Anh An (40 tuổi): "Về quê ăn Tết là chuyện … xa xỉ!

“Mình vào Sài Gòn cả chục năm rồi và cũng nhiều cái Tết nằm… chèo queo ở phòng trọ. Thời trước chưa vợ con Tết còn không về nhà được. Mấy năm nay có vợ con rồi, đời sống còn khó khăn hơn, lấy đâu ra tiền mua vé xe về tết. Có nhớ nhà, nhớ cha mẹ cũng đành chịu”.

ve-que-an-tet-2204.jpg

Anh Trương (32 tuổi): “Công bằng nhất là một năm ăn Tết ở nhà bố mẹ đẻ và một năm ở nhà chồng.”

Năm nào tôi cũng thấy người ta cãi nhau về việc hai vợ chồng nên về nhà ngoại hay ở nhà nội ăn Tết, còn hai vợ chồng tôi trước khi cưới nhau đã thống nhất mỗi năm ăn Tết một nơi, đó là cách công bằng nhất.

Dù sao vợ tôi cũng lấy chồng ở xa, không thể năm nào cũng ép buộc cô ấy ăn Tết ở nhà nội, đây cũng là sự “tủi thân” đối với cô ấy. Hơn nữa giao thông bây giờ cũng thuận tiện cho việc đi lại, về nhà ngoại cũng chỉ mất có vài tiếng. Ăn Tết ở đâu cũng như nhau, không nên phân biệt bên nào quan trọng hơn bên nào.

Vì cô ấy cũng sẵn lòng rời xa vòng tay bố mẹ và chấp nhận lấy chồng xa nên tôi sẽ cố gắng hết sức để chăm sóc cô ấy thật tốt và khiến cô ấy cảm thấy hạnh phúc!

an-tet-2202.jpg

Anh Lương (28 tuổi): “Sau khi kết hôn, hai vợ chồng nên đón Tết ở nhà nội”.

Người ta thường nói: “Xuất giá tòng phu”, lấy chồng thì nên chấp nhận mọi thứ thuộc về chồng và nhà chồng, không nên than vãn. Vì thế chuyện đón Tết ở nhà nội là việc hết sức bình thường. Ngày mùng 2 hoặc mùng 3 Tết có thể về nhà ngoại, nhưng đêm giao thừa và mùng 1 Tết thì nên dành cho bên nội, nếu không sẽ bị nhà chồng nhắc nhở.

Hơn nữa, tôi còn có một người em trai, bố mẹ tôi cùng ở với em trai và em dâu, nếu không về nhà nội thì thật không phải phép. Dù sao ăn Tết ở nhà nội cũng khiến tôi cảm thấy thoải mái hơn nhiều.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022