Trào lưu kiến trúc thô mộc hay chủ nghĩa thô mộc phát triển từ những năm 50 của thế kỉ XX đã tạo ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kiến trúc thế giới thời bấy giờ. Tại Madrid, các KTS đầy tài năng như Fernando Higueras Díaz, Antonio Miró Valverde hay Francisco Javier Sáenz de Oiza cũng để lại những dấu ấn của mình trong dòng chảy thời gian đó. Nhiếp ảnh gia Roberto Conte đã ghi lại những công trình nổi bật tại Madrid, một trong những thành phố giàu bản sắc nhất châu Âu.
Thành phố Madrid được xem là biểu tượng của phong cách kiến trúc châu Âu. Những tòa nhà mang phong cách Phục hưng của thế kỷ 16 và phong cách Baroque của thế kỷ 18 hòa quyện với phong cách kiến trúc hiện đại như Art Deco hay trường phái đương đại ấn tượng. Những công trình như trụ sở BBVA, sân bay Madrid-Barajas của các công ty nổi tiếng như Herzog & de Meuron, Rogers Stirk Harbour và cộng sự đã góp phần định hình phong cách trên, tạo nên cảnh quan đa dạng và độc đáo cho thành phố này.
Thủ đô của Tây Ban Nha còn gắn liền với một phong cách ít được nhắc tới – phong cách thô mộc. Series ảnh của nhiếp ảnh gia Roberto Conte đã khám phá phong cách này với bối cảnh là thành phố Madrid. Những bức ảnh được thực hiện từ năm 2020, hé lộ sự tồn tại của các công trình bê tông ấn tượng mang trong mình những đường nét cong, thẳng hài hòa. Hầu hết các tòa nhà này được xây dựng từ năm 1960 đến 1980, giai đoạn Tây Ban Nha thoát khỏi chế độ độc tài Franco để giành tự do. Giai đoạn này chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của các KTS Tây Ban Nha như Fernando Higueras Díaz và Antonio Miró Valverde. Phong cách thô mộc của họ không còn nhàm chán mà thể hiện chất lượng chiết trung gợi nhớ đến phong trào hậu hiện đại.
Năm 1964, hai KTS Díaz và Valverde đã cùng nhau thiết kế công trình được cho là công trình quốc gia tiêu biểu nhất về phong cách thô mộc – Viện di sản văn hóa Tây Ban Nha. Tòa nhà còn được gọi là “vương miện gai” bởi dấu ấn về các chóp cửa trên mái nhà bao quanh khối kiến trúc bốn tầng hình tròn với một giếng trời trung tâm và năm khu vườn nhỏ xung quanh. Dự án đã trải qua những thay đổi đáng kể trong suốt quá trình thiết kế và chỉ được hoàn thành vào năm 1990 sau khi trải qua nhiều lần cải tạo.
“Vương miện gai” – Viện di sản văn hóa Tây Ban Nha, KTS Fernando Higueras Díaz và Antonio Miró ValverdeBộ đôi KTS này còn đồng thiết kế nhà công vụ quân đội Edificio Princesa ở khu Universidad, thành phố Madrid. Ban công cực sâu tạo nên mặt đứng ấn tượng đậm phong cách thô mộc với lớp bê tông thô và xù xì trở nên mềm mại hơn khi kết hợp với vườn thẳng đứng và sân thượng xanh, tạo nên một cấu trúc bê tông đồ sộ về quy mô.
Công trình nhà ở quân đội Edificio Princesa được thiết kế bởi các KTS Fernando Higueras Díaz, Antonio Miró Valverde và Carlos García RodríguezNhững năm đầu của phong trào kiến trúc thô mộc (đầu thập niên 1960), sự tiến bộ về tư tưởng kiến trúc được thể hiện trong các thiết kế của Francisco Javier Sáenz de Oiza – một trong số những KTS nổi tiếng thập niên 50 và 60, một kỉ nguyên chứng kiến sự chối từ phong cách tân cổ điển kể từ sau khi chế độ Franco lên cầm quyền vào năm 1939. Tòa nhà Torres Blancas của Oiza được thiết kế vào năm 1961 là một ví dụ điển hình của Chủ nghĩa thô mộc “hữu cơ”, tiêu biểu cho phong cách kiến trúc của Oiza.
Torres Blancas – KTS Francisco Javier Sáenz de OizaCông trình là tòa tháp bê tông cao 71 mét và được thiết kế giống như một cái cây, với các ban công cong của tòa nhà được nhóm lại theo cách tương tự như những chiếc lá trên cành. Tòa nhà với các dạng hình trụ giao nhau tạo cho khối công trình gần giống với cấu trúc Metabolist của Nhật Bản vào những năm 1960.
Phong cách này không bị giới hạn trong những công trình dân cư và thương mại, nó còn được đưa vào các công trình tôn giáo, ví dụ như những nhà thờ đậm chất thô mộc được thiết kế bởi Cecilio Sanchez-Robles Tarín và Miguel Fisac Serna. Nhà thờ Santa Ana Y la Esperanza, thiết kế năm 1965 với dư âm từ cách xử lí nội thất của nhà thờ Ronchamp của KTS Le Corbusier, gian thờ có các hốc hình cung được cắt khuyết khỏi các bức tường bê tông trần. Nhà thờ Nuestra Señora del Rosario de Filipinas của KTS Tarin tận dụng sự tương tự ở nhà thờ Ronchamp, bên trong nhà thờ tận dụng tối đa các khe hở đầy sáng tạo để tạo ra sự hiện diện mạnh mẽ và ấn tượng của ánh sáng.
Nhà thờ Santa Ana y la Esperanza – KTS Miguel Fisac Serna Nhà thờ Nuestra Señora del Rosario de Filipinas – KTS Cecilio Sanchez-Robles TarínỞ một thành phố nổi tiếng với những khu kiến trúc trung cổ như khu La Latina, nét chấm phá của các công trình thô mộc đánh dấu sự tác động mạnh mẽ của phong trào này và còn thể hiện khả năng áp dụng phong cách kiến trúc vào những công trình đô thị độc đáo của các KTS Tây Ban Nha.
Đôi nét về nhiếp ảnh gia:
Roberto Conte sinh năm 1980, là nhiếp ảnh gia ở thành phố Milan. Ông chủ yếu chụp ảnh về kiến trúc thế kỷ 20; ghi chép về các nhà duy lý, các nhà kiến tạo, các dự án tiên phong, chủ nghĩa thô mộc và chủ nghĩa hiện đại Soviet.
Biên dịch | Anh Tuấn (Nguồn: Archdaily)
XEM THÊM:
- 7 nhà thờ bê tông hồi sinh kiến trúc thô mộc
- Cassina Innovation House – Tàn tích cũ hóa công trình hiện đại, sôi động ở xứ Manaus, Brazil
- Elora House – Ngôi nhà độc đáo kết hợp hài hoà cả nét mạnh mẽ và sự ấm cúng