Hôn nhân không chỉ là chuyện của hai người, mà còn gắn liền với hai gia đình và ảnh hưởng đến cả ba thế hệ. Vì vậy, việc lựa chọn bạn đời cần sự cân nhắc kỹ lưỡng, không thể qua loa.

Tuổi trẻ dễ bị chi phối bởi cảm xúc nhất thời hoặc thiếu kinh nghiệm sống, đôi khi dẫn đến những quyết định vội vàng, thiếu sáng suốt.

Trong những lúc như vậy, lời khuyên từ bố mẹ - những người từng trải - sẽ vô cùng quý giá. Hãy nhắc nhở con cái rằng: Khi muốn lập gia đình, hãy ưu tiên chọn những kiểu gia đình như thế này.

1. Gia đình hạnh phúc

Dù muốn hay không, khi quyết định kết hôn với một người, bạn đồng thời cũng lựa chọn gia nhập vào "hệ sinh thái" gia đình của họ.

Hôn nhân không chỉ là mối liên kết giữa hai cá nhân, mà còn là sự gắn kết giữa hai gia đình, kéo theo nhiều vấn đề liên quan đến quyền lợi, trách nhiệm và dễ nảy sinh khác biệt, mâu thuẫn. Nếu gia đình bên kia yêu quý và thực sự hài lòng với bạn, họ sẽ chủ động thể hiện sự chân thành, thậm chí sẵn lòng nhường nhịn, thấu hiểu vì bạn.

1-0935.jpg Dù muốn hay không, khi quyết định kết hôn với một người, bạn đồng thời cũng lựa chọn gia nhập vào "hệ sinh thái" gia đình của họ.

Việc hòa nhập vào một gia đình xa lạ, không chung huyết thống và chưa có nền tảng tình cảm vốn không hề dễ dàng. Nếu gia đình chồng đón nhận bạn từ trái tim, bạn sẽ cảm thấy thoải mái, nhẹ nhõm hơn rất nhiều.

Ngược lại, nếu họ chỉ miễn cưỡng chấp nhận, cuộc sống hôn nhân chắc chắn sẽ nảy sinh nhiều áp lực, khiến bạn mệt mỏi cả về thể xác lẫn tinh thần.

Tình yêu có thể bay bổng, lãng mạn, nhưng hôn nhân là những ngày tháng cơm áo gạo tiền. Nếu muốn cuộc sống sau hôn nhân nhẹ nhàng, bớt chông chênh, hãy chọn một gia đình thực lòng yêu quý và ủng hộ bạn.

Khi tinh thần thoải mái, dù có vất vả, bạn vẫn sẽ cảm thấy hạnh phúc.

2. Gia đình có cùng hệ giá trị

Người ta thường nói "giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời", những giá trị quan trọng (tam quan: thế giới quan, nhân sinh quan, giá trị quan) được hình thành từ nhỏ, ăn sâu vào tiềm thức, rất khó thay đổi.

Khi bước vào cuộc sống hôn nhân, sự khác biệt về hệ giá trị sẽ dần bộc lộ rõ ràng. Nếu khoảng cách giữa hai bên quá lớn và không thể tìm được tiếng nói chung, mâu thuẫn sẽ ngày càng chồng chất, dẫn đến đổ vỡ.

2-0936.jpg Người ta thường nói "giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời", những giá trị quan trọng (tam quan: thế giới quan, nhân sinh quan, giá trị quan) được hình thành từ nhỏ, ăn sâu vào tiềm thức, rất khó thay đổi.

3. Gia đình không thích tranh cãi

Tôi vẫn nhớ lời của một giảng viên đại học từng chia sẻ sau nhiều năm kết hôn: "Khi các em trưởng thành hơn, các em sẽ hiểu rằng, may mắn lớn nhất trong hôn nhân chính là gặp được một gia đình không ưa gây sự."

Hôn nhân được ví như một kiếp luân hồi thứ hai của mỗi con người, quyết định phần lớn hạnh phúc hay khổ đau ở nửa sau cuộc đời. Đây không phải là trò chơi của tuổi trẻ, nơi chỉ cần vài giây bồng bột có thể bỏ qua mọi hậu quả; một sự lựa chọn sai lầm trong hôn nhân sẽ phải trả giá đắt hơn rất nhiều.

Vì vậy, khi cân nhắc chuyện kết hôn, đừng chỉ nhìn vào người bạn đời, mà hãy nhìn cả vào gia đình của họ. Một gia đình biết yêu thương, hòa thuận sẽ giúp cuộc sống hôn nhân của bạn nhẹ nhàng và bền vững hơn rất nhiều.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022