Có câu: "Sông sâu còn có kẻ dò, lòng người nham hiểm khó đo cho cùng." Thật vậy, chỉ khi thấu hiểu bản chất con người, chúng ta mới có thể ứng xử khôn ngoan và sống vững vàng trong xã hội. Khi còn trẻ, nhiều người cho rằng điều này không quan trọng, nhưng sau những va vấp, tổn thương, mới nhận ra: gốc rễ của hầu hết mâu thuẫn trong đời đều xuất phát từ lòng người.

Hãy thử tưởng tượng: khi một chiếc bánh ngon xuất hiện, lập tức có người tranh giành, chen lấn để giành phần. Đó chính là biểu hiện rõ ràng nhất của lòng tham – một phần trong bản tính con người. Vì lợi ích cá nhân, có người sẵn sàng đạp lên người khác để bước lên, không chút do dự. Xã hội là vậy, đầy mưu toan và cạnh tranh. Nhưng muốn nhìn thấu lòng người, bạn không cần phải nghe lời họ nói, chỉ cần quan sát kỹ hai điểm này – mọi thứ sẽ dần sáng tỏ.

0-1340.jpg Hãy thử tưởng tượng: khi một chiếc bánh ngon xuất hiện, lập tức có người tranh giành, chen lấn để giành phần.

1. Họ có biết ơn người từng giúp đỡ mình hay không

Có hai từ đơn giản mà ai cũng biết, nhưng không phải ai cũng thực sự thốt ra từ trái tim: "cảm ơn." Trong lúc khó khăn, nhiều người sẵn sàng đón nhận sự giúp đỡ của bạn, nhưng đến khi bạn gặp hoạn nạn, họ lại thờ ơ, quay lưng hoặc lặng thinh.

Trong xã hội hiện đại, giữa guồng quay hối hả và lối sống thực dụng, lòng biết ơn ngày càng trở nên hiếm hoi. Có người sau khi được giúp lại trở mặt, vô ơn, thậm chí quay ra chỉ trích người từng chìa tay với họ – đây là chuyện không hiếm.

Muốn biết một người có đáng tin, có tử tế hay không, hãy quan sát cách họ đối đãi với ân nhân. Một người biết nhớ ơn, trân trọng sự giúp đỡ, chính là người xứng đáng để bạn đồng hành lâu dài. Bởi khi bạn cho đi, sự hy sinh của bạn không bị xem nhẹ hay lãng phí.

01-1340.jpg Có hai từ đơn giản mà ai cũng biết, nhưng không phải ai cũng thực sự thốt ra từ trái tim: "cảm ơn."

2. Thái độ khi đối diện với lợi ích

Một trong những cách nhanh nhất để nhìn rõ bản chất một con người là quan sát họ phản ứng ra sao khi có liên quan đến lợi ích. Có người sẵn sàng hy sinh đạo đức, chà đạp lên người khác chỉ để giành phần hơn; có người thậm chí từ bỏ cả lương tâm để đổi lấy vài thứ trước mắt.

Ví dụ điển hình là hai ông chủ cùng kinh doanh. Một người vì lợi nhuận mà làm ra sản phẩm kém chất lượng, mong chiếm lĩnh thị trường bằng sự gian dối. Người còn lại đặt chữ “tâm” lên hàng đầu, tập trung vào chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng.

Kết quả, người đầu tiên phải trả giá khi sản phẩm gây hậu quả, danh tiếng sụp đổ, doanh nghiệp phá sản. Trong khi đó, người thứ hai gặt hái lòng tin và xây dựng được nền tảng vững chắc.

Lợi ích cũng là tấm gương phản chiếu tầm nhìn. Người chỉ vì cái lợi nhỏ mà đánh mất lương tri là người thiển cận. Ngược lại, người có thể bỏ qua lợi ích ngắn hạn để theo đuổi giá trị bền vững chính là người vừa có tâm vừa có tầm.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022