Mỗi cuộc họp lớp đều mang trong nó một thứ dư vị rất riêng. Có người mong chờ để gặp lại bạn cũ, có người háo hức thể hiện thành công của bản thân, cũng có người lặng lẽ ngồi một góc quan sát sự đổi thay của những gương mặt quen thuộc. Nhưng ít ai ngờ rằng, một buổi họp lớp tưởng chừng vô hại lại có thể trở thành giọt nước tràn ly trong một cuộc hôn nhân mấy chục năm.

Đó là câu chuyện của gia đình nhà chồng Như Yến (Trung Quốc) được cô chia sẻ lại trên MXH Zhihu.

Mẹ chồng đưa 10 triệu “dằn túi” đi họp lớp, bố chồng trở về nhà với gói mì tôm đầy khó hiểu

Bố chồng tôi năm nay 63 tuổi, vốn là một người trầm tính, ít nói, suốt ngày chỉ quanh quẩn với thú vui đánh cờ tướng và chăm sóc mấy chậu cây trên sân thượng. Mẹ chồng tôi thì khác, bà nhanh nhẹn, tháo vát và lo toan từng chút một cho gia đình.

Khi nghe tin lớp cấp ba của bố tổ chức họp lớp kỷ niệm 45 năm tốt nghiệp, mẹ chồng tôi chuẩn bị tươm tất để ông có thể đi gặp gỡ lại bạn bè cũ. Bà giặt ủi cẩn thận bộ quần áo đẹp nhất của ông, dặn đi dặn lại rằng phải ăn mặc thật tươm tất vì lâu rồi mới gặp lại bạn bè, không nên để ai chê cười.

Không những vậy, trước khi đi bà còn đưa cho ông khoảng 10 triệu để “dằn túi”. Mẹ chồng tôi nói: “Ông cứ cầm lấy dư ra một chút ra đường cho tự tin, gặp bạn bè đừng để thiếu trước hụt sau”.

Bố chồng tôi cười cười, không từ chối cũng chẳng mặn mà, chỉ ậm ừ một tiếng rồi cất tiền vào túi áo.

Hôm ấy, buổi họp lớp kéo dài đến tận tối muộn. Mẹ chồng tôi không gọi điện hối thúc, cũng không giục ông về sớm. Bà vẫn luôn tin tưởng chồng mình, một người đàn ông cả đời lầm lì, đi đâu cũng chỉ ngồi một góc, nhấp chút bia rồi nghe bạn bè trò chuyện. Vả lại, vì đã lâu mới có cuộc hội họp thế này nên bà cũng muốn để bố chồng được thoải mái.

0496b68b2e66ba28df7bda1db3dcd626-17436786506771876172632-1743734869464-17437348695651205186153.jpg

Ảnh minh hoạ

Thế nhưng khi bố chồng tôi trở về nhà, trên tay cầm một gói mì tôm khiến mẹ chồng tôi thắc mắc. “Hôm nay họp lớp vui chứ? Mà sao ông lại cầm mỗi gói mì tôm thế này?”, mẹ chồng tôi hỏi.

Đáp lại sự hỏi han của bà, bố chồng tôi lại chỉ ậm ừ rồi lảng tránh.

Mẹ chồng tôi vốn không phải người đa nghi, nhưng cách bố chồng tôi phản ứng lại làm bà chột dạ, lo lắng. Không những vậy bình thường, khi đi đâu về bố chồng tôi cũng đều đưa lại tiền thừa cho bà nhưng lần này thì ông hoàn toàn im lặng, không đả động gì tới số tiền 10 triệu ấy.

Sáng hôm sau, vô tình gặp người bạn của ông khi đi chợ, mẹ chồng tôi cũng tiến lại hỏi chuyện. Chưa kịp chào hỏi, người phụ nữ kia đã cười tươi rạng rỡ kể: “Bà có phúc quá nha, cưới được ông chồng chu đáo, hào phóng lắm. Hôm qua họp lớp ông ấy là người trả hết đó. Đã vậy còn mua tất mấy thùng mì của một người bạn bán ế rồi chia lại cho chúng tôi. Ai cũng khen ông nhà bà sống có tình nghĩa”.

Thì ra, bố chồng tôi đã bao toàn bộ tiền ăn uống cho bạn bè, thậm chí còn xung phong, rút ví thêm ra để ủng hộ một người bạn cũ gặp khó khăn. Người bạn ấy ngày xưa từng chơi rất thân với bố, nhưng sau này làm ăn thua lỗ, gia đình tan vỡ, giờ buôn bán nhỏ lẻ để duy trì cuộc sống. Dó đó khi người này xuất hiện tại cuộc gặp gỡ, bố tôi đã ngỏ lời giúp đỡ mua hết những thùng mì ế mà ông này bán, sau đó chia lại cho mọi người.

Nghe đến đây mẹ tôi sững người, nụ cười cũng chợt tắt rồi vội về nhà.

Giọt nước tràn ly đẩy cuộc hôn nhân đến bờ vực tan vỡ

“Tại sao ông lại làm vậy”, mẹ chồng tôi hỏi với giọng rất nhẹ nhàng.

Dẫu vậy, bố chồng tôi dường như cũng đã đoán được nên ông thú nhận. “Đó cũng chỉ là quyết định trong phút chốc của tôi, tôi cũng không nghĩ gì nhiều. Khi mọi người trong lớp chúc tụng nhau, trò chuyện rôm rả thì người bạn ấy chỉ lặng lẽ ngồi một góc, cũng không dám đụng đũa vì sợ tốn tiền. Thấy hình ảnh đó, tôi cũng muốn giúp đỡ ông ấy để có thể xoay sở cuộc sống”, bố chồng tôi kể.

Mẹ chồng tôi nghe vậy chỉ thở dài một cái rồi nói: “Ông thậm chí còn hào phóng đến mức mua hết thùng mì rồi phát tặng mọi người và chỉ giữ lại một gói cho mình?”.

“Nhà mình cũng không mấy khi ăn mì tôm mà bà, bạn bè giúp đỡ nhau thôi chứ không có gì to tát”, bố tôi cười nhẹ cố gắng xoa dịu.

Có thể, nhiều người sẽ nghĩ rằng câu chuyện này thật đẹp, thật nghĩa tình và cũng không có gì đến mức vợ chồng phải mâu thuẫn. Thế nhưng với mẹ tôi, đây dường như là “giọt nước tràn ly”.

Không hẳn vì bà tiếc số tiền 10 triệu, bà cũng không trách ông vì đã sử dụng chúng để giúp đỡ người bạn cũ. Nhưng bà cảm thấy cô đơn và tủi thân bởi trong mọi quyết định của bố chồng tôi từ trước đến nay, bà chưa bao giờ được xem là một phần trong đó.

“Ông có thể bàn với tôi một tiếng được không? Tiền tôi đưa ông, lẽ nào tôi không có quyền biết nó đi đâu. Tôi không tiếc số tiền ấy, nhưng tôi thấy mình chẳng khác gì một người đứng ngoài trong cuộc đời ông”, mẹ chồng tôi nói rồi lẳng lặng đi vào phòng.

bc877a5579667ad65861664bb7fe976a-17436786734372094262457-1743734870247-1743734870309391840038.jpg

Ảnh minh hoạ

Sáng hôm sau, trên bàn ăn có một lá đơn ly hôn. Bố chồng tôi đọc qua, chỉ thở dài rồi hỏi: “Chuyện có nghiêm trọng đến mức vậy không?”.

Mẹ chồng tôi nhìn ông, giọng nghẹn lại: “Không phải chỉ là chuyện tiền bạc. Mà là vì, có những chuyện ông chưa bao giờ nghĩ đến cảm xúc của tôi”.

Cuộc hôn nhân của bố mẹ chồng tôi kéo dài hơn 30 năm, chưa từng có một cuộc cãi vã nào gay gắt. Nhưng đôi khi, những điều âm ỉ còn đáng sợ hơn một trận tranh luận to tiếng.

Mẹ chồng tôi không giận vì ông giúp bạn bè. Bà giận vì trong khoảnh khắc đó, ông chọn giúp đỡ một người xa lạ mà không đoái hoài đến cảm xúc của người đã ở cạnh ông suốt nửa cuộc đời. Có thể với ông, việc về nhà với gói mì tôm là một điều bình thường. Nhưng với bà, nó như một dấu hiệu rằng, bà không còn là một phần trong những quyết định quan trọng của ông nữa. Tôi nghĩ rằng câu chuyện này của bố mẹ chồng tôi không chỉ là chuyện họp lớp, chuyện 10 triệu, hay chuyện một gói mì tôm. Nó là chuyện của hôn nhân, của sự sẻ chia, và của cảm giác thuộc về.

Cuối cùng, mẹ chồng tôi có ly hôn không?

Câu trả lời là không.

Nhưng sau câu chuyện đó, bà bắt đầu học cách nói ra những điều mình nghĩ, còn bố chồng tôi cũng học cách chia sẻ nhiều hơn, dù chỉ là một chuyện nhỏ nhặt như một bữa ăn tối muộn sau họp lớp. Bởi vì trong hôn nhân, tiền bạc có thể kiếm lại được nhưng cảm giác không còn quan trọng trong lòng người kia, đôi khi lại là điều làm đối phương tổn thương nhiều nhất.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022