi yên tĩnh xen kẽ cho các nhóm học tập khác nhau.
8. Long Slow Distance / Upsetter Architects
Rèm lưới vừa mang tới sự thoải mái cho không gian chung, vừa tạo sự an toàn cho không gian riêng tư. Mọi người đều có thể cảm nhận được nhân viên đang làm việc bên trong nếu họ muốn vào và ngược lại, nhân viên bên trong có thể tận hưởng được sự riêng tư. Các rèm che cũng được phân bổ hợp lý trong không gian nhờ các thanh treo.
9. REI House / CRUX arquitectos
Ba gian giữa có thể được ngăn cách bằng lan can, rèm cửa hoặc hệ thống vách ngăn khô. Thiết kế này gọn nhẹ hơn bê tông và cấu trúc kim loại. Khi cần, ba gian có thể hợp nhất thành hai hoặc một, mở rộng ra bên ngoài trở thành sân thượng.
10. Natura NASP Reception / Estúdio Penha
Đường nét thể hiện sự khởi đầu của mọi thứ: tuy là yếu tố đơn giản nhưng có thể thay đổi nhảy múa linh hoạt. Từ đường nét, chuyển động được tạo ra, sự sáng tạo vươn lên trở thành sản phẩm, những dòng chảy của cuộc sống, suy nghĩ và sự tồn tại. Tất cả cùng với nhau, được thể hiện bằng những tấm rèm.
11. Gallery of Furniture / CHYBIK + KRISTOF
Những đường tròn cắt được phân giới bằng rèm dệt màu trắng cho toàn bộ chiều cao không gian, có thể đóng mở. Toàn bộ không gian haotj động theo nguyên tắc của phòng trưng bày có thể dễ dàng điều chỉnh theo thực tế nhu cầu.
12. Cải tạo căn hộ Rivaparc / Nhabe Scholae
Những tấm rèm trong suốt này không che khuất bất kì độ vật bên trong mà được đặt lộ thiên, cho phép ánh sáng tràn vào trong ngôi nhà cũng như nơi ‘người ta cố gắng không phải làm chủ môi trường của mình mà là để nuôi dưỡng mối quan hệ đáng suy ngẫm, là một phần, là giữa mọi thứ bên trong’.
Xem thêm ảnh:
Lấy rèm cửa làm vách ngăn phòng: Kiến trúc linh hoạt và khả năng thích ứng
Lấy rèm cửa làm vách ngăn phòng: Kiến trúc linh hoạt và khả năng thích ứng
Lấy rèm cửa làm vách ngăn phòng: Kiến trúc linh hoạt và khả năng thích ứng
Lấy rèm cửa làm vách ngăn phòng: Kiến trúc linh hoạt và khả năng thích ứng
Lấy rèm cửa làm vách ngăn phòng: Kiến trúc linh hoạt và khả năng thích ứng
Lấy rèm cửa làm vách ngăn phòng: Kiến trúc linh hoạt và khả năng thích ứng
Lấy rèm cửa làm vách ngăn phòng: Kiến trúc linh hoạt và khả năng thích ứng
Lấy rèm cửa làm vách ngăn phòng: Kiến trúc linh hoạt và khả năng thích ứng
Lấy rèm cửa làm vách ngăn phòng: Kiến trúc linh hoạt và khả năng thích ứng
Lấy rèm cửa làm vách ngăn phòng: Kiến trúc linh hoạt và khả năng thích ứng
Lấy rèm cửa làm vách ngăn phòng: Kiến trúc linh hoạt và khả năng thích ứng
Lấy rèm cửa làm vách ngăn phòng: Kiến trúc linh hoạt và khả năng thích ứng
Lấy rèm cửa làm vách ngăn phòng: Kiến trúc linh hoạt và khả năng thích ứng
Lấy rèm cửa làm vách ngăn phòng: Kiến trúc linh hoạt và khả năng thích ứng
Lấy rèm cửa làm vách ngăn phòng: Kiến trúc linh hoạt và khả năng thích ứng
Lấy rèm cửa làm vách ngăn phòng: Kiến trúc linh hoạt và khả năng thích ứng
Lấy rèm cửa làm vách ngăn phòng: Kiến trúc linh hoạt và khả năng thích ứng
Lấy rèm cửa làm vách ngăn phòng: Kiến trúc linh hoạt và khả năng thích ứng
Lấy rèm cửa làm vách ngăn phòng: Kiến trúc linh hoạt và khả năng thích ứng
Lấy rèm cửa làm vách ngăn phòng: Kiến trúc linh hoạt và khả năng thích ứng
Lấy rèm cửa làm vách ngăn phòng: Kiến trúc linh hoạt và khả năng thích ứng
Lấy rèm cửa làm vách ngăn phòng: Kiến trúc linh hoạt và khả năng thích ứng
Lấy rèm cửa làm vách ngăn phòng: Kiến trúc linh hoạt và khả năng thích ứng
Lấy rèm cửa làm vách ngăn phòng: Kiến trúc linh hoạt và khả năng thích ứng
Lấy rèm cửa làm vách ngăn phòng: Kiến trúc linh hoạt và khả năng thích ứng
Lấy rèm cửa làm vách ngăn phòng: Kiến trúc linh hoạt và khả năng thích ứng
Lấy rèm cửa làm vách ngăn phòng: Kiến trúc linh hoạt và khả năng thích ứng
Lấy rèm cửa làm vách ngăn phòng: Kiến trúc linh hoạt và khả năng thích ứng
Lấy rèm cửa làm vách ngăn phòng: Kiến trúc linh hoạt và khả năng thích ứng
Lấy rèm cửa làm vách ngăn phòng: Kiến trúc linh hoạt và khả năng thích ứng
Lấy rèm cửa làm vách ngăn phòng: Kiến trúc linh hoạt và khả năng thích ứng
Lấy rèm cửa làm vách ngăn phòng: Kiến trúc linh hoạt và khả năng thích ứng
Lấy rèm cửa làm vách ngăn phòng: Kiến trúc linh hoạt và khả năng thích ứng
Lấy rèm cửa làm vách ngăn phòng: Kiến trúc linh hoạt và khả năng thích ứng
Lấy rèm cửa làm vách ngăn phòng: Kiến trúc linh hoạt và khả năng thích ứng
Lấy rèm cửa làm vách ngăn phòng: Kiến trúc linh hoạt và khả năng thích ứng
Lấy rèm cửa làm vách ngăn phòng: Kiến trúc linh hoạt và khả năng thích ứng
Lấy rèm cửa làm vách ngăn phòng: Kiến trúc linh hoạt và khả năng thích ứng
Lấy rèm cửa làm vách ngăn phòng: Kiến trúc linh hoạt và khả năng thích ứng
Lấy rèm cửa làm vách ngăn phòng: Kiến trúc linh hoạt và khả năng thích ứng
Lấy rèm cửa làm vách ngăn phòng: Kiến trúc linh hoạt và khả năng thích ứng
Lấy rèm cửa làm vách ngăn phòng: Kiến trúc linh hoạt và khả năng thích ứng
Biên dịch | Hương Vũ (Nguồn: Archdaily)
XEM THÊM:
- Mẫu rèm cửa độc đáo của thợ thủ công Nhật Bản
- Rèm lọc không khí và tạo nhựa sinh học
- Towers Road House – Sử dụng bê tông làm “rèm” | Studio Wood Marsh