Đại học Harvard từng thực hiện một nghiên cứu kéo dài 75 năm được gọi là "Nghiên cứu yêu thương", bắt đầu từ năm 1938 và theo sát cuộc sống của 724 người tham gia.

Cuối cùng, nghiên cứu kết luận rằng sự phát triển trí tuệ của trẻ ảnh hưởng rất nhiều bởi môi trường giáo dục gia đình.

7 hành vi của cha mẹ sau có thể khiến trẻ học tập kém đi:

1. Cha mẹ luôn hỏi về vị trí của trẻ trong lớp

Cha mẹ không nên khẳng định hay phủ nhận năng lực của con mình bằng việc dựa vào thứ hạng của điểm thi sau các kỳ thi.

Việc liên tục nhấn mạnh đến thứ hạng của đứa trẻ khi đứa trẻ không được đứng thứ hạng cao hay đứng đầu lớp chắc chắn sẽ khiến đứa trẻ cảm thấy tự ti.

Và việc soi vào kết quả thi của trẻ để đánh giá năng lực thực sự của trẻ sẽ khiến cho trẻ ngộ nhận, từ đó mắc hội chứng tự phủ nhận, nghĩ mình dốt sẽ không chỉ làm giảm hiệu quả học tập mà còn cản trở sự phát triển chung của chúng trong tương lai.

cha-me-3-17223122343901173790290.jpg

Cha mẹ không nên khẳng định hay phủ nhận năng lực của con mình bằng việc dựa vào thứ hạng của điểm thi sau các kỳ thi. Ảnh minh họa

2. Cha mẹ không chú ý thói quen sinh hoạt của trẻ

Nhiều ông bố, bà mẹ trẻ thừa nhận họ hiếm khi hoặc không nấu ăn ở nhà. Họ thường gọi thức ăn ngoài để tiết kiệm thời gian nấu nướng.

Nếu chế độ ăn uống không đều đặn, đặc biệt nếu không có thói quen ăn sáng, trẻ sẽ không có đủ carbohydrate để hỗ trợ não bộ hoạt động, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, khó tập trung.

Ngoài ra, làm việc và nghỉ ngơi không điều độ cũng ảnh hưởng khả năng tư duy và năng suất học tập của trẻ. Một thí nghiệm ở hai nhóm học sinh cho thấy, những học sinh đi ngủ muộn hơn 30 phút dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi. Ngủ muộn 30 phút tương đương với việc mất đi cơ hội học tập và phát triển trong 2 năm.

Những đứa trẻ thức khuya thường cảm thấy mông lung, khó tập trung và phản xạ không tốt. Ngoài ra, khả năng ghi nhớ của các em cũng giảm đi. Điều này là do não bộ luôn ở trạng thái nửa tỉnh nửa mê, khó đạt được trạng thái cân bằng.

3. Cha mẹ không rèn luyện thói quen làm việc nhà của trẻ

Ở một số nước Á Đông, nhiều cha mẹ chỉ yêu cầu con cái học tập chăm chỉ mà không cần làm việc nhà. Ngay cả những việc đơn giản nhất như mặc quần áo, buộc dây giày, xách cặp đi học cũng đều do cha mẹ làm giúp.

Nghiên cứu của Đại học Harvard cho thấy, nếu trẻ em muốn thành công hơn khi lớn lên, chúng phải tham gia vào việc nhà, càng sớm càng tốt.

Làm việc nhà sẽ khiến trẻ nhận ra bản thân là thành viên trong gia đình và trẻ cần phải trả công sức lao động tương xứng để thay đổi môi trường xung quanh thông qua nỗ lực của mình. Làm việc nhà cũng sẽ khiến trẻ tự lập và có trách nhiệm hơn với chính cuộc sống của chúng sau này.

Báo giáo dục Trung Quốc gần đây công bố một kết quả khảo sát cho thấy trong số các gia đình có quan điểm rằng trẻ em nên làm một số việc nhà, 86,92% trẻ đạt kết quả học tập xuất sắc. Trong số các gia đình có suy nghĩ rằng "miễn học giỏi là được, không cần làm việc nhà", chỉ có 3,17% trẻ đạt kết quả xuất sắc.

4. Cha mẹ thường đổ lỗi cho con khi thất bại

Khi đứa trẻ chưa thành công hay thất bại, đó không phải là vấn đề hoàn toàn do con, mà còn có nhiều yếu tố liên quan khác. Nếu đánh giá sự thất bại hoàn toàn là do lỗi của chính nó chính là một cái nhìn phiến diện.

Ví dụ, khi hai đứa trẻ cùng bị điểm kém khi làm bài kiểm tra, phụ huynh A nói với đứa trẻ: "Bố mẹ rất quan tâm đến điểm kiểm tra của con, nhưng bố mẹ tin rằng bài kiểm tra này chưa phản ánh đúng trình độ của con. Con phải cố gắng lên nhé!".

Phụ huynh B nói với đứa trẻ: "Sao con lại dốt như vậy! Nếu con không biết làm một câu hỏi đơn giản như vậy, sau này chắc chắn con sẽ không thể thi đỗ vào đại học".

Từ ví dụ, chúng ta có thể thấy, phụ huynh A đang truyền tải cho con một thông điệp về sự quan tâm và yêu thương, trong khi phụ huynh B lại cho con nghe những thông điệp thể hiện sự lo lắng, tiêu cực và oán trách.

Lời nói của phụ huynh A có thể kích thích sự nhiệt tình của trẻ em để học hỏi thêm và tập trung vào giải quyết vấn đề, nhưng lời nói của phụ huynh B vô tình làm giảm sự nhiệt tình học tập và sự tự tin của trẻ em. Trẻ thường sống theo mong đợi của cha mẹ và giáo viên, và những dự đoán tiêu cực cho trẻ em có thể gây hại đến tương lai của đứa trẻ.

cha-me-4-17223122343961460172857.jpg

Trẻ thường sống theo mong đợi của cha mẹ và giáo viên, và những dự đoán tiêu cực cho trẻ em có thể gây hại đến tương lai của đứa trẻ. Ảnh minh họa

5. Cha mẹ không giúp con nuôi dưỡng thói quen đọc sách

Tỷ phú, doanh nhân người Mỹ Charlie Munger từng bị cười nhạo là "một cuốn sách biết đi" vì ông đọc sách mọi lúc, mọi nơi. Khi nói về việc đọc sách, ông khẳng định: "Không người thông minh nào tôi gặp trong đời mà không đọc sách hàng ngày".

Cuộc khảo sát với các tỷ phú và thủ khoa đại học cho thấy họ đều có thói quen đọc sách mỗi ngày. Một giáo viên cho biết 98% học sinh đều có chỉ số IQ tương tự nhau, chỉ có một số ít đặc biệt thông minh hoặc kém phát triển hơn các bạn khác. Yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ chính là khả năng đọc.

Nhiều trẻ chưa được hình thành thói quen đọc sách từ nhỏ, dẫn đến khả năng hiểu bài chưa cao, thậm chí không hiểu giáo viên nói gì. Trẻ đọc sách nhiều có khả năng tập trung, diễn đạt tốt hơn. Các em suy nghĩ tích cực và đồng cảm hơn những người bạn cùng tuổi.

6. Cha mẹ không thể hiện tình yêu thương với con cái

"Khi không thể chịu được thất bại, trẻ sẽ có những hành động cực đoan", một nhà tâm lý học Trung Quốc nhận xét khi nước này liên tục có những học sinh cấp 2, cấp 3 tự tử vì điểm kém hoặc kết quả học tập không được như kỳ vọng.

Văn hóa Á Đông quen với việc bố mẹ áp đặt con cái và không giỏi thể hiện tình yêu với con. Điều này bị ảnh hưởng từ những quan niệm truyền thống "Yêu cho roi cho vọt". Cha mẹ nghĩ rằng để con cái trở nên tốt hơn họ sẽ phải nghiêm khắc và "keo kiệt" với chính lời khen của mình. Thậm chí nhiều người còn nói ra những lời xúc phạm hy vọng trẻ "biết xấu hổ mà dũng cảm vươn lên".

Tuy nhiên những gì họ làm chỉ là ngày càng nới rộng khoảng cách với con cái. Thậm chí có nhiều trẻ lầm tưởng cha mẹ chỉ quan tâm tới điểm số mà không màng tới suy nghĩ của chúng. Điều này rất dễ dẫn đến hậu quả khó lường.

7. Cha mẹ thường xuyên ngăn không cho trẻ chơi và ra lệnh cho trẻ ngồi vào bàn học

Chơi là bản chất của trẻ, nếu bạn mù quáng ngăn trẻ lại, thường xuyên cấm trẻ chơi và ép học chính là sai lầm rất lớn trong giáo dục.

Nếu bạn luôn ép trẻ học không ngừng, con bạn chắc chắn sẽ cảm thấy nhàm chán mỗi lần phải ngồi vào bàn học.

Giáo dục thành công là chuyển từ "bắt con học" thành "con muốn học", tức là chuyển động cơ bên ngoài thành động cơ bên trong, huy động triệt để hứng thú học tập của trẻ. Giáo dục không phù hợp sẽ chỉ làm mất hứng thú học tập ban đầu của trẻ.

con-gai5-17222251660161771524498-0-0-374-598-crop-1722225171776724278998.jpgCựu nhà báo nổi tiếng dặn dò con gái nhỏ 9 bài học sâu sắc

GĐXH - Không chỉ nổi tiếng với những tác phẩm kinh tế, ông còn được biết đến với bức thư gửi tặng con gái mình kèm 9 bài học sâu sắc.

cha-me1-17219831908341387898408-0-27-394-657-crop-1721983199230338414360.jpg6 hành vi nhỏ của con mang đến tác hại lớn, cha mẹ nên sửa ngay trước khi quá muộn

GĐXH - Nhiều tình huống xảy ra trong cuộc sống mà cha mẹ biết rõ trẻ đang sai nhưng lại tỏ thái độ phớt lờ với lý do "nó còn nhỏ, biết gì đâu". Tuy nhiên, không thể đợi trẻ lớn mới bắt đầu đưa ra phương pháp giáo dục.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022