Chìa khoá 1: Chấp nhận sự thật

Tại ngôi chùa nhỏ trên núi, có một lão hòa thượng và một chú tiểu sống cùng nhau. Lão hòa thượng vẫn hay giảng giải cho chú tiểu nghe về đạo lý làm người. Một ngày nọ, lão hòa thượng đưa cho chú tiểu một nắm hạt giống. Lão hòa thượng yêu cầu chú trồng hoa trong sân chùa.

chia-khoa-doi-nguoi-0758.jpg

Chú tiểu không cẩn thận làm hạt giống rơi vãi trên sân. Chú chưa kịp thu nhặt, trời bất chợt đổ cơn mưa. Chú tiểu đành bất lực nhìn gió và mưa cuốn những hạt giống đi mất. Chú tiểu vì điều này mà âu sầu suốt cả mùa đông. Nào ngờ khi mùa xuân đến, trong sân chùa lại có trăm hoa đua sắc. Từ đó, chú tiểu hiểu thêm được một đạo lý trong đời. Mọi sự tùy duyên, không nên miễn cưỡng mà nên thuận theo tự nhiên.

Trong cuộc sống, làm gì có chuyện lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Chúng ta vẫn luôn gặp phải với những điều nằm ngoài dự liệu của bản thân. Thay vì suốt ngày oán trách than vãn, chi bằng ta cứ khẳng khái mà chấp nhận sự thật.

Trong cuộc Cách mạng văn hóa TQ, nhà văn Uông Tăng Kỳ bị xếp vào thành phần cánh Tả. Ông bị đưa về lao động ở nông thôn. Cuộc sống thiếu thốn đủ đường. Uông Tăng Kì đường đường là một phần tử trí thức. Nay ông lại phải làm việc nhà nông bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, thật là khổ cực khôn cùng.

Tuy nhiên, cho dù mỗi ngày đều phải làm việc quần quật từ sáng đến tối, ông cũng không hề kêu ca lấy một tiếng. Lúc nghỉ ngơi, nhiều người vẫn hay tụ tập lại một chỗ để lên tiếng chỉ trích chính quyền. Ông thì tuyệt nhiên chỉ im lặng ngồi bên cạnh chăm chú đọc sách.

Nhiều năm sau, khi nhắc lại chuyện này, Uông Tăng Kì vẫn nói: "Nhờ có quãng thời gian ấy mà tôi có cơ hội tìm hiểu và trải nghiệm đời sống của người nông dân. Điều đó đã giúp ích tôi rất nhiều trong sự nghiệp sáng tác sau này." Dù đã phải sống những năm tháng gian khổ, nhưng ông vẫn luôn lạc quan và chấp nhận mọi sự an bài của cuộc sống.

Hãy đón lấy sự thật bằng tâm thế bình thản và luôn giữ lấy nụ cười trên môi. Cuộc đời luôn có những điều làm chúng ta bất mãn. Sau cơn mưa, trời lại sáng. Thay vì oán trách để phí hoài năm tháng, bạn hãy cứ mạnh mẽ tiến về phía trước.

Chìa khoá 2: Thay đổi đúng lúc

Kể cả có phải bò thì bạn cũng phải bò tới đích của con đường mà bạn đã chọn. Nhưng nếu bạn không thể đi tiếp được nữa, kiên trì khi ấy chưa chắc đã phải là giải pháp tối ưu. Cố gắng mà không thu được kết quả thì tốt nhất bạn nên từ bỏ.

Người chấp bút cho những ca khúc làm nên tên tuổi của Châu Kiệt Luân chính là nhạc sĩ Phương Văn Sơn. Dẫu cho sự nghiệp của bác huy hoàng tới vậy, nhưng cuộc đời bác cũng không thiếu những lúc bất đắc chí.

Thuở thiếu thời, bác luôn ấp ủ ước mơ được làm diễn viên. Khi ấy, bác vẫn còn phải chật vật lo miếng cơm manh áo từng ngày. Để thực hiện ước mơ, bác đã quyết định dùng hết tiền tiết kiệm để đi học ở Đài Bắc. Cuộc sống ngày ấy của bác chỉ gói gọn ở công xưởng và lớp học. Cuối cùng, sau bao nhiêu vất vả, Phương Văn Sơn cũng tốt nghiệp được khóa học.

chia-khoa-cuoc-doi1-0800.jpg

Nhưng khi cầm được tấm bằng trên tay, bác lại thấy tuyệt vọng làm sao. Bác nhìn lại bản thân mình, tiền bạc, quan hệ hay kinh nghiệm bác đều không có. Vậy thì cánh cửa điện ảnh dường như đã đóng sập lại với bác.

Rồi bác chợt nảy ra một ý nghĩ, chi bằng mình chuyển sang sáng tác nhạc. Dù gì thì đó cũng là nghệ thuật cũng là giải trí. Biết đâu mình lại làm nên được trò trống gì thì sao? Từ đó, Phương Văn Sơn bắt đầu đi theo nghiệp sáng tác. Bác viết liền một lúc hơn 100 bài hát rồi gửi đến một công ty âm nhạc. Ba tháng sau, Ngô Tông Hiến – cứu tinh của đời bác đã nhìn trúng tài năng và nhận bác vào công ty làm việc.

Sau này, bác gặp được Châu Kiệt Luân. Và rồi hai người trở thành một cặp bài trùng ăn ý trong công việc. Những bài hát huyền thoại như "Sứ Thanh Hoa" lần lượt ra đời đã đưa tên tuổi bác nổi tiếng trong và ngoài nước. Sau này, Phương Văn Sơn đã bộc bạch rằng: "Ước mơ thực sự có thể thay đổi."

Đừng để bản thân phải rơi vào cảnh đi đến đường cùng rồi mới chịu quay đầu làm lại. Trong thực tế, những nỗ lực vô ích đó chỉ khiến chúng ta hao tâm tổn sức. Từ bỏ không đồng nghĩa với thất bại. Đường nào thì cũng là đường. Khi quá khó khăn, bạn hãy thử chuyển hướng. Đôi khi bạn phải đi một con đường khác thì bạn mới tìm thấy vinh quang cho chính mình.

Chìa khoá 3: Buông bỏ chấp niệm

Chủ tịch HĐQT tập đoàn BĐS SOHO ông Phan Thạch Ngật có một tuổi thơ không mấy êm đềm. Ông thường xuyên bị bắt nạt với lý do hoàn cảnh gia đình không tốt. Người ngoài thì không nói nhưng đến người chú họ cũng hùa theo bắt nạt ông. Ông từng nói, người chú họ đó là người ông hận nhất trên đời.

Sau này, ông đã vươn tới vị trí mà bao người mơ ước. Nhưng lòng ông thì vẫn luôn ghi nhớ và không bao giờ tha thứ cho người chú họ đấy. Một lần nọ, mẹ ông định đem cho người chú ấy chiếc ghế xoay mà bấy lâu không dùng. Ông liền nổi giận và hỏi mẹ: "Tại sao mẹ lại mang cho người đó chứ?" Câu nói ấy đều khiến mọi người phải sửng sốt. Ông chợt ý thức được rằng hận thù đã lấn áp mất lý trí của mình.

Kể từ đó về sau, ông luôn tự nhắc nhở mình buông bỏ thù hận, để mà bản thân có thể bớt đi những gánh nặng không đáng. Ông đã từng có một bản danh sách dài ghi tên những kẻ thù của mình. Sau đó, ông quyết định đem đốt bản danh sách này. Và khi ấy, ông có cảm giác như mình không còn hận thù với bất cứ ai trên đời nữa.

Khi tan ca, bạn chậm rãi bước về trên phố, nhìn ánh hoàng hôn êm dịu, nhìn cảnh phố thị huyên náo. Bạn sẽ cảm thấy như thế mọi vết thương lòng đều được chữa lành.

Cuộc đời này quá ngắn để nhớ nhung. Nếu như bạn cứ mãi giày vò chính mình thì chẳng phải đã phí hoài mất một cuộc sống tươi đẹp rồi sao? Hãy ngững đem những tổn thương của ngày xưa ra để hành hạ bản thân. Điều đó chỉ làm cho chúng ta đau càng thêm đau. Buông bỏ không phải là tha thứ cho người khác mà chính giải thoát cho bản thân.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022