Người ta nói rằng, phụ nữ thông minh, xinh đẹp thường lận đận trong tình cảm. Thời Dân Quốc, hàng loạt nhà văn nữ có nhan sắc nổi bật, tài năng hơn người nhưng họ lại gặp phải hôn nhân không hạnh phúc. Tuy nhiên, vẫn có một ngoại lệ - nữ nhà văn Băng Tâm.

Băng Tâm từng bị nhà văn Tô Thanh chê bai vẻ bề ngoài xấu xí, không mĩ miều như các tác phẩm bà viết ra. Tuy nhiên, nhan sắc dường như chẳng liên quan đến sự hạnh phúc trong hôn nhân của bà.

Sự nhầm lẫn tạo nên cuộc gặp mặt định mệnh

Băng Tâm tên thật là Tạ Uyển Oánh, sinh ra trong gia đình giàu có ở Phúc Kiến (Trung Quốc). Cũng bởi vì gia cảnh, mà từ nhỏ, cô bé nhà họ Tạ được đi học chữ, làm thơ, viết văn. Băng Tâm sớm bộc lộ tài năng văn học và sáng tác nhiều tác phẩm đăng trên báo chí. Nhờ vậy mà tên tuổi của bà được biết đến từ rất sớm.

23 tuổi, Băng Tâm nhận được học bổng thạc sĩ của Viện nghiên cứu Đại học Wellesley sau khi tốt nghiệp. Và cũng vì chuyến đi này, bà đã gặp định mệnh cuộc đời.

Ngô Văn Tảo sinh ra ở Giang Tô, ít hơn Băng Tâm 1 tuổi. Năm 16 tuổi, ông vào Thanh Hoa và nhận học bổng thạc sĩ ở Đại học Dartmouth.

ngang-15872963127591406733277.png

Tháng 3/1923, Băng Tâm và Ngô Văn Tảo lên tàu khởi hành từ Thượng Hải đến Seattle. Trước khi lên tàu, một người bạn cùng lớp Băng Tâm ở trường trung học đã viết thư cho bà nhắn rằng trên chuyến tàu đó có anh trai mình, mong bà chăm sóc hộ. Đến ngày thứ 2 trên tàu, bà mới sực nhớ và nhờ một người bạn đi kiếm "người anh họ Ngô" để gặp.

Tìm một hồi, người bạn này lại dắt Ngô Văn Tảo về. Một lúc sau, họ mới biết nhầm lẫn. Tuy vậy, cả hai coi như đây là cái duyên và thoải mái trò chuyện cùng nhau.

Ngô Văn Tảo là người rất thông minh, hiểu biết rộng. Khi biết Băng Tâm không rõ một số tác phẩm văn học nổi tiếng châu Âu, ông nói thẳng: "Bạn học văn nhưng chưa đọc bất cứ cuốn sách nào trong số đó. Lần này đi học nước ngoài, bạn nên trau dồi thêm đi. Nếu không đọc một số tác phẩm nổi tiếng về văn học này thì chuyến đi Hoa Kỳ của bạn thật vô ích".

Lần đầu tiên bị phê bình thẳng mặt như thế, Băng Tâm tiếng tăm lừng lẫy rất xấu hổ. Nhưng cũng vì sự thẳng thắn này mà bà có cảm tình ngay với Ngô Văn Tảo.

Khi cập bến, nhiều người cùng chuyến tàu xin địa chỉ của Băng Tâm. Thời gian ngắn sau, bà nhận được rất nhiều thư từ. Người thì bày tỏ sự ngưỡng mộ khi chung chuyến tàu, kẻ khác nói mình yêu thích các tác phẩm của bà ra sao. Với những lá thư dài đó, Băng Tâm gửi lại một tấm bưu thiếp.

Ngô Văn Tảo gửi cho bà tấm bưu thiếp. Thật lạ lùng, nữ nhà văn nổi tiếng lại cẩn thận viết một lá thư dài hồi đáp. Phải nói rằng, hành động này cũng chứng tỏ trong lòng Băng Tâm, người đàn ông họ Ngô khác biệt với tất cả.

Nhận thư, Ngô Văn Tảo rất bất ngờ. Ông đi mua vài cuốn sách giáo khoa rồi gửi cho Băng Tâm coi như quà tặng. Sau này, Ngô Văn Tảo liên tục mua sách và đọc trước rồi dùng bút đỏ gạch những chỗ quan trọng. Lá thư gửi kèm, ông nói rằng Băng Tâm hãy chú ý vào các phần gạch chân đó. Đa phần những chỗ gạch ấy đều viết về tình yêu.

Ngô Văn Tảo bày tỏ tâm ý đặc biệt như thế. Ông yêu nhưng chưa nói nên lời, nhờ sách gửi gắm hộ tình cảm tới Băng Tâm.

temlate3-1-1587295527585509633201.jpg

Một thời gian sau Băng Tâm phải nhập viện vì bệnh giãn phế quản phổi. Ngô Văn Tảo đã đến thăm rồi chăm sóc bà suốt thời gian nằm viện.

Năm 1925, Băng Tâm có đóng một vai trong bộ phim truyền hình Trung Quốc, Pipa do những du học sinh Trung Quốc ở Mỹ thực hiện. Bà rất vui, gửi một vé cho họ Ngô để ông đến rạp cùng xem.

Khi ấy, Ngô Văn Tảo bắt đầu nghĩ tới thân phận mình. Ông lo lắng gia cảnh nghèo khó chẳng đảm bảo được cho hạnh phúc của Băng Tâm nên cáo bận, không đi. Hôm chiếu phim, Băng Tâm cứ nhìn mãi lên các khán đài để kiếm tìm. Cuối cùng, Ngô Văn Tảo vẫn đến. Đây chính là thời điểm tạo nên bước ngoặt trong tình yêu của cả hai. Họ chính thức yêu nhau.

Đám cưới chỉ tốn 112 nghìn đồng

Càng ở bên cạnh Băng Tâm, Ngô Văn Tảo càng cảm thấy yêu tha thiết người phụ nữ dịu dàng này. Ông muốn gắn bó với bà cả cuộc đời. Một hôm, gặp người yêu, ông rụt rè hỏi: "Chúng ta có thể sống với nhau theo cách thân mật nhất không. Trở thành bạn đời của em là mong muốn lớn nhất của anh. Em chưa cần trả lời ngay đâu, nhưng em hãy nghĩ về nó nhé".

Nghe lời thú nhận đó, Băng Tâm rất bất ngờ vì họ Ngô vốn rụt rè lại có lúc chủ động. Tuy nhiên, bà nói luôn rằng chuyện này cần ý kiến từ cha mẹ rồi mới quyết.

Năm 1926, Băng Tâm lấy bằng thạc sĩ. Ngô Văn Tảo viết bức thư cho cha mẹ người yêu, xin được ở cạnh chăm sóc bà suốt cuộc đời. Những lời lẽ chân thành trong thư khiến gia đình Băng Tâm cảm động và hồi đáp thư đồng ý.

Năm 1929, họ tổ chức đám cưới theo phong cách phương Tây tại đại học Yên Kinh (Bắc Kinh) – nơi hai vợ chồng giảng dạy. Đám cưới đơn giản, khách mời chỉ là đồng nghiệp và bạn học từ Yên Kinh và Thanh Hoa. Tiệc chỉ có bánh, cà phê và nước giải khát. Băng Tâm nhớ lại, đám cưới ấy chỉ tốn có 34 NDT (112 nghìn đồng).

Đêm tân hôn của cả hai là ở một căn phòng nghỉ bên ngoài. Trong căn phòng trống đó chỉ có một chiếc giường nhỏ, cái bàn ba chân, chân còn lại được thế bằng những viên gạch vỡ. Tồi tàn là thế nhưng cũng chẳng hề gì, điều quan trọng là họ đã chính thức thành vợ chồng của nhau. Năm ấy Băng Tâm và Ngô Văn Tảo cùng 28 tuổi.

Sau khi kết hôn, hai người vô cùng tình cảm và hạnh phúc. Họ cùng nhau dạy học, trao đổi về học thuật, sáng tác văn học. Băng Tâm đã sinh cho chồng hai người còn, một trai, một gái. Kinh tế khó khăn nhưng cuộc sống của họ vẫn luôn êm đềm. Ông giảng dạy, bà nuôi con.

Cuộc sống hôn nhân của họ ít bão tố, nó cứ bình lặng trôi với việc ông làm nghiên cứu của mình, bà cho ra đời hàng loạt tác phẩm nổi bật.

Năm 1985, Ngô Văn Tảo qua đời do bệnh tật và tuổi già. Khi đó, ông 84 tuổi. Sự ra đi của chồng là một nỗi đau đớn tột cùng của Băng Tâm. Năm 1986, bà xuất bản tác phẩm: "Chồng tôi – Ngô Văn Tảo":

"Tôi muốn viết cho chồng tôi, Ngô Văn Tảo. Trước khi bắt tay vào tác phẩm, tôi muốn nói rằng đây là điều cuối cùng tôi phải làm trong sự nghiệp văn chương của mình", Băng Tâm chia sẻ.

gf-1587295716432113605128.jpg

Băng Tâm qua đời vào năm 1999, hưởng thọ 99 tuổi. Bà muốn được tổ chức một tang lễ nhiều màu sắc. Bởi thế, hội trường được dựng với màu xanh của biển và màu đỏ hoa hồng. Sau khi bà được hỏa thiêu, hộp tro của bà và chồng được chôn cùng một chỗ như di nguyện.

Băng Tâm đã sống trong tình yêu suốt cuộc đời. Ngay cả cả chuyện chết đi bà cũng không sợ hãi mà coi đó như điều có thể giúp mình gặp lại người chồng quá cố: "Lễ truy điệu trên Trái đất là một tiệc cưới ở Thiên đàng".

Nguồn: Sohu, Kknews

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022