Cố kiến trúc sư Zaha Hadid, người được mệnh danh là “nữ hoàng của những đường cong trong kiến trúc” bởi sự lồng ghép đầy nghệ thuật mềm mại vào trong công trình xây dựng tưởng chừng như thô cứng. Bà cũng là kiến trúc sư nổi tiếng và mang tính cách mạng nhất của thế kỷ 21. Hãy cùng điểm qua 10 công trình đã làm nên tên tuổi của Zaha Hadid.

Zaha_Hadid_in_Heydar_Aliyev_Cultural_center_in_Baku_nov_2013.jpg

Sự ra đi đột ngột vì căn bệnh đau tim của bà Hadid đã để lại những mất mát cho nền kiến trúc thế giới cũng như bỏ ngang những công trình kiến trúc còn đang dang dở. Tuy nhiên, di sản mà bà để lại vẫn còn tiếp tục cho đến ngày nay, đứa con mà bà “thai nghén” Zaha Hadid Architects vẫn là một trong những công ty kiến trúc hàng đầu thế giới.

Phong cách của Hadid thường được hiểu là deconstructivism (trường phái kiến trúc giải tỏa kết cấu) – một phong cách kiến trúc hậu hiện đại phá cách và vận dụng hình thức để tạo nên những tác phẩm sáng tạo. Mỗi một dự án Hadid thiết kế giống như một nghiên cứu mới, tất cả đều đặc trưng bằng sự uốn lượn của phần mái, khai thác triệt để các khía cạnh hình học và sắp xếp không gian phân mảnh, mang đến cấu trúc cảm giác tương lai đến mức khó có thể thực hiện được đối với thời đại chúng ta. Theo The Guardian, Zaha Hadid được vinh danh là “Nữ hoàng của đường cong”. Trước những câu hỏi về phong cách thiết kế khác thường của mình, Hadid chia sẻ: “Có 360 độ, vậy tại sao phải gắn liền với duy nhất một thứ?”. Hãy cùng tìm hiểu về tiểu sử và những kiệt tác mà bà đã để lại cho nền kiến trúc thế giới.

Tóm tắt tiểu sử Zaha Hadid

Hadid sinh ra ở bang Baghdad, Iraq và sớm tiếp cận giáo dục quốc tế trước khi được đào tạo tại Hiệp hội kiến trúc London. Bà cũng được sự giúp sức hỗ trợ từ KTS nổi tiếng, Rem Koolhaas của OMA và nhiều người khác. Những người thân cận của Hadid cho biết, bà đặt kỳ vọng rất cao vào bản thân. “Kiến trúc cũng giống như viết lách, phải sửa đi sửa lại để chúng dễ tiếp cận được bạn đọc”. Nhìn vào những dự án uốn lượn, hình xoắn phức tạp của bà, có thể thấy rõ sự chính xác của bà đã được đền đáp.

Sau đó trong suốt sự nghiệp, Hadid bắt đầu quan tâm đến việc mở rộng các tòa nhà hoành tráng đến kinh ngạc của mình để trở thành một phần của cơ sở hạ tầng. Bà từng giải thích: “Tôi bắt đầu cố gắng tạo ra những tòa nhà lấp lánh như những viên ngọc độc lập”, và giờ tôi muốn kết nối chúng với nhau để tạo nên kiểu cảnh quan mới, hòa quyện với thành phố đương đại và cuộc sống của các dân tộc”.

Năm 2004, bà trở thành nữ kiến trúc sư đầu tiên đoạt giải Pritzker, được xem là giải Nobel của ngành kiến trúc. Ngày 31/3/2016, đại diện công ty kiến trúc Zaha Hadid cho biết bà đã bất ngờ qua đời tại Miami (Mỹ) sau một cơn đau tim đột ngột.

Hãy cùng điểm qua 10 kiến trúc mang tính biểu tượng của ‘Nữ hoàng đường cong’ Zaha Hadid

1. Trạm cứu hỏa Vitra (1993)

1298136323-img-0932.jpg

Trạm cứu hỏa Vitra là một trong những công trình đầu tay của Hadid. Bà được chọn để thiết kế và thi công một tòa nhà có thể giúp cứu trợ ngay lập tức cho những thảm họa trong tương lai.

Weil-am-Rhein sau đó đã mở trạm cứu hỏa của riêng họ và Trạm cứu hỏa Vitra hiện được sử dụng để triển lãm. Mặc dù chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn, nhưng thiết kế này của bà đã được đưa vào cùng khuôn viên với các kiến ​​trúc sư nổi tiếng khác, bao gồm cả Frank Gehry. Trạm cứu hỏa Vitra đã chứng minh rằng mặc dù các thiết kế của Hadid là không chính thống, nhưng chúng chắc chắn là có thể.

Tạp chí Architectural Review cũng đánh giá công trình là “minh chứng rõ ràng về quyền năng hoa mỹ của kiến trúc và khả năng đạt được hiệu ứng ấn tượng chỉ thông qua những công cụ khiêm tốn”.

2. Trung tâm Khoa học Phaeno (2005)

unnamed-4.jpg

Trung tâm Khoa học Phaeno là kết quả trong cuộc thi thiết kế quốc tế vào năm 2000. Tòa nhà tương lai của Hadid tồn tại như một giải pháp hiện đại đầy tao nhã, đáp ứng nhu cầu của trung tâm dành riêng cho khoa học. Cho đến ngày nay, trung tâm này vẫn được coi là công trình mang tính biểu tượng của Wolfsburg, Đức.

Cấu trúc đồ sộ nổi lên khỏi mặt đất, tạo ra quảng trường công cộng ngoài trời kích hoạt địa điểm và thu hút người xem hướng về phía trung tâm. Giống như phần lớn công trình của Hadid, các tấm bê tông khổng lồ “uốn cong” một cách linh hoạt, chỉ bị gián đoạn bởi các cửa sổ rải rác trên nó. Đây cũng là “kết tinh từ rất nhiều vốn kinh nghiệm trong công việc suốt thời gian dài” mà bà từng chia sẻ.

3. Nhà hát lớn Quảng Châu (2010)

nha-hat-opera-quang-chau-2.jpg

Nhà hát lớn Quảng Châu là sự hoàn hảo tôn vinh cấu trúc. Nằm ở trung tâm văn hóa của Quảng Châu, công trình này tạo ra những bức ảnh tuyệt đẹp bên bờ sông Châu Giang. Hai khối hình tảng đá độc đáo chào đón du khách đến với một trung tâm văn hóa mới với mặt tiền bằng kính nghiêng.

Giải thích về thiết kế, bà tin rằng, hai khối đá này lấy cảm hứng từ những viên đá cuội lấp lánh dưới nước, đã được dòng chảy của con suối mài thật nhẵn, từ đó tạo nên Nhà hát ở Quảng Châu. Tờ The Guardian cũng mạnh dạn đề cử công trình tiêu tốn 130 triệu bảng Anh là một trong những nhà hát opera có thiết kế quyến rũ nhất. Chúng đã giúp thiết lập nên bản sắc của khu vực xung quanh như một phần quan trọng của văn hóa Quảng Châu.

4. Cầu Sheikh Zayed (2010)

unnamed-1-2.jpg

Sheikh Zayed có chút khác biệt so với những thiết kế top 10 này. Mặc dù về mặt kỹ thuật nó không phải là một tòa nhà nhưng bạn vẫn dễ dàng nhận ra chủ nhân của thiết kế đến từ “Queen of the Curve”. Cây cầu dài 842 mét và trị giá 200 triệu bảng Anh này sở hữu những đường cong mềm mại, gợn sóng. Sheikh Zayed nối Đảo Abu Dhabi với bờ biển phía nam của Vịnh với bốn làn xe chạy.

5. Galaxy Soho (2012)

Galaxysoho02.jpg

Galaxy Soho là khu phức hợp gồm bốn tòa nhà mái vòm được kết nối với nhau bằng những cây cầu để tạo ra không gian công cộng. Nó có liên quan mật thiết đến một tòa nhà khác ở Bắc Kinh do Hadid thiết kế có tên là Wangjing Soho. Galaxy Soho được lấy cảm hứng từ những khoảng sân truyền thống của Trung Quốc, biến thiết kế trở thành ví dụ tuyệt vời về việc mượn ý tưởng chức năng để tạo ra bản sắc ngôn ngữ thiết kế.

Công trình này tuy nhiên đã gặp phải vấn đề khi Trung tâm Bảo vệ Di sản Văn hóa Bắc Kinh phản bác không phù hợp với phong cách, cảnh quan hay cách phối màu so với xung quanh nhưng Hadid đã giải quyết các yêu cầu của thành phố theo cách của riêng mình. Các nút giao thông được tạo ra thông qua các cây cầu và thiết kế tổng thể tìm cách “đáp ứng mối quan hệ, bối cảnh đa dạng và điều kiện năng động của Bắc Kinh”. Và cho dù bạn có nghĩ khu phức hợp này có phù hợp hay không thì bạn vẫn bị cuốn hút bởi lối thiết kế của cố kiến trúc sư người Anh gốc Iraq này.

6. Trung tâm Heydar Aliyev (2012)

zaha-hadid-heydar-aliyev-center-baku-azerbaijan-designboom00.jpg

Sự đơn giản đáng kinh ngạc và sự kết nối ăn ý giữa tòa nhà và cảnh quan khiến Heydar Aliyev trở thành một trong những công trình vĩ đại nhất của Hadid. Bên cạnh hình thức dễ dàng nhận biết, Trung tâm Heydar Aliyev còn có ý nghĩa quan trọng: là nơi lưu giữ văn hóa quốc gia, tách quốc gia khỏi quá khứ Xô Viết đồng thời truyền tải lời hứa về một tương lai tươi sáng hơn.

7. Havenhuis Antwerpen (2016)

ZHAPort-House-Antwerpexterior-Tim-Fisher-2016.1506491644.6163.jpg

Havenhuis Antwerpen, hay Antwerp Port House, là tòa nhà chính phủ được ủy nhiệm đóng vai trò là trụ sở mới của Cảng vụ Antwerp. Để vượt qua những yêu cầu khắt khe, Hadid đã đề xuất dự án tái sử dụng thích ứng này bao gồm một tòa nhà bao phủ hoàn toàn bằng kính thứ cấp, nằm ngay trên trạm cứu hỏa và được hỗ trợ bởi một cột duy nhất.

Thiết kế trông như con tàu có cột buồm lớn, không có cửa sổ thực nào được thiết kế mà thay vào đó, một khung lớn sẽ xác định ánh sáng đi vào đâu và không đi vào đâu. Bản thân thiết kế cũng liên quan đến hình dạng viên kim cương, lấy cảm hứng từ địa điểm của Antwerp. Nhìn từ xa, con tàu vũ trụ bằng kính trên bầu trời này nổi bật giữa khoảng không nhưng đã hòa quyện khéo léo với lịch sử thành phố.

8. 520 West 28th Street (2017)

RT0010013104View-05-East-Facade-08.1507072637.5594.jpg

520 West 28th Street nằm nổi bật ở công viên trên cao thành phố New York, bao gồm 4 phòng trưng bày nghệ thuật ở tầng trệt, các căn hộ sang trọng và một căn hộ thông tầng nằm lùi vào trong tòa nhà. Vẫn là thiết kế từ những đường cong, tòa nhà khéo léo khoe trọn mọi góc độ thông qua theo hình chữ L. Tòa nhà sang trọng bậc nhất này được bao bọc lớp ngoài 900 tấm kính tạo thủ công, cắt hàn tỉ mẩn bởi các thợ kim khí của Philadelphia là M.Cohen & Sons.

9. Sân bay Quốc tế Đại Hưng, Bắc Kinh (2019)

108955876_daxing.jpg

Sân bay sao biển này là sân bay quốc tế thứ hai của Bắc kinh và là nhà ga sân bay lớn nhất trên thế giới. Đây cũng là một trong những dự án cuối cùng mà Hadid thực hiện trước khi qua đời năm 2016. Sân bay được lên kế hoạch đón 72 triệu hành khách mỗi năm vào năm 2025. Với thiết kế hình sao biển xuyên tâm hợp lý hóa luồng hành khách cũng như giảm thiểu thời gian đi bộ và khoảng cách giữa các cửa, sự hợp lý trong dự án của Hadid còn giúp những hành khách đang cố gắng đến chuyến bay nối chuyến của họ. Không gian cũng được đơn giản hóa bằng cách phân tách thành các tầng riêng biệt cho du lịch quốc tế và du lịch nội địa.

10. Bảo tàng 1000 (2019)

20200209-One-Thousand-Museum-05.jpg

Liệu những đường cong có dành cho những tòa nhà chọc trời? Câu trả lời là có. Bằng chứng là Bảo tàng One Thousand đã làm được điều đó với bộ xương ngoài ấn tượng bao quanh tòa tháp thủy tinh uốn lượn nhẹ nhàng. Tòa chung cư này nằm trên Đại lộ Biscayne ở Miami Florida và là một trong những tòa nhà cao nhất thành hố. Khung xương bê tông cốt sợi thủy tinh này sẽ giúp bạn dễ dàng phân biệt thiết kế của Zaha Hadid với phần còn lại của thành phố. Cấu trúc này còn cho phép sử dụng ít cột trong nhà hơn, mở rộng không gian sàn. Cuối cùng, Hadid đã qua đời trong quá trình xây dựng Bảo tàng Một Nghìn và dự án được hoàn thành khoảng 3 năm sau sự ra đi đột ngột của bà.

Biên dịch | Vũ Hương (Nguồn: mymodernmet)

XEM THÊM:

  • Tận dụng trần nhà cao khi cải tạo công trình
  • Thiết kế nhà nổi bằng gỗ có thể tái sử dụng: Những thách thức không đơn giản
  • Ngôi nhà lấy cảm hứng từ hoa hướng dương di chuyển về phía mặt trời

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022