Sau khi tốt nghiệp, nhiều mối quan hệ bạn bè cũng dần lạnh nhạt, thậm chí không bao giờ liên lạc với nhau. Những người bạn thân thiết còn liên lạc có thể xem là tri kỷ, đáng trân trọng.

Trải qua sự rèn giũa của xã hội, nhiều người cũng dần thay đổi cả về ngoại hình lẫn tính cách, đến mức không nhận ra. Và chỉ đến khi có chuyện thì bản chất của họ mới lộ rõ.

Tôi có một người bạn học cùng lớp cấp 3. Sau khi ra trường, mối quan hệ của chúng tôi không quá thân thiết nhưng cũng không cắt đứt liên hệ, thỉnh thoảng vẫn trò chuyện. Từ mùa thu năm ngoái, chúng tôi đã không còn liên lạc nhưng tôi vẫn giữ anh ấy trong danh sách bạn bè, nghĩ đơn giản rằng anh ấy bận rộn công việc và cuộc sống.

28c88d0d3c970dd30341ebb0ea777cf7-1728047147865580200332-1728273210840-17282732111112094566484.jpg

(Ảnh minh hoạ)

Vào tháng trước, anh ấy bất ngờ gửi tin nhắn, nói rằng muốn vay tôi 30.000 NDT (hơn 105 triệu đồng) vì tình huống khẩn cấp. Chúng tôi đã lâu không nói chuyện, mối quan hệ không quá gắn bó và anh ấy cũng không nói rõ đang gặp tình huống gì. Đương nhiên tôi từ chối cho vay.

Tuy nhiên, sau nhiều năm lăn lộn ngoài xã hội, tôi hiểu rằng khi từ chối, tốt nhất không nên quá thẳng thừng, nếu không sẽ phá huỷ mối quan hệ của cả hai. Tôi nói với anh ta: “Thú thực là gần đây tôi hơi chật vật, đang định mua nhà nên không có tiền dư”.

Tôi không ngờ anh ta không chịu hiểu ý tôi. Sau khi bị từ chối khéo, anh đã gửi một tin nhắn thế này: “Sao cậu không tạm hoãn việc mua nhà một thời gian? Cho tôi vay số tiền đó đi, cuối năm tôi sẽ trả cả gốc lẫn lãi”. Điều này thực sự làm tôi phải nhìn nhận lại về người bạn này. 

Nhưng cũng chính từ câu chuyện này mà tôi nhận ra những bài học cho riêng mình.

1. Cắt đứt những mối liên hệ không quan trọng càng sớm càng tốt

May mắn là tôi không gặp tình huống vay tiền đáng xấu hổ nào khác ngoài người bạn kia. Bởi lẽ tôi không có nhiều nhu cầu giao tiếp xã hội, đã loại bỏ phần lớn những người hiếm khi tiếp xúc, có tính cách quá khác biệt, không thể hoà hợp. Và sau khi bị huỷ kết bạn hoặc chặn, những người có chút suy nghĩ sẽ không chủ động liên hệ với bạn nữa.

Trong thực tế, nhiều người giữ nguyên thông tin liên lạc của tất cả bạn học cũ, đồng nghiệp cũ,... ngay cả khi hai bên không có bất kỳ tương tác nào. Họ thường nghĩ rằng có thể sẽ cần sự giúp đỡ của ai đó nên giữ mối vẫn hơn.

Tuy nhiên ngay cả khi có suy nghĩ này thì bạn cũng không cần phải giữ liên lạc với những người có tính cách không dễ chịu. Tốt nhất bạn nên cắt đứt liên hệ càng sớm càng tốt. Vì với một người xấu tính, dù bạn có thông tin liên lạc và nhờ giúp đỡ thì người kia cũng có thể không giúp, đôi khi còn gây rắc rối cho bạn.

28c88d0d3c970dd30341ebb0ea777cf7-1728047147865580200332-1728273211583-17282732117672051480442.jpg

(Ảnh minh hoạ)

2. Đôi khi cần từ chối một cách thẳng thắn

Dù trong cuộc sống hay công việc, luôn có những người mà bạn đã từ chối một cách khéo léo nhưng họ vẫn không biết điều, vẫn tiếp tục yêu cầu giúp đỡ. Với kiểu người này, không cần phải giữ kẽ khi từ chối mà việc này cần làm dứt khoát, rõ ràng.

Bởi vì nếu không, họ sẽ không hiểu, nhất quyết làm khó và nhờ bạn giúp đỡ. Ngoài ra một số người cố tình không hiểu, lợi dụng lời nói không rõ ràng đó để khiến bạn khó xử.

3. Thận trọng trong chuyện vay mượn

Người bạn cũ vay tiền tôi trong khi chúng tôi không biết rõ về nhau, đã lâu không liên lạc nên tôi từ chối. Dù anh ta vẫn cố chấp mượn nhưng tôi đã không cho vay và không màng tới anh ta nữa.

Nhưng sẽ có tình huống người vay tiền không trơ tráo như vậy mà dùng cách khác khiến bạn phải mủi lòng mà cho vay. Kết quả là vay tiền thì nhanh nhưng trả tiền thì lâu, đòi nợ như van xin mà họ không có động tĩnh muốn trả.

Tóm lại, khi những người mà bạn không biết rõ đến mượn tiền thì dù mối quan hệ trước đây có tốt đến đâu, dù là bạn học cũ hay đồng nghiệp cũ thì cũng nên thận trọng.

(Nguồn: Baidu)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022