Công trình tọa lạc trên diện tích 58 nghìn mét vuông, riêng khuôn viên quần thể nhà thờ 38 nghìn mét vuông, gồm một ngôi nhà thờ chính tòa ở giữa trung tâm, phía trước là phương đình và 5 nhà thờ nhỏ xung quanh.

Nhà thờ hoàn toàn bằng đá trong quần thể nhà thờ lớn Phát Diệm

Trong bài viết này chúng tôi giới thiệu về một trong số 5 ngôi nhà thờ được xây dựng hoàn toàn bằng đá. Đây là ngôi nhà thờ được giáo dân địa phương gọi là "Nhà thờ đá" hay còn gọi là nhà thờ Trái tim Đức mẹ. Chính từ nguồn gốc ngôi nhà thờ hoàn toàn bằng đá này mà du khách thập phương đã gọi nhà thờ lớn Phát Diệm bằng cái tên quen thuộc "Nhà thờ đá Phát Diệm".

dsc4355-1675578681080860956971-1675602915340-1675602916523726690899.jpg

Ngôi nhà thờ hoàn toàn bằng đá hay còn gọi là nhà thờ Trái tim Đức Mẹ, là nhà thờ xây dựng đầu tiên trong quần thể nhà thờ lớn Phát Diệm. (xây trước nhà thờ lớn Phát Diệm 8 năm)

Nhà thờTrái Tim Đức Mẹ, là nhà thờ đầu tiên được cụ Sáu cho xây trong quần thể di tích này vào năm 1883 (tức là trước nhà thờ lớn 8 năm). Công trình được làm hoàn toàn bằng đá, loại đá đặc biệt, chạm trổ hết sức công phu, xứng đáng là viên ngọc trong quần thể nhà thờ Phát Diệm.

dsc5188-16756043407882017729225.jpg

Bức phù điêu trình bày một cụm sen với các chi tiết diễn tả vòng đời của cây sen từ khi đâm chồi, thành nụ, nở hoa, hoa già, kết quả, và lá già rũ xuống. Một thông điệp vừa kín đáo, lại vừa ý vị: các tôn giáo dù khác biệt đến đâu, vẫn có thể chung sống hài hoà và tốt đẹp với nhau để cùng kiến tạo một bức tranh tuyệt đẹp. Thông điệp này vẫn còn nguyên tính cách thời sự và vô cùng quan trọng trong bối cảnh thế giới hiện nay.

Nhà thờ dài 15,3 m, rộng 8,5m, cao 6 m. Hầu hết nền, cột, xà, tường, chấn song, tháp hay bàn thờ đều bằng đá. Do đó người Phát Diệm quen gọi là nhà thờ Đá. "Người địa phương khác đôi khi gọi Nhà thờ lớn Phát Diệm là Nhà thờ Đá, nhưng gọi như thế là không đúng" – trích cuốn sách hướng dẫn của Tòa Giám mục Phát Diệm.

dsc4361-1675578681159157584970-1675602923035-1675602923348967233257.jpg

Mặt tiền là sự kết hợp khéo léo giữa tính cách bề thế vững chãi của đá với bàn tay tài hoa của các nghệ nhân thủa xưa; Một tòa Đức Mẹ ở giữa với hai tháp hai bên.Hai tháp này hình vuông, năm tầng, có những nét giống Tháp Bút bên hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội, chỉ khác là ở đây cây Thánh giá thay chỗ cho cây bút.

dsc4362-1675578681208286102262-1675602936987-16756029377971944611404.jpgdsc4356-16755786811361811230476-1675602943996-16756029441901627087049.jpg
dsc4394-16755786814201837274486-1675602952286-1675602952451929729291.jpgdsc4356-16755788649411102433328-1675602957208-16756029575341295719982.jpg

Tòa Đức Mẹ bằng đá chính giữa công phu với bức phù điêu có hình trái tim. Nét đặc biệt là vào thời điểm xây dựng ngôi nhà thờ này cụ Sáu đã có ý thức dân tộc rất mạnh khi khắc một lời cầu bằng bốn thứ tiếng. Trong đó chữ Quốc ngữ được trân trọng đặt lên trên cùng với nội dung: "Lái tim Rất thánh Đức Bà chẳng hề mắc tội tổ tông truyền, cầu cho chúng tôi".

dsc4364-16755786812191835132549-1675602961881-16756029625301876319597.jpgdsc4374-1675578681344614978136-1675602966769-1675602966899680532488.jpg
dsc4373-16755786813211974856071-1675602974039-16756029741901684830652.jpgdsc4412-16755786815521452145964-1675602980576-1675602980741400565160.jpgdsc4365-1675578681232572702379-1675602989169-1675602989304528406839.jpg
dsc4371-16755786812901117630916-1675602998519-16756029986721774435848.jpgdsc4381-16755786813662137139648-1675603003163-1675603003281953046326.jpg

Phía trong ngôi nhà thờ bằng đá cẩm thạch nhẵn bóng, với những đường nét thanh thoát nhẹ nhàng.

dsc4399-1675578681434541735963-1675603011907-1675603012052962998178.jpg1-16755793170851601548702-1675603017426-16756030175892074979275.jpg

Vách hai bên là những chấn song đá, gần vách có những bức đá chạm thông phong (chạm lộng) hình cây tùng và cúc (phía Đông), mai và trúc (phía Tây).

dsc5196-16755793170422119944221-1675603023711-1675603023853962198082.jpg

Ba bàn thờ bằng đá chạm trổ; mặt trước bàn thờ chính, ở giữa có hình trái tim với lưỡi gươm đâm thâu, bên trái tạc một cái giếng đậy nắp với hai chữ La -tinh "Puteus Signatus" (Giếng niêm phong), bên phải tạc một khu vườn rào kín; giếng niêm phong và vườn rào kín chỉ Đức Mẹ trinh khiết.

dsc5192-16755786069531539239538-1675603028828-1675603028989989983752.jpg

Trên bàn thờ chính là Nhà Tạm bằng gỗ chạm, sơn son thếp vàng và tòa Đức mẹ bằng đá.

dsc4401-16755786814931814814002-1675603033028-16756030331411532278555.jpg

Bên ngoài có những bức chạm thông phong bằng đá rất đẹp, hình chim phượng hoàng xòe cánh, mang bút nghiên và con sư tử có bờm dài và răng nanh nhưng giống mặt người đang cười.

22-16755793170921317163274-1675603036654-16756030367891854485201.jpg

Một trong những bức trạm lớn (hình chụp 2 mặt) thông phong rất tinh vi, một mặt là biểu tượng âm dương."Theo cái nhìn của người Á Đông, cụ thể là trong Kinh dịch có nói ' Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái biến hóa ra vạn vật trong vũ trụ. Nói cách khác, hình âm dương này là vũ trụ quan của người Á Đông, giới thiệu về cội nguồn, nguyên lý vạn vật trong vũ trụ".Mặt ngoài là hình con sư tử hình mặt người đang cười: "Theo cái nhìn Thánh Kinh thì con sư tử biểu tượng Chúa Giê su, vì Chúa Giê su được gọi là sư tử chiến thắng nhà Giu đa. Phải chăng tác giả muốn truyền tải những tư tưởng thần học có tính cách rất quan trọng.", theo thuyết minh của linh mục Trần Minh Thực - Tòa Giám mục Phát Diệm.

Năm 1828, ông Nguyễn Công Trứ – một vị quan tài ba. Vị thi sĩ nổi tiếng được triều đình Huế phái ra Bắc với chức danh “Dinh Điền Sứ” khai phá những vùng đất mới. Ông chính là người đã lập ra huyện Tiền Hải (Thái Bình) và huyện Kim Sơn (Ninh Bình). Hai huyện này hiện nay là 2 huyện trù phú, nhộn nhịp xứng với tên gọi “biển bạc”, “núi vàng”.

Quần thể nhà thờ Phát Diệm xây dựng tại vùng đất Kim Sơn do linh mục Phêrô Trần Lục. (Còn gọi là cụ Sáu, 1825-1899) chủ trì xây dựng. Cụ Sáu trụ là linh mục chính xứ Phát Diệm từ năm 1965. Trong 34 năm là chính xứ Phát Diệm, Cụ Sáu đã lo giáo dục nhân bản. Cũng như đời sống đạo đức cho giáo dân. Đặc biệt với một cái nhìn rất rộng khi cho xây dựng quần thể nhà thờ Phát Diệm.

Cấu trúc nhà thờ đá Phát Diệm Ninh BìnhCó thể kế đến như ao hồ, tượng đài, Phương Đình (tháp chuông), nhà thờ lớn. Nhà nguyện kinh thánh Rô Cô, các hang đá nhân tạo,…

Nhà thờ Phát Diệm được xây dựng trong thời gian suốt 24 năm (1975 – 1988) với muôn vàn khó khăn. Những nguyên liệu vận chuyển từ các vùng Thanh Hóa, Nghệ An,… Xa hàng trăm cây số để về Phát Diệm xây dựng.

Trong điều kiện phương tiện làm việc thô sơ, hàng ngàn tấn đá. Hàng trăm cột gỗ lim có cây dài tới 12m, đường kính 2,4m nặng trên 7 tấn được chuyển về đây để xây nên công trình này.Điểm nổi bật của trong kiến trúc của nhà thờ đá Phát Diệm là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc phương Đông và phương Tây. Tất các các hạng mục được bố trí theo một mặt bằng tổng thể hình chữ Vương.

Không gian đóng mở theo phong cách tạo cảnh phương Đông rõ nét: trước là hồ nước, sau là núi. Theo quan niệm người Á Đông “Tiền có thủy, hậu có sơn”. Mong muốn mọi việc diễn ra tốt đẹp, an lành cho cuộc sống.

Quần thể nhà thờ Phát Diệm gồm nhà thờ lớn và 5 nhà thờ nhỏ. Trong đó có một nhà thờ được xây dựng hoàn toàn bằng đá tự nhiên, được gọi là nhà thờ đá. Phương đình (tháp chuông); ao hồ và 3 hang đá nhân tạo.

Toàn bộ phần mộc, nội thất nhà thờ và các bức vách hai bên được làm bằng gỗ lim thân lớn. Lợp mái là ngói mũi hài, loại ngói truyền thống ở các đình chùa.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022