Ngày nay, mối quan hệ họ hàng thường dựa trên lợi ích. Khi có lợi, người ta gần gũi, khi không có lợi, mối quan hệ trở nên "lạnh nhạt". Điều này khiến nhiều người cảm thấy bất an và không thực sự thoải mái khi giao tiếp với họ hàng.

1. Thay vì hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau, nhiều người lại thường khoe khoang, so sánh về tài sản, thành công, hay địa vị. Điều này khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi và không còn muốn duy trì mối quan hệ.

5-1642.jpg

Thay vì hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau, nhiều người lại thường khoe khoang, so sánh về tài sản, thành công, hay địa vị.

2. Khi còn nhỏ, nhiều người đã từng bị chính những người thân thiết chỉ trích và coi thường, nói ra những lời rất tổn thương chỉ vì gia đình không giàu có.

3. Nhiều người từng phải chịu đựng những lời nói cay nghiệt, thậm chí là xúc phạm từ chính người thân khi còn nhỏ. Những lời nói này để lại vết thương lòng sâu sắc, dẫn đến cảm giác tự ti, bất an và tổn thương tâm lý.

4. Nhiều người cảm thấy mệt mỏi và không muốn tham gia các sự kiện gia đình, đặc biệt là vào dịp lễ Tết. Lý do là họ phải đối mặt với những câu hỏi "soi mói" về cuộc sống cá nhân, sự so sánh và những lời bàn tán không hay.

5.Do cuộc sống ngày càng phân tán, họ hàng ngày càng ít liên lạc với nhau. Điều này dẫn đến mối quan hệ trở nên lạnh nhạt và không còn gắn bó như trước.

6-1642.jpg

Do cuộc sống ngày càng phân tán, họ hàng ngày càng ít liên lạc với nhau.

6. Dù vô tình hay cố ý, họ hàng thường tiết lộ những chuyện riêng tư nhạy cảm của mình cho người ngoài. Vì vậy, nhiều người không muốn chia sẻ chuyện cá nhân với họ hàng.

7. Họ hàng thường tỏ ra ghen tị khi thấy người khác sống tốt hơn mình, luôn muốn mình là người nổi bật nhất trong gia đình, thường khoe khoang về tài sản, thành tích học hành của con cái, hay số lượng cháu chắt. Những người chưa kết hôn hay chưa có con thường bị đem ra làm chủ đề bàn tán. Do đó, nhiều người cố gắng tránh xa các mối quan hệ họ hàng.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022