Bài viết dưới đây là chia sẻ của chị Tiểu Trương (Chiết Giang Trung Quốc) đang được lan truyền trên nền tảng Toutiao.

Bà Trần Phương là hàng xóm của gia đình tôi. Hai nhà nằm liền kề nhau. Cụ bà từng có cuộc hôn nhân đẹp với người bạn đời bằng tuổi. Điều đáng tiếc là 2 người không có con.

Sau khi ông xã ra đi trước, bà Trần chỉ còn 1 mình. Bà cho biết có 2 người cháu họ nhưng tất cả đã chủ động cắt đứt liên lạc. Do không có ai để dựa vào, những lúc ốm đau, cụ bà chỉ có thể trông cậy vào hàng xóm. Thỉnh thoảng, có người mang cho bát canh nóng, người lại nấu cháo mang qua.

Là hàng xóm ngay cạnh, thật khó để tôi có thể đừng nhìn cụ bà một mình loay hoay với cuộc sống ở năm cuối đời. Nhận thấy bệnh tình bà cụ ngày một trở nặng, tôi và chồng quyết định nhận trọng trách chăm sóc cho bà.

emale-nurse-taking-care-elderly-person-1701325968498781614930-21-0-1271-2000-crop-17013259772511114653733-17222538836511800731062-1722308718009-1722308718835490477039.jpg

Lúc đầu, bà một mực từ chối lòng tốt này vì lo rằng sẽ phiền đến mọi người. Theo thời gian, bà cũng dần mở lòng. Trong 30 năm sau đó, bất kể lúc nào bà cụ đổ bệnh, vợ chồng tôi đều kề cận ở bên chăm sóc bất kể ngày hay đêm.

Người ngoài nhìn vào thường nói rằng vợ chồng tôi thừa thời gian nên mới làm những công việc như vậy. Tuy nhiên, chưa khi nào chúng tôi có suy nghĩ đó. Chúng tôi luôn cho rằng họ hàng ở xa không bằng những hàng xóm sống liền kề. Chúng tôi sẽ giúp đỡ bất kỳ ai khi có thể.

Theo thời gian, 2 nhà trở nên thân thiết như ruột thịt. Vào dịp lễ Tết, tôi thường gọi bà cụ sang nhà ăn cơm cùng. Bà cũng coi vợ chồng tôi như con cháu trong nhà, chỉ bảo tận tình những điều hay lẽ phải.

Chớp mắt, vào đầu năm nay, bà Trần bước sang tuổi 92. Bà vẫn thường có dự cảm không lành về sức khỏe của mình. Tuy nhiên, tôi vẫn động viên bà cố gắng vì không phải ai cũng có thể sống thọ được như vậy.

Cho đến ngày cuối cùng của tháng 3 năm nay, tôi sang nhà bà Trần như thường lệ. Gõ cửa hồi lâu nhưng không có ai trả lời, tôi cảm thấy có chuyện không lành nên tự ý lấy chiếc khóa dự phòng được bà cho mượn để vào nhà.

Tôi chạy thẳng vào phòng ngủ để kiểm tra. Điều đáng buồn là bà Trần đã theo ông xã, rời xa gia đình chúng tôi. Ngay lập tức, tôi tìm thông tin để liên lạc với các cháu của bà cụ nhằm thông báo. Song 2 người lại tỏ ra phớt lờ, nói rằng nhờ gia đình tôi hỗ trợ việc lo tang lễ. Họ sẽ có mặt sau.

Tuy nhiên, toàn bộ công việc trong tang lễ của bà cụ đều do 1 tay chúng tay lo liệu. Những người cháu của bà Trần chỉ trở về khi luật sư liên lạc nhằm công bố di chúc. Ngày hôm đó, vợ chồng tôi khá bất ngờ vì cũng được yêu cầu có mặt.

Theo đó, trong bản di chúc, cụ bà để lại cho vợ chồng tôi căn nhà và khoản tiền 200.000 NDT (khoảng 696 triệu đồng). Tưởng rằng, 2 người cháu của của bà Trần hiểu được những đóng góp của vợ chồng tôi nên sẽ không có những phản ứng khó xử. Song thực tế, mọi chuyện diễn ra theo chiều hướng tiêu cực.

2 người này tỏ thái độ giận dữ, không công nhận bản di chúc, dẫu cho luật sư thuyết phục thế nào. Thậm chí, 1 tuần sau đó, tôi còn nhận được giấy triệu tập của tòa án. Không thể làm gì được, người nhà gia đình bà Trần đã kiện vợ chồng tôi. Họ hoàn toàn không công nhận bản di chúc này.

Nhưng giấy trắng mực đen không thể thay đổi được, cuối cùng tòa án vẫn đưa ra phán quyết cuối cùng là giữ nguyên nội dung bản di chúc do bà Trần để lại.

Vụ kiện này khiến tôi tốn rất nhiều thời gian và công sức. Tôi thường xuyên mất ngủ do lo nghĩ, kiệt sức cả về thể xác lẫn tinh thần. Lúc chăm sóc cho bà Trần, tôi chưa khi nào nghĩ đến việc sẽ được thừa kế bất kỳ thứ gì. Nhưng cho đến khi có tên trong di chúc, tôi không ngờ bản thân vướng vào một loạt những rắc rối không đáng có.

Sau khi làm các thủ tục nhận thừa kế của bà Trần, vợ chồng tôi quyết định thành lập quỹ người cao tuổi nhằm giúp đỡ những người già neo đơn tại địa phương. Còn căn nhà, chúng tôi cho những hoàn cảnh khó khăn thuê lại với mức giá hỗ trợ.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022