Giữ thể diện cho đối phương
Chuyện xưa tức là… những “lỗi lầm” cũ xì đã diễn ra từ tít tận năm nảo năm nào rồi. Vợ hoặc chồng đã nói sẽ bỏ qua, kết thúc những giận hờn để tiếp tục xây dựng mái ấm gia đình.
Thế nhưng, cứ mỗi lúc cơm không lành, canh không ngọt, thay vì tập trung để giải quyết mâu thuẫn trước mắt, nóng hổi, không ít người lại có xu hướng thích lôi chuyện cũ ra, đay nghiến, chì chiết, xem đấy như thứ “vũ khí” để tấn công bạn đời.
Đó cũng chính là việc không biết giữ gìn thể diện cho bạn đời. Và điều này là một trong những tác nhân làm giảm cảm xúc nhanh nhất giữa hai vợ chồng.
Bát đĩa còn có lúc va chạm nói chi chuyện vợ chồng ở với nhau ngày qua tháпg lại, đôi lúc bất hòa cũng là lẽ thường tình. Tuy nhiên, tuyệt đối đừng trước mặt người khác mà mặt nặng mày nhẹ, bởi suy cho cùng thì giữ thể diện cho đối phương cũng chính là giữ thể diện cho chính mình.
Tuyệt đối không được ở trước mặt người khác mà lời qua tiếng lại chuyện vợ chồng.
Không cãi nhau trước mặt con cái
Con trẻ chứng kiến cha mẹ cãi nhau sẽ có ấn tượng xấu về mối quan hệ của cha mẹ, từ đó chúng mất đi cảm giác an toàn. Vì thế, cha mẹ không nên trước mặt con cái mà lời qua tiếng lại cãi nhau.
Từng có một tổ chức nghiên cứυ tâm lý tiến hành khảo sát đối với hơn 3.000 học sinh tiểu học, trong đó có đưa ra một câu hỏi: “Cháu sợ điều gì ở cha mẹ nhất?”. Và câu trả lời nhiều nhất là: “Điều cháu sợ nhất đó là ba mẹ giận dữ, ba mẹ cãi nhau”.
Kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu nhận thấy rằng, mức độ căng thẳng, áp lực có liên quan đến việc sống và sinh hoạt trong một môi trường liên tục xung đột, mâu thuẫn cao sẽ làm cho trẻ em bị suy giảm nghiêm trọng về mặt nhận thức. Và tất nhiên, môi trường sống gần gũi và thân thuộc nhất của mỗi trẻ nhỏ đó chính là cuộc sống với bố mẹ.
Do đó, khi bố mẹ thường xuyên cãi nhau trước mặt con cái sẽ khiến trẻ gặp nhiều khó khăn, cản trở trong việc điều chỉnh cảm xúc, khả năng chú ý của mình.
Hơn thế, trẻ cũng sẽ bị hạn chế rất nhiều về khả năng thu nạp thông tin và dần không còn năng lực để tự giải quyết các vấn đề cá nhân từ đó trẻ sẽ gặp nhiều rắc rối trong sinh hoạt đời sống hàng ngày, hiệu suất học tập, làm việc cũng bị suy giảm đáng kể.
Không bảo thủ cố hữu
Không chỉ trong mối quan hệ vợ chồng mà bất cứ mối quan hệ nào cũng vậy. Nếu một người cứ bảo thủ, khi đối nhân xử thể đều không đứng từ góc độ người khác mà suy xét vấn đề thì mọi việc khó giải quyết.
Không chỉ là đứng từ vị trí của đối phương suy xét vấn đề mà ngay cả khi nóng giận cỡ nào cũng không nên dùng những lời lẽ tổn thươпg để nói, nếu không nó cũng như vết thươпg lòng vĩnh viễn không thể liền sẹo.
Cha mẹ già ắt phải rời đi, con cái lớn cũng trưởng thành bay lượn, chỉ có người bạn đời mới sớm tối cùng ta, trăm năm nghĩa trọn sắt son một lòng. Vậy nên yêu thươпg bạn đời ấy cũng chính là yêu thươпg bản thân mình.
Theo Giáo Dục & Thời Đại