“Cùng với lịch sử truyền giáo nhiều thăng trầm, kiến trúc thánh đã được diễn giải khác nhau để thâm nhập và tạo dựng được bản sắc trong đời sống tôn giáo và đức tin địa phương. Tuy nhiên, thời kỳ khó khăn nhất của kiến trúc thánh không chỉ thuộc về quá khứ đầy những xung đột chính trị, mà còn diễn ra ngay tại thời điểm hiện nay với sự bùng nổ về kinh tế, thay đổi hệ giá trị và quan điểm thẩm mỹ của toàn xã hội. Trong dòng chảy đó, nghệ thuật và kiến trúc thánh thiêng như một bánh xe khổng lồ nhưng vẫn đang mắc kẹt trong bùn lầy”.

Vào thế kỷ 16, các nhà truyền giáo dòng Đa Minh người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đầu tiên đã đến các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên phải sau vài thập kỷ đầu của thế kỷ 17, Kito giáo mới bắt đầu thiết lập được vị trí của mình và đã trải qua các giai đoạn khác nhau của công cuộc rao giảng tin mừng: được Chúa Trịnh Đàng Ngoài và chúa Nguyễn Đàng Trong cũng như vua Gia Long chấp thuận; sau đó lại bị cấm dưới thời vua Minh Mạng; được hỗ trợ củng cố dưới chế độ toàn quyền đông dương thời Pháp thuộc; nhưng rồi lại không được ủng hộ ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa thời kỳ đầu; cùng lúc đó ở miền Nam, Kito giáo được một số nhà cầm quyền chỉ định làm Quốc giáo nhưng Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vẫn chiếm đa số đức tin của người Việt; rồi từ ngày đất nước thống nhất mới ổn định cho tới nay (*). Cùng với lịch sử truyền giáo nhiều thăng trầm, kiến trúc thánh đã được diễn giải khác nhau để thâm nhập và tạo dựng được bản sắc trong đời sống tôn giáo và đức tin địa phương. Tuy nhiên, thời kỳ khó khăn nhất của kiến trúc thánh không chỉ thuộc về quá khứ đầy những xung đột chính trị, mà còn diễn ra ngay tại thời điểm hiện nay với sự bùng nổ về kinh tế, thay đổi hệ giá trị và quan điểm thẩm mỹ của toàn xã hội. Trong dòng chảy đó, nghệ thuật và kiến trúc thánh thiêng như một bánh xe khổng lồ nhưng vẫn đang mắc kẹt trong bùn lầy.

(*) theo https://en.wikipedia.org/wiki/Christianity_in_Vietnam

1. Tóm lược các yếu tố phụng vụ và thần học trong công trình Kito giáo

Trong 10 năm qua chúng tôi (vn-a Berlin/Đà Lạt) vẫn suy ngẫm với một câu hỏi duy nhất: Dân người tụ họp ở đâu?

Trong kinh thánh tân ước không có định nghĩa nào về nơi chốn hoặc không gian của thánh lễ được mệnh danh là đền thờ hoặc nhà Chúa. Đền thờ chính là Chúa Giesu Nazaret.

 “Vì sự đầy dẫy của bản tánh Đức Chúa Trời thảy đều ở trong Đấng ấy như có hình” (Cô lô se 2:9 )

“Anh em há chẳng biết mình là đền thờ của Đức Chúa Trời, và Thánh Linh Đức Chúa Trời ở trong anh em sao?” (Cô-rinh-tô 3:16) Nguyên khởi từ thế kỷ 1 sau công nguyên đã không có nhà thờ mà chỉ có những nhà nguyện tại gia như một hình thức trọn vẹn của một toà nhà đa công năng. (hình 01)

kienviet-kien-truc-thanh-duong-dai-viet-nam-mot-so-truong-hop-tot-hiem-hoi-1.jpgHình 01

Cộng đoàn chính là Đền Thờ. Cách thức tổ chức cộng đoàn cũng chính là một trong những yếu tố quan trọng khi thiết kế nhà thờ Kito giáo. Trong suốt chiều dài lịch sử của công trình Kito giáo ta có thể thấy từ thời kỳ sơ khởi (thế kỷ 3 – 4) cho tới thời kỳ hiện đại hình thức tổ chức cộng đoàn chủ đạo là hình thức “Con đường”.

kienviet-kien-truc-thanh-duong-dai-viet-nam-mot-so-truong-hop-tot-hiem-hoi-2.jpgHình 02

Con đường (hình 02) được hình thành tuyến tính từ cửa vào nhà thờ dẫn tới cung thánh. Vị chủ tế dâng lễ về hướng bàn thờ, thánh lễ được cử hành bằng tiếng Latinh nên phần lớn cộng đoàn không tham gia được thánh lễ mà chỉ chứng kiến sự dâng lễ.

Năm 1965, công đồng đại kết Vatincan lần thứ hai đã được hạ màn và đã mở ra thông điệp chính là tính phục sinh của Kito hữu, Thiên Chúa ở gần với con người hơn, công đồng đổi mới đời sống thánh hiến mở ra đối thoại với những tôn giáo khác, cải tổ nhiều nghi thức giáo lễ, giáo phục, thánh lễ được cử hành bằng tiếng địa phương chứ không chỉ bằng tiếng Latinh nữa, linh mục quay mặt về phía cộng đoàn, cộng đoàn tham dự vào thánh lễ.

kienviet-kien-truc-thanh-duong-dai-viet-nam-mot-so-truong-hop-tot-hiem-hoi-3.jpgHình 03kienviet-kien-truc-thanh-duong-dai-viet-nam-mot-so-truong-hop-tot-hiem-hoi-4.jpgHình 04

Nếu nhìn vào mốc thời gian (hình 03 – 04), so với dấu mốc của công đồng Vatican II (1965) và những ví dụ tiêu biểu như công trình nhà thờ Fronleichnam, Aachen Germany (1930) do kiến trúc sư Rudolf Schwarz thiết kế hoặc Ronchamp (1953 – 1955) do kiến trúc sư Le Corbusier thiết kế, chúng ta có thể thấy kiến trúc đã hành động trước về tư tưởng trong thần học và quy cách phụng vụ: cung thánh không còn ngăn cách bằng bục với cộng đoàn, ít trang trí và hoa văn thậm chí trong trường hợp nhà thờ Fronleichnam, Aachen Germany (1930) lần đầu tiên gây tranh cãi về sự trống rỗng đến không thể chấp nhận được của thiết kế khiến chỉ tồn tại một khối sáng duy nhất với tỉ lệ quá khổ biểu trưng cho “Dasein”(hiện diện/hiện hữu), thể hiện bước tiến thời đại, cấp tiến về quan niệm tự do giải phóng ra khỏi các khuôn thước cũ cũng như cấp tiến về mặt thẩm mỹ và công nghệ kỹ thuật vật liệu và xây dựng đương thời. Đồng thời cũng xuất hiện những cách thức tổ chức cộng đoàn mới mẻ hơn. (Hình 05)

kienviet-kien-truc-thanh-duong-dai-viet-nam-mot-so-truong-hop-tot-hiem-hoi-5.jpgHình 05

Yếu tố ánh sáng cũng là một yếu tố quan trọng nhất trong không gian thánh lễ. Mọi ý tưởng trong công trình kiến trúc Kito giáo chủ yếu là xoay quanh vấn đề tìm ra mối quan hệ ánh sáng: mối quan hệ ánh sáng tại bàn thờ, mối quan hệ ánh sáng trong vùng của cộng đoàn tham dự thánh lễ, sự trình diễn về ánh sáng tạo ra cảm xúc khi đến với Thiên Chúa.

kienviet-kien-truc-thanh-duong-dai-viet-nam-mot-so-truong-hop-tot-hiem-hoi-6.jpg

2. Một số tuýp công trình Kito giáo theo dòng lịch sử tại Việt Nam

Trong quá khứ (thế kỷ 18 – 19) tại những trung tâm truyền giáo nông thôn như Nam Định, Ninh Bình xuất hiện các tuýp nhà thờ đặc trưng (Hình 06) với lối chiết trung nửa phương Tây nửa Nam hoặc nhà thờ Nam (hình 7, 6) hàng cột, hiên bên, con son, hoa văn trạm trổ theo lối Á Đông, sơn son thếp vàng, câu đối chữ hán và chữ quốc ngữ, lọng võng, hoành phi, chuông Nam, chấn trạch, phong thuỷ). Các nhà thờ này được nhân bản hàng loạt thời bấy giờ với những thiết kế trau chuốt, mang tâm tình khắc hoạ một thế giới kỳ diệu của Thiên Chúa nhưng vẫn khăng khít trong sự hội nhập vào đời sống tín ngưỡng và thờ phượng của người dân địa phương. Bằng sản phẩm của những thợ thủ công tài hoa nhất, vật liệu quý nhất trong khuôn khổ năng lực của giáo xứ khiến kiến trúc công trình Kito giáo thời kỳ này  là tài sản lớn không chỉ của giáo hội công giáo mà là cả của quốc gia Việt Nam.

kienviet-kien-truc-thanh-duong-dai-viet-nam-mot-so-truong-hop-tot-hiem-hoi-7.jpgHình 06kienviet-kien-truc-thanh-duong-dai-viet-nam-mot-so-truong-hop-tot-hiem-hoi-8.jpgHình 07

Tại những trung tâm truyền giáo đô thị gắn kết với những trung tâm chính trị như Hà Nội và Sài Gòn đã xuất hiện những nhà thờ thuần theo các phương thức thẩm mỹ cổ điển của phương Tây (neo-romanic hoặc neo-gothic) (Hình 08)

Những mẫu nhà thờ này cho đến nay vẫn là những mẫu được sao chép nhiều nhất nhưng với trình độ thợ xây và vật liệu công nghiệp ngày nay. Sự sao chép này không chứng tỏ một bước đột phá về tư tưởng thần học và phụng vụ trong công tác xây dựng kiến trúc Kito giáo mà thậm chí còn thể hiện sự ám ảnh mãi không nguôi về xu hướng thẩm mỹ của nhà cầm quyền Đông Dương (mẫu quốc) thời Pháp thuộc.

kienviet-kien-truc-thanh-duong-dai-viet-nam-mot-so-truong-hop-tot-hiem-hoi-9.jpgHình 08

3. Trong thế kỷ 21, các nhà thờ tại Việt Nam được xây dựng với những số phận sau:

Trường hợp 1: Được sao chép từ những mẫu có sẵn hàng loạt

Thậm chí với giá rẻ trong mô hình phiên bản CAD trên mạng, với một chút thay đổi theo nguyện vọng của từng giáo xứ, được thi công từ nguyên liệu công nghiệp bởi nhà thầu và thợ xây hàng loạt. Hiện tượng này làm chúng tôi liên tưởng tới tác phẩm “Hộp súp cà chua” của nghệ sĩ Andy Warhol, 1962 (Hình 09, trái) phản ảnh một nền công nghiệp hàng loạt bùng nổ.

kienviet-kien-truc-thanh-duong-dai-viet-nam-mot-so-truong-hop-tot-hiem-hoi-10.jpgHình 09

Trường hợp 2: Đập nhà thờ cổ đi xây lại nhà thờ mới

Một trường hợp đập nhà thờ cổ và xây lại mới hoàn toàn thể hiện được một tư tưởng mới và tính thời đại về khoa học công nghệ vật liệu thời bấy giờ là nhà thờ Phủ Cam, Huế do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế. Ở đây chúng tôi không mạn phép bàn tới thẩm mỹ như một tính chất của gu cá nhân nhưng vẫn phải xác tín về độ cấp tiến trong thiết kế nhà thờ Phủ Cam đã phát huy tối đa thẩm mỹ của kết cấu vòm và công nghệ đúc bê tông tân tiến của những năm 60s. (hình 10).

kienviet-kien-truc-thanh-duong-dai-viet-nam-mot-so-truong-hop-tot-hiem-hoi-11.jpgHình 10

Trường hợp khác của việc đập nhà thờ cũ đi xây lại nhưng không thể hiện được tính cấp tiến về mặt thần học, tư tưởng phụng vụ mới hay thẩm mỹ và công nghệ mang tính thời đại của thế kỷ 21 mà được xây lại như cũ với một số thay đổi vì điều kiện nhà thầu và thợ xây hiện thời hoặc tệ hơn cũ do thiếu hẳn đội ngũ thợ thủ công tài hoa như ngày xưa. Ví dụ điển hình của trường hợp này là nhà thờ Bùi Chu. (Hình 11), nhà thờ Lang Biang (Hình 12)

kienviet-kien-truc-thanh-duong-dai-viet-nam-mot-so-truong-hop-tot-hiem-hoi-12.jpgHình 11kienviet-kien-truc-thanh-duong-dai-viet-nam-mot-so-truong-hop-tot-hiem-hoi-13.jpgHình 12

Trường hợp 3: sự trở lại của Genius Loci (hồn nơi chốn)- đề xuất tư tưởng thiết kế cho công trình kiến trúc Kito giáo của văn phòng kiến trúc vn-a

Ý tưởng chủ đạo là bộ ba nhân tố (Genius Loci-hồn nơi chốn+tính quê hương+tính trong suốt) cấu thành nên thiết kế công trình thánh thiêng (Hình 13) tạo nên sự trở lại của hồn nơi chốn với niềm hy vọng mới, sự sống động hoà nhập mới của đời sống cộng đoàn Kito hữu trong thế kỷ 21 nhưng vẫn đậm chất quê hương.

kienviet-kien-truc-thanh-duong-dai-viet-nam-mot-so-truong-hop-tot-hiem-hoi-14.jpgHình 13

Với tổ hợp bộ ba nhân tố tạo nên ý tưởng này chúng tôi phát triển xuyên suốt cho các công trình kiến trúc Kito giáo và trình bày ba số phận của ba dự án như sau:

a. Dự án thành công là công trình nhà thờ giáo xứ Ka Đơn, Đơn Dương, Lâm Đồng

Công trình nhà thờ giáo xứ Ka Đơn, Đơn Dương được giải nhì kiến trúc thánh quốc tế lần thứ VI tại Pavia, Italy 2016; giải thưởng kiến trúc sư trẻ Berlin 2016; giải khuyến khích kiến trúc thánh châu Âu cho những luận văn tốt nghiệp thạc sĩ tại Pavia, Italy 2011. Sau gần 10 năm lễ thánh hiến (2014) nhà thờ vẫn là một mái nhà Chúa che chở được cộng đoàn sống động của Người và là một nơi được yêu thích tại Lâm Đồng.

kienviet-kien-truc-thanh-duong-dai-viet-nam-mot-so-truong-hop-tot-hiem-hoi-15.jpg

b. Dự án thất bại là công trình nhà thờ giáo xứ Cù Và, Quảng Ngãi

Thiết kế nhà thờ Cù Và đã được phê duyệt bởi hội đồng giáo xứ cũng như chấp thuận của giám mục giáo phận địa phương. Lễ đặt viên đá đầu tiên cũng đã được diễn ra trong niềm hân hoan của bà con giáo dân và quan khách gần xa. Tuy nhiên, sau lễ đặt viên đá một thời gian ngắn chúng tôi không hề có bất cứ cơ hội nào để đối thoại với giáo xứ và một thiết kế nhà thờ trong dạng sao chép hàng loạt đã được xây dựng và hoàn công.

kienviet-kien-truc-thanh-duong-dai-viet-nam-mot-so-truong-hop-tot-hiem-hoi-16.jpg

Trong hình là lễ đặt viên đá đầu tiên (trái) với thiết kế của vn-a và một thiết kế khác (phải) đã được thực thi (không phải thiết kế của vn-a).

kienviet-kien-truc-thanh-duong-dai-viet-nam-mot-so-truong-hop-tot-hiem-hoi-17-1.jpg

c. Dự án đang chờ triển khai sau dịch là công trình nhà thờ giáo xứ Thới Hoà, Bình Dương

Tuy nhiên số phận của của công trình luôn rất mong manh bởi rất nhiều yếu tố khách quan. Với cộng đoàn sống động của vùng công nghiệp Bình Dương, chúng tôi rất hy vọng và cầu chúc cho giáo xứ sớm trở lại bình thường mới và có một ngôi nhà thờ của mình xứng đáng với tầm công trình của nghệ thuật thánh thiêng.

kienviet-kien-truc-thanh-duong-dai-viet-nam-mot-so-truong-hop-tot-hiem-hoi-18.jpgkienviet-kien-truc-thanh-duong-dai-viet-nam-mot-so-truong-hop-tot-hiem-hoi-19.jpg

Văn phòng tư vấn kiến trúc và quy hoạch vn-a Berlin/Đà Lạt, trường đại học bách khoa Braunschweig

XEM THÊM

  • Không gian thiêng – Một số trần thuật
  • Kiến trúc cầu Việt Nam dưới góc nhìn của nhà phê bình mỹ thuật
  • Gian triển lãm được bọc bởi thép không gỉ tại triển lãm quốc tế Dubai Expo
Bình luận từ Facebook

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022