Trong thời cổ đại, có một câu chuyện trong cuốn sách tên là “Sưu Thần Ký” kể rằng một chàng trai trẻ tên Tống Định Bá ở Nam Dương đã gặp phải một con ma khi đi dạo vào ban đêm.

Con ma hỏi: “Ngươi là ai?” Tống Định Bá nói dối con ma rằng “Ta cũng là ma”. Kết quả là một người một ma bắt đầu trò chuyện. Trong lúc trò chuyện, Tống Định Bá liên tục nói dối và thành công trong việc phát hiện ra nhược điểm của con ma. Cuối cùng, anh không những bắt được con ma mà còn biến nó thành một con dê và bán lấy tiền.

Người ta vừa coi thường ma vừa sợ ma, giống như những kẻ bội bạc, đạo đức giả và nguy hiểm trong xã hội. Chúng ta ghét những người như thế, nhưng lại sợ động chạm, chọc tức họ. Qua câu chuyện Tống Định Bá bắt m

“Gặp người nói lời của người gặp ma nói lời của ma” là một loại năng lực

Ngày nay, nhiều người cho rằng câu “Gặp người nói lời của người, gặp ma nói lời của ma” là xúc phạm, dùng để miêu tả một người xảo quyệt, tinh vi và đạo đức giả.

Khi đối xử với người khác, tất nhiên bạn phải luôn tử tế và chân thành. Tuy nhiên, "nói chuyện với người, nói chuyện với ma" không phải là vấn đề phức tạp mà là một loại năng lực.

1-2019.jpg

Khi đối xử với người khác, tất nhiên bạn phải luôn tử tế và chân thành

Hãy kể một câu chuyện: Ngày xưa, có ba người bị bọn cướp truy đuổi và muốn vượt sông để chạy thoát thân. Một trong ba người liền hỏi người chèo thuyền giá tiền.

Người chèo thuyền nói, bảy tệ một người, ba người là ba bảy hai mươi tám tệ. Ba người liền tranh cãi với người chèo thuyền: “Ba bảy rõ ràng là hai mươi mốt, tại sao anh lại không biết tính?” Người chèo thuyền rất tức giận và chèo thuyền bỏ đi. Kết quả là cả ba người này bị bọn cướp đuổi kịp, không những bị cướp tiền mà còn mất mạng.

Trong cuộc sống, có một số người giống như ba người trong câu chuyện trên. Rõ ràng là họ sai, nhưng nếu bạn cứ tư duy trắng đen rõ ràng để nói chuyện với họ, rất có thể bạn sẽ phải trả giá cho những sai lầm của họ.

Nhưng nếu bạn có thể “Gặp người nói lời của người, gặp ma nói lời của ma”, thì có thể tránh được tai họa. Ví dụ, ba người muốn qua sông có thể thoát khỏi họa sát nhân chỉ cần họ thừa nhận ba bảy hai tám là đúng.

Nghệ thuật đối nhân xử thế

Xung đột và mâu thuẫn giữa người với người thường xảy ra do giao tiếp kém hiệu quả. Có câu nói rằng: “Tú tài gặp binh thì không thể giải thích rõ ràng.” Khi những người ở các tầng thứ khác nhau giao tiếp, chắc chắn sẽ có những hiểu lầm và rào cản nhất định. Chỉ khi người ở tầng cao hơn chủ động hạ thấp mình thì họ mới có thể đảm bảo rằng cả hai bên đều ở cùng một trạng thái tần số.

Câu “Gặp người nói lời của người, gặp ma nói lời của ma” thực chất nhắc nhở chúng ta rằng khi tiếp xúc với người khác, bất kể họ là ai, chúng ta nên sử dụng phương thức giao tiếp mà đối phương có thể hiểu, chấp nhận và cảm thấy thoải mái. Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể đạt được hiệu quả gấp đôi với một nửa công sức.

2-2020.jpg

Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể đạt được hiệu quả gấp đôi với một nửa công sức.

Tùy thuộc vào hoàn cảnh và người đối diện, chúng ta nên có những cách cư xử phù hợp. Sống tính toán và khôn ranh quá cũng không tốt. Quan trọng nhất là sống sao cho bản thân cảm thấy vui vẻ và hài lòng. Chúng ta hãy sống chan hòa, trọng tình cảm để luôn được mọi người yêu quý và để lại tiếng thơm muôn đời.

Ngược lại, nếu sống ích kỷ, hại người, hại đời thì dù có bao nhiêu nước sông cũng không thể gột rửa hết tội. Điều quan trọng nhất là hiểu người và hiểu mình để có cách đối đãi vẹn toàn cả đôi bên, đó cũng là thước đo quá trình trưởng thành của một người.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022