Ngày nay, nhu cầu về những nơi trú ẩn tạm thời cho người vô gia cư, cũng như ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng khí hậu ngày càng gia tăng. Kienviet.net xin giới thiệu đến bạn đọc một số ý tưởng về giải pháp những nơi trú ẩn trong trường hợp khẩn cấp do thiên tai gây ra.

image002.jpg

Theo số liệu của CRED (Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ học về Thảm họa) và UNISDR (Văn phòng Giảm thiểu Rủi ro Thiên tai của LHQ), trong một báo cáo công bố năm 2016, số lượng các thảm họa liên quan đến biến đổi khí hậu đã nhân đôi trong vòng bốn mươi năm qua. Nhu cầu về những nơi trú ẩn tạm thời cho người vô gia cư, cũng như ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng khí hậu, cũng là một trong những hậu quả của sự phát triển mất trật tự của các thành phố, dẫn đến một phần đáng kể dân số thế giới sống trong điều kiện dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

Tính đến sự gia tăng nhu cầu về nơi trú ẩn khẩn cấp trong những thập kỷ qua, ngày nay ta có thể tìm thấy nhiều giải pháp cho các công trình tạm thời thích ứng với loại hình thiên tai (lũ lụt, hỏa hoạn,hạn hán, sạt lở đất, v.v.) xảy ra ở một số địa điểm nhất định hoặc phù hợp theo thời gian cần thiết để tiếp nhận quần thể bị ảnh hưởng (giai đoạn khẩn cấp hoặc tạm thời, trong thời gian tái thiết, v.v.).

Việc thiết kế nhà tạm lánh để phục vụ các nhu cầu cơ bản trong trường hợp khẩn cấp, có nghĩa là trong khoảng thời gian tối thiểu cho đến khi tình hình được bình thường hóa, tùy thuộc vào tình hình địa phương và tốc độ mà nơi trú ẩn phải được lắp đặt. Do đó, các kết cấu này thường được chế tạo bằng vật liệu nhẹ, công nghiệp hóa, dễ vận chuyển và kỹ thuật cho phép lắp ráp nhanh chóng và dễ dàng.

Sau đây là tổng hợp một số ý tưởng về giải pháp những nơi trú ẩn trong trường hợp khẩn cấp do thiên tai gây ra.

1. Hệ thống khớp nối

Tentative / Designnobis

image004.jpgimage006.jpg

Một số ưu điểm của các công trình sử dụng kỹ thuật khớp nối là lắp ráp dễ dàng và nhanh chóng, sạch sẽ và tiết kiệm vật liệu. Giải pháp này có thể được vận chuyển dưới dạng vật liệu phẳng (các thành phần được đóng gói), cho phép tiết kiệm không gian và một lượng lớn nhà chờ được vận chuyển cùng một lúc.

Về mặt khái niệm, Tentative là lều ứng phó thảm họa có thể được triển khai ở hầu hết mọi địa hình hoặc khí hậu. Cấu trúc bao gồm một loại vải dệt chịu được thời tiết được chần lại với nhau, với đá trân châu cách nhiệt được kẹp giữa các lớp, và giữ bởi một khung nhôm. Nước được thu thập qua mái nhà, đồng thời phần mái cũng cung cấp ánh sáng và thông gió.

image007-8.jpg

2. Cấu trúc có thể thu vào

Just a minute / Barberio Colella ARC

image010.jpg

Kỹ thuật này cho phép các khả năng khác nhau của vật liệu trong cấu trúc, miễn là chúng nhẹ và các phần tử có thể liên kết với nhau theo cách mà thể tích có thể được mở rộng và thu lại, giống như gấp lại.

image012-1.jpg

Cấu trúc này được thiết kế để chứa từ 4 đến 10 người, dự định sẽ được chế tạo hàng loạt và sau đó vận chuyển đến các khu vực cần thiết. Để dễ dàng cho quá trình vận chuyển các ngôi nhà, thiết kế yêu cầu một điểm xoay giữa các mảnh tre kết cấu thẳng đứng và đan chéo, cho phép ngôi nhà với diện tích 4 x 11,7 m có thể gấp lại, kiểu đàn accordion, thành một chiếc hộp chỉ chiếm 2,5 x 4 m. Tại trung tâm của ngôi nhà, các tấm OSB tạo ra một lõi chứa các chức năng phòng tắm và bếp của ngôi nhà. Sau khi được triển khai, hai phòng 4 x 4 m được tạo ra bên cạnh lõi để được sử dụng làm khu vực sinh hoạt và ngủ nghỉ.

3. Lều bơm hơi

SheltAir / Gregory Quinn

image014-1.jpg

Kỹ thuật này sử dụng không khí làm yếu tố chính, có thể được thực hiện như một màng đàn hồi chứa đầy không khí tạo ra một không gian lớn hoặc như những tấm đệm đầy không khí ôm lấy mái che. Dù bằng cách nào, lều bơm hơi cũng cho phép mang lại kết quả kinh tế và nhanh chóng, có thể dễ dàng ngồi ở bất cứ đâu.

image016-1.jpg

Ngoài vai trò là nơi trú ẩn cơ bản, Quinn lưu ý rằng SheltAirs kích cỡ lớn có thể phục vụ như một không gian cho các cuộc tụ họp cộng đồng hay tôn giáo, hoặc để điều trị y tế – một khía cạnh quan trọng thường bị bỏ qua trong việc thiết kế các nơi trú ẩn cho người tị nạn, chủ yếu là do nhu cầu cấp thiết về nơi ở gia đình quy mô nhỏ, cũng như ngân sách eo hẹp, hạn chế về thời gian và nguồn lực.

4. Cấu trúc nổi

Fold & Float / SO?

image017-4.jpg

Trong trường hợp lũ lụt hoặc thiếu diện tích để bố trí các nơi trú ẩn tạm thời, các công trình nổi có thể là giải pháp đơn giản và phù hợp, xóa bỏ quan niệm rằng một địa điểm xác định trước mới là cần thiết cho nơi ở của người vô gia cư sau thiên tai.

image019-3.jpg

Fold & Float bao gồm hai phần chính: một cấu trúc bên trên sẽ cố định, gấp đồ đạc và một phao bê tông nổi. Sự chú ý đến chất lượng cuộc sống bên trong công trình này bắt nguồn từ nghiên cứu cho thấy rằng các nạn nhân của trận động đất và lũ lụt dành ít nhất một năm trong nhà ở tạm thời sau thảm họa.

5. Màng vải

Weaving A Home / Abeer Seikaly

image021-3.jpg

Các loại vải đặc biệt để xây dựng mái che thường có xử lý chống thấm nước và ưu điểm là rất nhẹ. Tính linh hoạt của màng vải có thể được kết nối với các phần tử cứng để tạo hình dạng cho nơi trú ẩn và cho phép các hình dạng khác nhau, cũng như mở rộng và co lại để lắp ráp và tháo rời.

image023-3.jpg

Bao gồm các ống nhựa có độ bền cao được đúc thành các đường cong sóng hình sin và dệt thành một màng vải co giãn, hệ thống tạo ra “một loại vải kỹ thuật” có thể mở rộng để bao bọc và co lại để di chuyển. Do tính chất phần tử của cấu trúc, các phân đoạn riêng lẻ của hệ thống có thể được mở để tạo ra các ô cửa hoặc để thúc đẩy lưu thông không khí trong thời tiết ấm áp, hoặc tất cả các phân đoạn có thể được đóng lại để giữ nhiệt vào mùa đông.

6. Bức tường bằng gạch vụn

Prototype of emergency shelter for Nepal / Shigeru Ban Architects

image026-1.jpg

Nơi trú ẩn cho người Nepal này là một dự án được thành lập thông qua tổ chức nhân đạo KTS tình nguyện (VAN) của Ban, bao gồm một loạt mô-đun cấu trúc khung với cửa sổ, cửa ra vào và tường bằng gạch vụn.

image027-1.jpg

Gạch vụn được tái chế không giống như gạch thông thường – chúng cung cấp một quá trình lắp ráp nhanh chóng để xây dựng nơi trú ẩn tạm thời ngay lập tức. Những nơi trú ẩn được xây dựng bằng kỹ thuật này có thể được sử dụng trong các giai đoạn khác sau khi khẩn cấp, do độ cứng cao của vật liệu này hơn hẳn những vật liệu khác vốn phổ biến trong xây dựng.

Biên dịch | Đàm Thủy (Nguồn: Archdaily)

XEM THÊM:

  • 9 giải pháp thực tiễn trong kiến trúc nhằm giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt gây ra
  • Ngôi nhà chống đỡ thiên tai / F9 Productions
  • Giải pháp nhà ở tạm thời cho vùng lũ lụt
  • Diệu kế sống chung với lũ lụt

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022