Hà Giang là địa điểm du lịch siêu hot không chỉ với giới trẻ mà với mọi lứa tuổi bởi vẻ đẹp vô cùng mộng mơ, trữ tình.

Con sông Nho Quế đoạn chảy qua nơi đây được đánh giá là có cảnh sắc ngoạn mục, say đắm lòng người, du khách chụp bừa cũng sẽ có được những tấm ảnh đẹp đến vô thực. Tuy nhiên, đôi khi chỉ vài sai lầm nho nhỏ cũng khiến cho vẻ đẹp ấy không còn hoàn hảo.

tt.jpgGần đây, trang phục truyền thống Tây Tạng, Mông Cổ xuất hiện dày đặc trong các bức hình check-in của du khách tại Hà Giang

Cụ thể, không biết từ khi nào, tại các địa điểm thu hút nhiều du khách như Mộc Châu, Sa Pa, Hà Giang,… xuất hiện nhiều trang phục truyền thống của người Tây Tạng, sẵn sàng phục vụ cho nhu cầu check-in sống ảo của du khách.

Mới đây, blogger Khoai Lang Thang đã chia sẻ vài dòng trên trang Facebook về việc một số người Việt thuê đồ Mông Cổ, Tây Tạng để chụp với khung cảnh sông Nho Quế.

Nam blogger bày tỏ nỗi buồn khi người Việt đang dần vô thức đánh mất bản sắc Việt để đi theo những trào lưu mới. Bài viết nhanh chóng thu hút hàng chục nghìn lượt like, hơn 1.000 lượt bình luật và chia sẻ, thể hiện sự đồng tình mạnh mẽ.

tt1.jpgNhững bình luận nêu quan điểm rất nghiêm túc về tình trạng này dưới bài đăng của blogger

Quyền ăn mặc là tự do, không ai có thể chỉ trích, đánh giá trang phục mà người khác mặc trong một thời điểm trừ khi nó quá phản cảm. Tuy nhiên, việc mặc thế nào để vừa đẹp, vừa trân trọng và lan tỏa những giá trị tích cực cho đất nước lại là một vấn đề khác.

Vì vậy, nhiều người đã kêu gọi hạn chế tối đa trào lưu này để bảo vệ văn hóa của các địa điểm du lịch đó.

Bình luận về chủ đề, bạn Ngọc (21 tuổi, Quảng Bình) nêu suy nghĩ: “Nếu du khách tới các địa điểm thắng cảnh của Việt Nam thì nên mặc những trang phục truyền thống của Việt Nam, lưu giữ những giá trị bản sắc của người Việt. Đó cũng là một cách để thể hiện lòng yêu nước và quảng bá những hình ảnh đẹp của Việt Nam tới thế giới.

Đương nhiên những trang phục Tây Tạng đó rất hút mắt và độc đáo, tuy nhiên không nên mặc trang phục này vì sẽ gây ra những hiểu lầm không đáng có”.

Chị Minh Duyên (25 tuổi, Hà Nội) chia sẻ quan điểm rất ngắn gọn và hóm hỉnh: “Mình thì chỉ thấy mặc mấy đồ Mông Cổ, Tây Tạng nhưng phông nền đằng sau lại là cảnh Việt Nam nó cứ buồn cười kiểu gì. Trông như hai lúa học làm phú ông, nó buồn cười lắm”.

Một số người đã xin sự cảm thông cho hành động này bởi có vẻ lỗi nằm ở những người bán và cho thuê trang phục tại địa điểm thắng cảnh, du khách có thể lầm tưởng đó là trang phục truyền thống vì sự thiếu hiểu biết chứ không cố ý khi khoác lên mình trang phục đó.

Để giải quyết vấn đề thì phải giải quyết được cả ở 2 chiều: Người cho thuê và người đi thuê. Về phần người cho thuê, sẽ công bằng hơn nếu các địa điểm đó cho thuê cả những trang phục truyền thống như áo dài hoặc các trang phục dân tộc của người Mông, Dao, Tày,... để du khách có nhiều lựa chọn hơn.

Được biết thì hiện tại, khá ít địa điểm cho thuê trang phục có đủ trang phục truyền thống của Việt Nam.

tt2.jpgHoa hậu Thùy Tiên trong một chuyến du lịch Hà Giang, nàng hậu sau đó đã tự kiểm điểm để không tái phạm sai lầm 

Về phần người đi thuê, tuy trang phục Tây Tạng và Mông Cổ rất hợp thị hiếu giới trẻ nhưng du khách cần biết khi nào là phù hợp cho những trang phục như vậy, hạn chế việc bình thường hóa mặc trang phục truyền thống nước ngoài khi chụp với danh lam thắng cảnh Việt.

Đặc biệt là những người có tầm ảnh hưởng với giới trẻ, họ cần thật sự hiểu biết về những hành động tưởng chừng như vô hại này, tránh lan tỏa những giá trị không tích cực tới những bạn trẻ rất nhanh học hỏi theo những trend trên mạng xã hội.

page.jpg?width=150Đẹp+
Phát hoảng với sáng tạo trang phục dân tộc Miss Grand Vietnam 2023

Theo Công Thương

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022