Những công trình được xây dựng cường điệu hoá về tỷ lệ dễ khiến con người cảm thấy không quen thuộc. Nó tạo ra một sự đối lập nhưng cũng thích thích cảm giác của con người về những gì chưa hiểu rõ.

Tỷ lệ là quy tắc đã được áp dụng rất nhiều trong các công trình kiến trúc còn tồn tại đến ngày nay. Theo nghĩa đen, tỷ lệ là thuật ngữ xác định các tiêu chuẩn đo lường được con người công nhận (như chiều rộng khung cửa, bán kính quay đầu xe,…) và là phương tiện tạo ra các bản vẽ có thể đo lường. Còn theo nghĩa trừu tượng, tỷ lệ mô tả cảm nhận của con người khi so sánh bản thân hoặc một vật thể quen thuộc với 1 đối tượng xa lạ khác.

Một số tòa nhà và dự án đô thị thường được xác định bởi tỷ lệ giữa chúng so với kích thước của con người cũng như mối quan hệ với các điểm tham chiếu thông dụng. Tuy nhiên, có một số tòa nhà lại được xây dựng không tuân theo tỷ lệ thông thường khiến con người có cảm giác thiếu thân thuộc, buộc phải thích nghi với các phương pháp mới để xác định tỷ lệ giữa mình với các vật thể trong không gian. Vậy, những toà nhà phi tỷ lệ được xây dựng theo nguyên lý nào và làm sao chúng ta có thể trở nên quen thuộc với những không gian như thế?

Kiến trúc phi tỷ lệ sử dụng hai yếu tố để tạo ra những cảm giác xa lạ cho con người. Yếu tố đầu tiên liên quan đến việc phóng đại sự quen thuộc bằng cách lấy các đồ vật hàng ngày và biến đổi chúng theo cách tạo ra hiệu ứng mới.

Lấy ví dụ về chú vịt Venturi dưới đây, chú vịt này được dựng lên mà không hề tuân theo các tỷ lệ thực tế. Con vịt là một đối tượng quen thuộc của chúng ta, nhưng nó có thể được phóng to về kích thước để tạo ra một hiệu ứng lạ. Chúng ta vốn quen thuộc rằng kích thước của một con vịt luôn nhỏ hơn đáng kể so với cơ thể người, nhưng điều gì sẽ xảy ra khi nó trở nên lớn đến mức chúng ta có thể bước vào bên trong nó?

batch_Image_via_invisitble_99.jpg

Kiến trúc sư Frank Gehry và Claes Oldenberg đã đề xuất 1 ý tưởng thiết kế cho Trại trẻ Good Times (nơi dành cho trẻ em mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối) về một công trình có tỷ lệ “ngoại cỡ”. Đó là xây dựng nhà ăn theo hình dạng 1 một bình sữa khổng lồ, một số toà nhà khác cũng được xây dựng tương tự theo mô phỏng 1 chiếc ca nô và chiếc cánh máy bay bị bóp méo.

Frank Gehry là kiến trúc sư được biết đến với sở thích lấy ý tưởng từ các đồ vật hàng ngày để thiết kế thành không gian độc đáo, đã sử dụng những hình thức độc đáo này để tạo ra sự cân bằng giữa quan điểm về bố cục của mình và nhu cầu trú ẩn cơ bản của con người. Tuy nhiên, đối với ý tưởng cho Trại trẻ Good Time, Gehry lại bị từ chối bởi người ta cho rằng thật khó để tưởng tượng ra những hình ảnh mà Gehry muốn mang đến cho công trình của mình.

batch_Frank_Gehry_Camp_for_Good_times_Model_for_Dining_Hall_Image_via_UPenn_Digital_Library.jpg

Trường hợp tương tự cũng xảy ra với công trình Longaberger Basket của Văn phòng kiến trúc NBBJ tại Newark, Ohio (Hoa Kỳ). Đây là một công trình giống với chú vịt Venturi tuy nhiên lại mang hình thù một chiếc giỏ dã ngoại lớn, từng được sử dụng là trụ sở của công ty làm giỏ.

Mặc dù công ty này đã chuyển ra ngoài từ lâu, nhưng việc bước vào bên trong chiếc giỏ đựng đồ dã ngoại thay vì cầm trên tay sẽ tạo cho người ta cảm giác không quen thuộc. Thậm chí, cảm giác lạ lẫm không chỉ nhờ những thiết kế đan lát từ bên ngoài mà còn do không gian bên trong có giếng trời lớn lợp mái kính, làm mọi người cảm giác rằng họ đang đứng ở bên trong một chiếc giỏ không có nắp đậy.

batch_Barry_Haynes_CC_BY-SA_3.0_Image_via_99_percent_invisible.jpg

Yếu tố thứ 2, một phương pháp cường điệu tỷ lệ trong kiến trúc khác được nhắc đến đó chính là tạo ra một không gian quen thuộc nhưng lại có thể mang tới cho con người trải nghiệm mới mẻ.

Lấy ví dụ, Tòa nhà Blur của Diller Scofidio + Renfro từ Hội chợ triển lãm Thụy Sĩ 2002. Bản thân tòa nhà là toàn bộ trải nghiệm cho phép du khách đi bộ qua một đám mây lơ lửng trên Hồ Neuchatel. Tòa nhà mờ ảo không chỉ trở thành một màu trắng quang học mà còn khiến du khách có thể nghe thấy âm thanh của chính ảo ảnh với những vòi phun lớn phun ra sương mù mịn màng, tạo ra đám mây.

Thậm chí, ý tưởng của công trình không chỉ là chiếm lĩnh không gian này mà còn mang khiến con người cảm nhận được không gian – và đặc biệt là có thể uống được nước ở xung quanh.

batch_blurbuilding.jpg

Khái niệm về tỷ lệ là một lời nhắc nhở rằng, trong kiến trúc, đôi khi chính việc không đảm bảo tỷ lệ, ý tưởng về tỷ lệ một cách độc đáo, đặc biệt khiến các dự án trở nên quan trọng. Nó tạo ra một sự đối lập nhưng cũng thích thích cảm giác của con người giữa những gì quen thuộc và những gì chưa biết.

Biên dịch | (Nguồn: Archdaily)

XEM THÊM:

  • Hiểu và sử dụng tỷ lệ trong kiến ​​trúc
  • Bàn hình vỏ ốc theo tỷ lệ vàng
  • Tỉ lệ và nhịp điệu: Hai yếu tố của cái đẹp

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022