Anh Chen năm nay 30 tuổi ở Trung Quốc, anh tự hào về sự nghiệp của mình, anh vừa được thăng chức quản lý công ty chưa đầy nửa năm. Để giữ vững vị trí của mình, anh Chen thường xuyên thức khuya và làm thêm giờ, từ đó anh cũng trở thành người tan làm muộn nhất trong công ty mỗi tối.
Thời gian gần đây, anh nhận thấy mình bị đau tức vùng bụng trên ngày càng nhiều, anh cho rằng do áp lực quá lớn ảnh hưởng đến tiêu hóa nên không để tâm đến. Nếu cơn đau không thể chịu nổi thì anh sẽ dựa vào thuốc giảm đau. Vào một ngày tháng 2, sau khi ăn trưa, anh bị đau bụng dữ dội, trên trán đổ mồ hôi lạnh, đau đớn không chịu được, ngã xuống đất, cuộn tròn và được đồng nghiệp gọi xe cấp cứu đến bệnh viện.
Sau khi kiểm tra, anh Chen được xác nhận là mắc bệnh ung thư dạ dày, khi biết tin, anh lại ngã xuống và đôi mắt vô hồn. Tại sao anh ấy lại mắc bệnh ung thư khi mới 30 tuổi mà sự nghiệp đang lên như diều gặp gió? Sau khi tìm hiểu, bác sĩ phát hiện ra rằng anh luôn có 1 thói quen trước khi đi ngủ, và thói quen này chính là nguồn gốc của những biến đổi ác tính trầm trọng hơn trong dạ dày của anh.
Sau khi làm thêm giờ, anh Chen luôn cảm thấy đói, và anh ấy cũng cần ăn gì đó để giảm bớt áp lực. Có một quán thịt nướng gần nơi anh ấy sinh sống đã trở thành điểm ăn tối quen thuộc của anh Chen. Sau khi tan sở, anh làm một ly rượu nhỏ và đồ nướng trước khi trở về nhà đi ngủ vào buổi tối.
Bác sĩ nhắc nhở: Ăn trước khi đi ngủ sẽ hại dạ dày chứ đừng nói là làm hàng ngày!
Cần khoảng 4 tiếng để dạ dày hoàn thành việc vận chuyển thức ăn tốt, nếu bạn ăn trước khi đi ngủ và đi ngủ trước khi thức ăn được tiêu hóa hết, dạ dày sẽ buộc phải làm việc thêm giờ và không được nghỉ ngơi đầy đủ để tự sửa chữa. Nếu cứ tiếp tục như vậy, làm việc quá sức rất dễ sinh bệnh. Người bị dạ dày thường ăn trước khi đi ngủ sẽ làm cơn đau thêm trầm trọng, không có lợi cho việc cải thiện tình trạng bệnh.
Nếu dạ dày bị thương, nó sẽ phát ra 3 tín hiệu báo hiệu
1. Đầy hơi, thường xuyên cảm thấy no
Nếu bạn thường xuyên cảm thấy có một khối khí trong bụng, khó tiêu, bụng chướng lên, ăn một chút thì có cảm giác đầy bụng, lúc này bụng không còn vận chuyển thực phẩm bình thường, khiến thực phẩm bị vi khuẩn phân hủy nhiều lần giải phóng một lượng lớn khí. Khi đó nên cẩn thận trước những bệnh về dạ dày.
2. Thường xuyên bị trào ngược axit
Dịch vị tiết ra bất thường, axit trong dạ dày xuất hiện với số lượng lớn, axit lan rộng và liên tục ăn mòn niêm mạc dạ dày, gây viêm, loét và các bệnh lý khác, trào ngược lên thực quản khiến axit trào ngược, ậm ạch, thậm chí một cảm giác nóng bỏng ở xương ức.
3. Đau ở vùng bụng trên
Sau khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương, cơ thể sẽ có những triệu chứng tương ứng, đau bụng là một trong số đó, cơn đau xuất hiện không đều. Khi chấn thương quá nặng sẽ bị đau bụng sau khi ăn.
Nguồn và ảnh: QQ, Panda Medicine