Sau khi khoan sâu và bơm nước làm mềm đất, hút đất trong suốt gần 100 giờ kể từ khi công tác cứu hộ bé Hạo Nam rơi xuống móng cọc bê tông 35m tại công trình cầu Rọc Sen được triển khai. Dự kiến sáng nay, lực lượng chức năng sẽ tiến hành đến công đoạn cuối cùng là nhổ trụ bê tông có bé Hạo Nam bên trong.
Chưa thể kéo trụ bê tông lên mặt đất
Tuy nhiên đến khoảng 10 giờ trưa, thông tin từ lãnh đạo đội cứu hộ bên trong hiện trường công tác cứu hộ bé Thái Lý Hạo Nam sẽ còn kéo dài đến chiều khi công tác khoan guồng xoắn chưa xong. Ông Đoàn Tấn Bửu - Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp đã thông tin nhanh đến báo chí về công tác cứu hộ tính đến 11 trưa ngày 4/1, sau gần 100 giờ công tác cứu hộ bé Hạo Nam được triển khai.
Theo ông Bửu trong chiều nay lực lượng cứu hộ vẫn sẽ tiếp tục bơm guồng xoắn làm xốp đất nhằm làm giảm áp lực ma sát sau đó mới có thể đưa trụ bô tông có bé Hạo Nam bên trong lên và thực hiện công tác cứu hộ trên mặt đất.
Công tác khoan bùn xoắn vẫn đang được tiếp tục.
"Kỹ thuật bơm xoáy bằng áp lực nước cao cũng đã được triển khai nhưng kết quả hạn chế nên tạm dừng để ưu tiên triển khai khoan bằng mũi khoan có đường kính nhỏ hơn so với hôm qua".
Phó Chủ tịch Đồng Tháp: Hy vọng hôm nay đưa được trụ bê tông lên mặt đất
...Đối với lực lượng thi công (lực lượng công trình) và lực lượng phối hợp (lực lượng Phòng cháy chữa cháy và công binh Quân khu 9) đã triển khai diễn tập sơ bộ phương án cưa cắt bằng các thiết bị chuyên dụng dành riêng cho cọc bê tông".
Theo ông Bửu công việc cứu hộ vẫn sẽ tiếp diễn liên tục đến cuối ngày hôm nay: "Hi vọng là cuối ngày hôm nay sẽ đưa được ống cọc bê tông lên trên mặt đất để thực hiện công tác cứu hộ tiếp theo".
Nói về công tác gắn cáp sẵn sàng cho việc kéo trụ bê tông có bé Hạo Nam bên trong, lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết sau khi khoan guồng xoắn hoàn thành, đơn vị cứu hộ sẽ tiến đến công tác gắn cáp. Hiện tại, công tác cứu hộ vẫn đang tiến triển ở bước khoan guồng xoắn làm mềm đất. Phần đất ở vị trí 35m rất cứng, đất sét, nén chặt nên công tác cứu hộ phải áp dụng nhiều kỹ thuật phức tạp.
Sau gần 100 giờ (tính đến 11h ngày 4/1), công tác cứu hộ đang dừng ở việc khoan xoắn làm mềm đất.
Sau gần 100 giờ cứu hộ, chưa thể xác định được vị trí của Hạo Nam bên trong trụ bê tông
Đối với vị trí của em bé trong trụ bê tông ngay lúc này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp thông tin, chưa xác định được vị trí của em bé đơn vị cứu hộ vẫn đang duy trì bơm oxy, tạo thông khí.
"Kỹ thuật thăm dò vẫn chưa thực hiện được bởi hiện nay đang ưu tiên cứu hộ và duy trì không khí của em bé" .
"Ngay từ lúc đầu chúng tôi đã có tiên lượng rất xấu về em bé này bởi em bé rơi trong ống chật hẹp mà độ sâu trên 10 mét nên em bé có thể bị đa chấn thương và thông khí không đảm bảo được bên trong. Nhưng chúng ta vẫn hướng đến điều may mắn, vẫn duy trì không khí ở độ sâu này và duy trì khả năng sống của em bé".
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp trả lời phỏng vấn sáng 4/1
"Các đơn vị đã có nhiều nỗ lực, đã có nhiều biện pháp kỹ thuật, tham khảo ý kiến chuyên gia liên tục nhưng chúng ta vẫn phải chấp nhận khó khăn, độ nén đất, kỹ thuật cũng phải chậm để đảm bảo chúng ta làm tới đâu, an toàn tới đó, an toàn cho giải pháp, an toàn cho lực lượng thi công do đó chưa thể xác định được chắn chắn thời gian chúng ta hoàn thành lúc nào".
Ông Bửu cho hay công tác cứu hộ còn phụ thuộc nhiều vào địa chất và điều kiện cứu hộ, chưa thể xác định thời gian rút trụ bê tông lên: "Rút ngắn thời gian nhưng phải phụ thuộc vào địa tầng, điều kiện thi công chứ không thể nào theo cam kết, dự tính ban đầu được".
Trước đó, lúc 11 giờ 30 chiều ngày 31/12/2022, một nhóm trẻ em ở xã Phú Lợi (trong đó bé Thái Lý Hạo Nam) đang chơi đùa ở công trình thi công cầu Rọc Sen, trên địa bàn ấp 2, xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.
Bất ngờ, Hạo Nam bị lọt xuống móng cọc bê tông rỗng đường kính bên trong 25cm, sâu khoảng 35m gồm 3 đoạn dài gần 12 mét nối với nhau. Thời điểm này, móng cọc được đóng chặt xuống đất. Sau khi hay tin, gia đình tri hô nhờ sự hỗ trợ của hàng xóm nhưng bất thành.
Nhận được tin báo, lực lượng chức năng địa phương đã có mặt, đưa máy móc, thiết bị chuyên dụng vào hiện trường để hỗ trợ gia đình giải cứu cháu bé.