Tiếp xúc lâu dài với ô nhiễm không khí khiến thanh thiếu niên có nguy cơ mắc bệnh tim

Một nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng việc tiếp xúc lâu dài với ô nhiễm không khí có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp ở thanh thiếu niên.

Bài đánh giá, được xuất bản gần đây trên tạp chí Các vấn đề hiện tại về Tim mạch (Current Problems in Cardiology), bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học King's College London, đã xem xét tám nghiên cứu với sự tham gia của 15.000 thanh thiếu niên, trẻ em từ 12 tuổi trở lên. Năm trong số các nghiên cứu này được thực hiện ở châu Âu.

photo1668851920141-16688519204321068738531.png

Huyết áp cao trong thời thơ ấu và thanh thiếu niên là một yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp và bệnh tim khi trưởng thành. Khi huyết áp quá cao, nó sẽ trở thành chứng tăng huyết áp gây ra các cơn đau tim và đột quỵ.

Đánh giá cho thấy thanh thiếu niên từ 12 tuổi trở lên có huyết áp cao hơn khi họ tiếp xúc lâu dài với không khí ô nhiễm dạng hạt mịn, được gọi là PM2.5 và PM10, chẳng hạn như sống ở khu vực bị ô nhiễm nặng Các hạt vật chất thường bị thải ra ngoài do khí thải ô tô, khói gỗ hoặc quá trình đốt cháy trong ngành xây dựng và sản xuất. Ô nhiễm là một yếu tố quyết định cấu trúc của sức khỏe. Giảm ô nhiễm là chìa khóa để khắc phục sự sức khỏe.

Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đối với bệnh tim và đột quỵ ở người lớn đã được ghi nhận rõ ràng, nhưng các nghiên cứu ở trẻ em cho thấy kết quả không nhất quán. Mặc dù chất lượng của những nghiên cứu này còn thấp, nhưng tổng quan này cho thấy có mối liên hệ đáng kể giữa ô nhiễm không khí và sự gia tăng huyết áp ở thanh thiếu niên. Kết quả nghiên cứ này càng củng cố bằng chứng trước đây về tác động của ô nhiễm không khí đối với huyết áp của thanh thiếu niên thừa cân hoặc béo phì. Đánh giá cũng điều tra việc tiếp xúc ngắn hạn với không khí ô nhiễm và tác động của nó, nhưng không tìm thấy mối liên hệ nào.

Tác giả chính của nghiên cứu, giáo sư Seeromanie Harding đến từ Đại học King's College London cho biết: "Chúng tôi đã quan sát thấy mối liên quan đáng kể giữa việc tiếp xúc lâu dài với không khí ô nhiễm và huyết áp ở thanh thiếu niên 12 tuổi. Điều quan trọng là phải có những nghiên cứu chất lượng cao bao gồm đánh giá theo giới tính, hoàn cảnh kinh tế xã hội và tình trạng cân nặng, để theo dõi mức độ tiếp xúc của trẻ em với ô nhiễm và ngăn ngừa tác động xấu đến sức khỏe của chúng".

Ô nhiễm không khí đang làm cho phụ nữ béo lên

Vấn đề tiếp xúc lâu dài với ô nhiễm không khí ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe ngày nay được các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều hơn. Mới đây, một nghiên cứu được đăng trên tạp chí EurekAlert ngày 13/10 cho thấy rằng việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí trong thời gian dài có liên quan đến việc phụ nữ tăng cân - đặc biệt là phụ nữ ở độ tuổi cuối 40 và 50.

Tác giả nghiên cứu Xin Wang, một nhà điều tra nghiên cứu dịch tễ học tại Đại học Michigan cho biết: Những phụ nữ tham gia nghiên cứu tiếp xúc với không khí có chất lượng kém, đặc biệt là có mức độ bụi mịn, nitrogen dioxide và ozone cao có nguy cơ tăng cân nhiều hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, phụ nữ trung niên tiếp xúc với ô nhiễm không khí có tỉ lệ mỡ trong cơ thể tăng lên khoảng 4,5% (tương đương với tăng 1kg), trong khi đó lượng cơ giảm đi. Các nhà nghiên cứu cũng điều tra mối quan hệ giữa ô nhiễm không khí và hoạt động thể chất đối với thành phần cơ thể. Họ nhận thấy rằng, tập thể dục ở mức độ cao, điều độ có thể bù đắp cho hậu quả của việc tiếp xúc với không khí ô nhiễm.

Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến thai nhi và làm giảm số lượng tinh trùng trong tương lai của các bé trai

Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy tình trạng ô nhiễm do con người tạo ra có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của các thế hệ tương lai trước khi trẻ cất tiếng khóc chào đời. Cụ thể, ô nhiễm không khí và "hóa chất vĩnh viễn" (hóa chất không tự nhiên phân hủy - PFAS) có thể ảnh hưởng đến não, phổi và các cơ quan đang phát triển khác của thai nhi.

Phát hiện của các nhà khoa học tại Đại học Aberdeen ở Anh và Đại học Hasselt, được công bố trên tạp chí Lancet Planetary Health cho thấy rằng các hạt carbon đen nhỏ, hoặc bồ hóng, có thể tiếp cận với thai nhi ngay từ ba tháng đầu của thai kỳ và xâm nhập vào các cơ quan đang phát triển dễ bị tổn thương của thai nhi, bao gồm gan, phổi và não.

Một nghiên cứu lớn của Đan Mạch được công bố trên tạp chí Environmental Health Perspectives lại cho thấy rằng việc tiếp xúc với PFAS trong tử cung có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của các thế hệ tương lai, cụ thể hơn là số lượng và chất lượng tinh trùng của thai nhi sau này.

Theo Nypost, Medicalexpress

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022