Theo UNHCR (Cao ủy Liên Hiệp Quốc Tế về người tị nạn), trên thế giới có hơn 70 triệu người tị nạn trong phạm vi biên giới quốc gia và gần 25,9 triệu người tị nạn khu vực bên ngoài biên giới. Như vậy có thể nói đã đến lúc phải xem xét lại phương thức hoạt động của các trại tị nạn “tạm thời” như truyền thống. Mặc dù theo định nghĩa các trại này là tạm thời nhưng thực tế tuổi thọ của chúng đã vượt quá kế hoạch và dự kiến.

Trong khoảng từ bảy đến mười bảy năm, hầu hết các khu định cư này đều vượt quá thời hạn sử dụng. Trung bình, theo UNHCR ở Kenya, nhiều người tị nạn đã dành hơn 16 năm sống trong những nơi tạm bợ như vậy. 

shutterstock_233311912.jpg

Trong một bài báo được viết cách đây 7 năm trên ArchDaily, vào Ngày Tị nạn Thế giới, Ana Asensio đã nói rằng “Khu trại tị nạn cũng được coi là một thành phố. Một thành phố tạm thời trên lý thuyết. Một thành phố phù du mà cư dân sống ở đó như những mảnh ghép trong trò câu đố. Một thành phố “hờ” mà kiến ​​trúc đã không tồn tại”.

Được thành lập nhanh chóng theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của UN-Habitat, những khu định cư này có mục đích duy nhất là để ở trong thời gian ngắn, nơi này dành cho những người phải di dời do xung đột. Thích hợp và hoạt động trong một khoảng thời gian tạm thời, mạng lưới khu dân cư này được bố trí để chào đón những người đã bỏ lại tất cả cuộc sống của họ.

Trên thực tế, đối với một số lượng đáng kể những người tị nạn, ngôi nhà duy nhất mà họ từng biết là trại. Mục đích ban đầu là tập trung chủ yếu vào việc cung cấp các yêu cầu nhân đạo cơ bản tuy nhiên các trại đã không giải quyết được hình thức viện trợ bền vững, phù hợp với nhu cầu của người tị nạn và cộng đồng dân cư xung quanh.

shutterstock_1333401914.jpg

Thật khó tin khi bằng một cách nào đó, những không gian này đã chuyển từ tạm thời sang bán kiên cố. Đối mặt với rất nhiều thách thức như thiếu nguồn cung cấp nước, khí hậu khắc nghiệt, đói nghèo, cùng với những thách thức khác, chúng nhanh chóng trở thành những khu ổ chuột bị mọi người xa lánh.

Với mật độ dày đặc, để giảm bớt sự trải rộng và không gian bị chiếm đoạt, những trại này đã không đảm bảo được vấn đề an ninh khi chúng ngày càng lớn hơn. Đây còn là nơi sinh ra dịch bệnh, tội phạm, bạo lực, trở thành những lãnh thổ khép kín, không thể xâm nhập và nguy hiểm.

Với sự căng thẳng về cơ sở hạ tầng ở các nước sở tại, các trại không chỉ là một điểm bất lợi cho cư dân của họ. Do tính chất chính trị, những khu định cư này phải đối mặt với các quy tắc nghiêm ngặt, không cho phép những người cư ngụ tạo dựng cuộc sống cho riêng mình.

Để giảm xung đột tiềm ẩn với các cộng đồng bản địa, hầu hết các chính phủ đã cấm người tị nạn định cư ra bên ngoài. Gây ra nhiều vấn đề hơn là giải quyết các vấn đề, các trại không phải là cấu trúc bền vững, gây tổn hại đến môi trường và không đảm bảo cho những người tị nạn các quyền cơ bản và sự tự do của họ.

shutterstock_561439453.jpg

Sau đây là những khám phá về các trại tị nạn lớn nhất và lâu đời nhất ở một số nơi trên thế giới: hướng đến sự năng động, linh hoạt, không ngừng phát triển và được định hình để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của cư dân, những khu định cư này đang thiết lập các tiêu chuẩn mới.

Tổ hợp người tị nạn Dadaab và vai trò của các nhà lãnh đạo cộng đồng

shutterstock_281309891.jpg

Ban đầu được thành lập như một khu định cư tạm thời cho những người tị nạn chạy trốn khỏi cuộc nội chiến năm 1991 ở Somalia, Dadaab nhanh chóng trở thành một khu phức hợp rộng lớn gồm năm trại (Dagahaley, Hagadera, Ifo, và các bổ sung gần đây hơn Ifo II và Kambioos).

Được coi là thành phố lớn thứ ba ở Kenya, sau Nairobi và Mombasa, đặc biệt phát triển do chính sách đồn trú của Kenya ngăn cản người tị nạn định cư bên ngoài, trại có dân số 217, 511 người đăng ký tị nạn và xin tị nạn tính đến cuối tháng 3 năm 2020. Đã hơn 20 năm sống trên khu đất này, một số người dân không còn biết đến nơi nào khác ngoài nơi mình đang sống.

Cộng đồng của Dadaab đã đóng một vai trò tích cực trong việc quản lý các công việc của riêng họ, được đại diện bởi các tình nguyện viên cộng đồng được bầu chọn một cách dân chủ, điều phối tất cả các hoạt động của các trại, từ vệ sinh đến an ninh.

Vai trò của các nhà lãnh đạo cộng đồng trở nên quan trọng sau khi Liên Hợp Quốc tạm thời rút lui vào năm 2011 sau vụ bắt cóc nhân viên cứu trợ và các tình nguyện viên thay thế. Khu phức hợp tị nạn lớn nhất thế giới, đã trở thành một trung tâm thương mại, với những người tị nạn điều hành các doanh nghiệp địa phương và cung cấp dịch vụ. Hơn nữa, Dadaab đã tạo ra một khoản thuế khổng lồ cho chính phủ Kenya, trong khi những người tị nạn có được vai trò rất tích cực.

Khu định cư Kalobeyei và Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội Tích hợp

RF2115260_2017_07_31_Australian_Visit_To_KakumaKalobeyei-31-1440x630-1.jpg

Khu định cư Kalobeyei được thành lập vào năm 2015, nằm ở phía Bắc Kenya, chủ yếu là nơi cư trú của những người tị nạn Nam Sudan. Được thành lập sau khi xung đột nổ ra ở Nam Sudan vào năm 2013, khu định cư này là một phần của công cuộc mở rộng trại tị nạn Kakuma.

Vào năm 2015 nơi này đang có dân số gần 183.000 người, mặc dù ban đầu nó được thiết kế để có sức chứa chỉ vào khoảng 70.000 người. Hơn nữa, Shigeru Ban, đã thiết kế tới 12.000 nơi trú ẩn cho người tị nạn cho Khu định cư Kalobeyei, hợp tác với Chương trình Định cư Con người của Liên hợp quốc (UN-Habitat).

Tập trung vào việc thiết kế một nơi trú ẩn bền vững đòi hỏi sự giám sát kỹ thuật ngắn gọn, sử dụng vật liệu ở địa phương và dễ bảo trì. Kiến ​​trúc sư người Nhật đã tiến hành cả hai cuộc hội thảo có sự tham gia của các đại diện từ cộng đồng người tị nạn và chủ nhà.

2011_gracias_002.jpg

Được tạo ra với một cách tiếp cận khác đối với các trại tị nạn, thúc đẩy sự tự lực của người tị nạn và cộng đồng cư dân bản địa, đồng thời cung cấp cho họ các cơ hội sinh kế tốt hơn và cung cấp dịch vụ nâng cao, Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội Tích hợp Kalobeyei, hay KISEDP, một dự án kéo dài 14 năm (2016- 2030) được ra đời vào năm 2018.

Với các mục tiêu như giảm sự phụ thuộc quá mức vào viện trợ nhân đạo và hỗ trợ người tị nạn đạt được các giải pháp lâu dài, kế hoạch nhằm phát triển địa điểm này như một trung tâm đô thị, sử dụng các kỹ thuật tương tự như đối với các thành phố.

Cách tiếp cận phát triển kinh tế địa phương sẽ tạo điều kiện cho sự hợp tác giữa các đối tác khu vực công, doanh nghiệp và phi chính phủ nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho tăng trưởng kinh tế và việc làm.

Trên thực tế, “cả người tị nạn và cộng đồng bản địa sẽ được hưởng lợi từ các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng cơ bản và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội, tăng cơ hội hỗ trợ các hoạt động tạo ra thu nhập ”.

Trại tị nạn Zaatari và đô thị hóa hữu cơ

An_Aerial_View_of_the_Zaatri_Refugee_Camp.jpg

Được coi là một trong những trại tị nạn lớn nhất thế giới, Zaatari ở Jordan đã chứng minh cho mọi người thấy những dấu ấn của mình đối với cộng đồng.

Trong một bài báo của tờ New York Times, Michael Kimmelman nói rằng “với một tốc độ phát triển đáng kinh ngạc, Zaatari đang trở thành một thành phố phi chính thức: một đô thị tự do, gây bất ngờ với khoảng 85.000 người cùng với đó là sự xuất hiện của các khu dân cư tiến bộ, nền kinh tế đang phát triển và sắp đến ngưỡng không thua kém gì những nơi bình thường khác mặc dù mọi người tị nạn đều mong mỏi được trở về nhà.”

shutterstock_643725085.jpg

Là nơi tiếp nhận các gia đình người Syria và Iraq, Zaatari là một ví dụ đơn thuần về sự phát triển hữu cơ mà không ai có thể ngăn cản. Trên thực tế, những người tị nạn luôn thay đổi và thích nghi với môi trường xung quanh khi cần thiết nhằm phục vụ nhu cầu cơ bản của họ.

Trong khi phần lớn các khu định cư vẫn là các cấu trúc giống như lều trại, sự phát triển tự phát và dân túy, đang diễn ra theo bất kỳ cách nào có thể. “Những nơi cũ kỹ nhất của Zaatari giờ đấy đã có đường phố, một hoặc hai con đường được lát đá, một số nơi đã có cột điện, những ngôi nhà phức tạp nhất được ghép lại với nhau từ các mái che, lều, các khối hộp và container vận chuyển, với sân trong, nhà vệ sinh riêng “ Kimmelman giải thích. 

Phát triển thành một hệ sinh thái phức hợp, trông giống như một thành phố hơn là một khu trại, Zaatari đã trở thành một nơi năng động. Các hộ gia đình, nhà vệ sinh riêng, máy giặt, khu vườn riêng, các doanh nghiệp mới và cửa hàng được mở ra.

Các trại có tổ chức hơn đã được mở ra để chào đón những người Syria như Azraq ở Jordan hay các trại ở Thổ Nhĩ Kỳ, với cơ sở vật chất tối tân. Được thiết kế với các chính sách nghiêm ngặt và cấu hình bền vững, khu định cư Zaatari đã và đang đáp ứng được những yêu cầu cơ bản đem lại cuộc sống tốt hơn cho những người tị nạn ở nơi này.

Biên dịch | Đàm Thủy (Nguồn: Archdaily)

XEM THÊM:

  • Lều tị nạn Abeer Seikaly – Giảm nhẹ thảm họa thiên nhiên sử dụng mô hình giàn khung
  • (Video) Cameron Sinclair: Những người tị nạn của bong bóng ngành xây dựng
  • 100 lớp học cho trẻ em tị nạn/ Kiến trúc khẩn cấp và nhân quyền

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022